-->

Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

Ngày 17/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Trao giải cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước" Sửa Luật Việc làm: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Phát triển công nghiệp bán dẫn, động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội

Cơ bản triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, đề án, kế hoạch

Theo báo cáo tổng kết Chương trình số 06-CTr/TU giai đoạn 2021 - 2025 của Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở đã cơ bản triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, đề án, kế hoạch của Chương trình. Chất lượng GD&ĐT được duy trì, phát triển. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được tăng cường đầu tư. Công tác xây dựng trường chất lượng cao và trường chuẩn quốc gia được quan tâm.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình bảo đảm tiến độ. Với chỉ tiêu đến năm 2025 có 80% đến 85% số trường công lập (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia, tính đến ngày 29/7/2024, tỷ lệ này của toàn Thành phố đã đạt 79,6% (tương đương 1.792/2.251 trường). Trong đó, cấp trung học cơ sở có tỷ lệ trường đạt chuẩn cao nhất là 87%. Kết quả này tăng cả về số lượng và tỷ lệ so với thời điểm trước khi triển khai Chương trình. Năm 2020, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia của toàn Thành phố đạt 76,9%.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà phát biểu tại Hội nghị.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà phát biểu tại Hội nghị.

Với chỉ tiêu đến năm 2025 có từ 3 - 5 trường phổ thông có nhiều cấp học tiên tiến, hiện đại với quy mô 5 hecta trở lên, đến thời điểm hiện tại, UBND Thành phố đã ban hành quyết định phê duyệt tiêu chuẩn cơ sở vật chất bổ sung đầu tư xây dựng 7 trường làm căn cứ để đầu tư, xây dựng. Hội đồng nhân dân Thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án tại huyện Thạch Thất, Gia Lâm, Đông Anh và Thanh Trì.

Tại Hội nghị, ý kiến của các thành viên đoàn kiểm tra đã trao đổi, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng mạng lưới trường, lớp học; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia; việc tuyển sinh các lớp đầu cấp; xây dựng trường học an toàn, thân thiện…

Ý kiến của các thành viên đoàn kiểm tra nhận định, thời gian qua, việc thiếu trường, lớp cục bộ trong nội thành dần được khắc phục; công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp có chuyển biến tích cực. Đặc biệt, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn của Hà Nội ngày càng chuyển biến mạnh mẽ. Trong 2 năm qua, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của Thành phố tăng 16 bậc, từ vị trí thứ 27 lên vị trí thứ 11 trong các địa phương. Học sinh Hà Nội luôn dẫn đầu tại các kỳ thi quốc gia, quốc tế.

Quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu

Để hoàn thành chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia đến năm 2025, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tham mưu UBND Thành phố ban hành kế hoạch, theo đó trong giai đoạn 2022 - 2025, toàn Thành phố công nhận mới tăng thêm 552 trường đạt chuẩn quốc gia.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, khó khăn hiện nay của Hà Nội là tỷ lệ trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia còn thấp (chiếm 67,2%, tương ứng với 82/122 trường). Mặc dù công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đã được các ban, ngành, đoàn thể các cấp luôn quan tâm, toàn ngành Giáo dục dốc sức thực hiện, nhưng do đang ở giai đoạn giữa của kỳ kế hoạch, các dự án đầu tư công đầu tư cho các trường thuộc kế hoạch (cả công nhận mới và công nhận lại) đang thực hiện, chưa hoàn thành nên kết quả hiện tại tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia còn thấp so với kỳ vọng. Sở GD&ĐT Hà Nội đang tiếp tục đôn đốc, rà soát thực hiện nội dung này đến tháng 6/2025; đồng thời báo cáo UBND Thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm hoàn thành kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng tích cực phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (cả công nhận mới và công nhận lại).

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương báo cáo tại Hội nghị.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương báo cáo tại Hội nghị.

Về chỉ tiêu xây dựng trường chất lượng cao, chỉ tiêu kế hoạch Thành phố giao đến năm 2025 công nhận thêm 10 trường, đến nay toàn Thành phố đã công nhận được 23 trường (17 trường công lập, 6 trường ngoài công lập). Đây là vấn đề đang được Sở GD&ĐT Hà Nội đặc biệt quan tâm thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, tinh thần kiểm tra là để thực hiện hiệu quả nhất các chỉ tiêu của Chương trình. Thành phố đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội bám sát chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, làm cơ sở để đánh giá kết quả đạt được. Sau buổi làm việc, Sở GD&ĐT Hà Nội cần hoàn thiện báo cáo, trong đó lưu ý đến những nội dung mới, khó như tham mưu UBND Thành phố ban hành tiêu chuẩn trường nhiều cấp học. Ngành Giáo dục cũng là đơn vị tiên phong, triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số; thí điểm triển khai giá dịch vụ; thực hiện sáng tạo phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” và phong trào “Tiếng trống học bài”…

Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND Thành phố lưu ý, dù chỉ tiêu xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia đã cơ bản hoàn thành, nhưng Sở GD&ĐT Hà Nội vẫn cần tiếp tục rà soát, theo sát nội dung này và có giải pháp quyết liệt. Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT Hà Nội cần quan tâm thực hiện các chỉ tiêu về xây dựng trường liên cấp hiện đại, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, xây dựng trường học văn hóa...

Khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp tục cần triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Phó Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh, chất lượng giáo dục của Hà Nội đã có bước tiến đáng ghi nhận, nhưng so với kỳ vọng và yêu cầu đặt ra, vẫn cần tiếp tục quan tâm, trong đó xác định rõ mục tiêu phấn đấu và sự khác biệt của giáo dục Thủ đô với các địa phương…

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang đẩy mạnh triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại nơi làm việc nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 439/TB-UBND (ngày 17/4/2025) về kết quả buổi làm việc của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố.
LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai tới Công đoàn cơ sở (CĐCS) thực hiện tốt phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, qua đó đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần tích cực vào phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Chiều 18/4, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại Tòa nhà Việt Tower (số 1 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội), khiến hàng trăm người đang sống và làm việc trong Tòa nhà hốt hoảng bỏ chạy ra ngoài.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.

Tin khác

Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký

Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký

Theo lịch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, hôm nay (18/4), học sinh lớp 9 sẽ nộp Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026. Học sinh cần cân nhắc thật kỹ các nguyện vọng và rà soát toàn bộ nội dung trong Phiếu để bảo đảm các thông tin đăng ký chính xác, đúng quy định.
Đóng góp quan trọng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia

Đóng góp quan trọng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia

Sau 7 năm triển khai với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn ngành Giáo dục. Các kết quả của Đề án đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.
Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo về việc rà soát tình hình dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Quyết định số 717/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm học 2025 - 2026 các trường có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Quyết định số 716/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Năm học 2025 - 2026, 77 trường trung học phổ thông (THPT) tư thục ở Hà Nội được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.
Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Từ hôm nay (15/4) đến hết ngày 18/4, các thí sinh là học sinh đang học lớp 12 được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã bố trí 6 điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 dành cho thí sinh đăng ký dự thi theo chương trình cũ (Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Chương trình 9+: Cơ hội thứ 2 cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở

Chương trình 9+: Cơ hội thứ 2 cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở

Trong bối cảnh việc thi vào các trường trung học phổ thông (THPT) công lập của Hà Nội có sự cạnh tranh gay gắt (chỉ khoảng hơn 60% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có cơ hội vào lớp 10 công lập), thì chương trình Chương trình 9+ (học văn hóa song song với học nghề) tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố chính là một cơ hội ý nghĩa, giúp giảm áp lực thi cử cho các em học sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động