Đòn bẩy để phát triển kinh tế Thủ đô
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các KCN, KCX | |
Nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô |
Vẫn thiếu “thợ” giỏi
Theo thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội (LĐTBXH), Thành phố hiện có 320 cơ sở dạy nghề, trong đó 99 đơn vị là cơ sở dạy nghề công lập, 221 đơn vị là cơ sở dạy nghề ngoài công lập (chiếm 69% trong tổng số cơ sở dạy nghề).
Nhóm nghề cơ khí là một trong những nghề có nhu cầu nhân lực cao hiện nay. |
Trung bình hằng năm, Thành phố đào tạo mới khoảng 148.000 lao động (LĐ), trong đó, tỉ lệ học sinh, sinh viên sau khi học nghề có việc làm đạt trên 70%, có những nghề đạt trên 90% và được doanh nghiệp tiếp nhận ngay khi còn đang thực tập.
Chất lượng đào tạo nghề của Thủ đô còn được khẳng định thông qua kết quả của các kỳ thi tay nghề quốc gia, khu vực. Đoàn học sinh, sinh viên của Hà Nội liên tiếp đoạt giải Nhất kỳ thi tay nghề Quốc gia các năm 2014, 2016 và góp phần quan trọng trong thành tích đoàn Việt Nam đạt Nhất toàn đoàn kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN năm 2014.
Đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ mang lại giá trị gia tăng cao cho kinh tế Thủ đô. |
Trao đổi với PV Báo Lao động Thủ đô, bà Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội cũng thừa nhận, cơ cấu lao động qua đào tạo của Thành phố phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, các quận nội thành, trong khi ở khu vực nông thôn, đa phần LĐ chưa qua đào tạo.
Cơ cấu này cho thấy Hà Nội cũng như cả nước đang trong tình trạng thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề được đào tạo bài bản trong một số lĩnh vực, đặc biệt trong một số ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố.
“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một trong những mục tiêu phải thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI, giai đoạn 2016 - 2020 đã đề ra. Theo đó, để đạt mục tiêu đến hết năm 2020, nâng tỉ lệ LĐ qua đào tạo lên 70 -75%, việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao được Thành phố đặc biệt coi trọng. |
“Tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ" là do tâm lý của nhiều người hiện nay thích học đại học hơn học nghề, học nghề là lựa chọn cuối cùng. Mặt khác, công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ngay từ các cấp học phổ thông cũng chưa thực sự được chú trọng nên định hướng học nghề, lựa chọn nghề của học sinh dường như vẫn theo phong trào, theo tâm lý chủ quan chứ không dựa vào nhu cầu thực sự của thị trường lao động.
Bên cạnh đó, chất lượng dạy nghề ở một số cơ sở đào tạo nghề còn thấp, chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, nội dung chương trình, giáo trình giảng dạy chưa thật phù hợp, chưa sát thực tiễn, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường lao động đang biến động từng ngày” - bà Nhàn cho hay.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để khắc phục những hạn chế trên cũng như thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng 8 chương trình công tác để thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá, trong đó có Chương trình 04-CTr/TU về phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 - 2020.
Với nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ CNH - HĐH đất nước, mục tiêu Chương trình đến hết năm 2020 nâng tỉ lệ LĐ qua đào tạo lên 70-75%.
Theo bà Nguyễn Thanh Nhàn, để thực hiện mục tiêu này, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) và Chương trình hành động số 27 ngày 17.2.2014 của Thành ủy (khóa XV) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Theo đó, công tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề cũng sẽ được tăng cường, đặc biệt là việc đổi mới chương trình, giáo trình, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
“Sở LĐTBXH Hà Nội sẽ tổng rà soát đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp để xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học đối với các cơ sở giáo dục đào tạo, đào tạo nghề trên địa bàn Thành phố” - bà Nhàn cho biết.
Bên cạnh đó, Thành phố sẽ tiếp tục chính sách xã hội hóa, thu hút, huy động mọi nguồn lực, hợp tác đầu tư để xây dựng phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề tiếp cận các mô hình giáo dục nghề nghiệp của khu vực và quốc tế.
Thước đo hiệu quả trong công tác đào tạo nghề là sau khi tốt nghiệp, học viên có việc làm, đáp ứng tay nghề và trình độ kỹ năng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, trước mắt, Hà Nội sẽ tập trung đào tạo các nghề mà doanh nghiệp đang có nhu cầu liên kết đào tạo hiện nay như: Nhóm nghề cơ khí, điện, điện tử, cơ điện nông thôn...
Đây là các nghề có nhu cầu nhân lực cao trong giai đoạn hiện nay. Nhu cầu nhân lực này cũng tập trung cung ứng cho các khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn Hà Nội.
Theo số liệu thống kê, Thành phố hiện có gần 7,5 triệu người, trong đó khoảng 4,6 triệu người ở trong độ tuổi lao động. Hằng năm, có gần 80.000 người bước vào tuổi lao động. Lượng cầu lao động nhìn chung tăng đều hằng năm, ngoài LĐ tại chỗ còn có một lượng LĐ từ các địa phương khác về Hà Nội tìm kiếm việc làm.
Bình quân trong giai đoạn 2011- 2015, tỉ lệ nhập cư vào Hà Nội khoảng 0,8%/năm, tương ứng với khoảng 30.000 - 35.000 người được bổ sung thêm vào dân số Hà Nội mỗi năm từ nguồn nhập cư.
Để công tác đào tạo nghề cho LĐ thực sự hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động, lãnh đạo Sở LĐTBXH khẳng định: Chương trình, giáo trình dạy nghề sẽ được phát triển theo hướng tiếp cận yêu cầu thực tiễn của thị trường lao động, của doanh nghiệp và cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới.
Cụ thể, chương trình đào tạo sẽ chú trọng đào tạo kỹ năng mềm và rèn luyện tác phong công nghiệp cho học sinh, sinh viên học nghề; nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, kể cả ngoại ngữ giao tiếp và ngoại ngữ chuyên ngành.
Đi liền với đó, Sở sẽ xây dựng các chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề và tiếp nhận LĐ sau đào tạo, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng.
Và quan trọng hơn, Thành phố sẽ tiến tới đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao (tay nghề, khả năng sử dụng công nghệ, ngoại ngữ) để đáp ứng được chiến lược “đi tắt, đón đầu” trong thu hút đầu tư và phát triển nền công nghiệp, công nghệ có hàm lượng chất xám cao của Thành phố.
Ngọc Bảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động
Việc làm 31/12/2024 08:15
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24