--> -->

Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ 4 tại Hà Nội, sáng 17/4 đã diễn ra Phiên thảo luận cấp Bộ trưởng với chủ đề "Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu".
IMF cảnh báo nguy cơ tài sản bong bóng ở nhiều thị trường Việt Nam đã có đầy đủ khuôn khổ pháp lý về phòng chống rửa tiền

Phiên thảo luận có sự tham gia của lãnh đạo một số bộ ngành Việt Nam, đại diện chính phủ các quốc gia, các tổ chức tài chính quốc tế, các định chế phát triển đa phương, doanh nghiệp và chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và môi trường. Phiên thảo luận thu hút gần 300 đại biểu tham dự.

Ông Chuop Paris - Thứ trưởng Bộ Môi trường Campuchia, ông Chung Keeyong - Thứ trưởng kiêm Đại sứ về Biến đổi khí hậu Hàn Quốc, bà Amelia Tang - Thứ trưởng Văn phòng Thủ tướng Singapore, ông Kees van Baar - Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam là những diễn giả chính trong Phiên thảo luận.

Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu
Toàn cảnh phiên thảo luận.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung khẳng định tầm quan trọng chiến lược của tăng trưởng xanh đối với Việt Nam và cộng đồng quốc tế và khẳng định: "Tăng trưởng xanh là xu thế không thể đảo ngược, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo phát triển bền vững và nâng cao năng lực chống chịu trước biến đổi khí hậu". Đồng thời, Thứ trưởng kêu gọi sự phối hợp chính sách tài chính hiệu quả giữa các quốc gia, sự vào cuộc mạnh mẽ của các định chế tài chính trong nước và quốc tế nhằm xây dựng một khung khổ tài chính công bằng, công lý và bền vững.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung đã chủ trì phiên thảo luận mở giữa các đại biểu với một số nội dung như: Kinh nghiệm của các quốc gia trong việc phát triển thị trường tài chính xanh; Giải pháp khắc phục các rào cản về kỹ thuật, pháp lý và thị trường; Chính sách tài chính thu hút đầu tư từ khu vực công và tư nhân.

Phiên thảo luận nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các đại biểu quốc tế. Bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) nhấn mạnh vai trò then chốt của việc cải cách cấu trúc tài chính toàn cầu nhằm đảm bảo nguồn vốn đến được đúng nơi, đúng lúc, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Bà kêu gọi tăng cường công bằng tài chính và tạo điều kiện tiếp cận tài chính xanh cho mọi quốc gia.

Các diễn giả nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác công - tư và sự cần thiết của việc kết nối chính sách giữa các nước trong khu vực, hướng đến việc hình thành một hành lang tài chính xanh xuyên biên giới tại châu Á. Sự cần thiết trong việc chia sẻ kinh nghiệm thành công của nhóm nước Asean trong việc thiết kế các gói khuyến khích tài chính cho phát hành trái phiếu xanh và tín dụng bền vững và đề xuất mở rộng hợp tác khu vực để đồng phát triển các chuẩn mực chung về tài chính xanh.

Khẳng định cam kết đồng hành của của các nước trong chuyển đổi xanh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý nước và nông nghiệp thông minh với khí hậu, tầm quan trọng của việc đầu tư dài hạn và tiếp cận tài chính với chi phí hợp lý.

Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu
Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cùng đại biểu tham dự phiên thảo luận.

Đại diện cho chính quyền địa phương, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định vai trò tiên phong của Thành phố trong thúc đẩy tài chính xanh. Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch tăng trưởng xanh đến 2030, triển khai chính sách tài chính đặc thù theo Nghị quyết 98/2023/QH15 và thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư xanh thông qua trái phiếu xanh đô thị và PPP xanh. Thành phố cũng đề xuất nhiều nhóm giải pháp như: hoàn thiện khung pháp lý, đa dạng hóa nguồn vốn, phát triển sản phẩm tài chính xanh, và tăng cường hợp tác quốc tế.

Tại phiên thảo luận, các diễn giả từ các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới như IFC, HSBC, MUFG Bank và Kenya Climate Ventures đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn, thách thức và đề xuất sáng kiến mới trong việc huy động tài chính xanh.

Các Diễn giả cũng nhấn mạnh khoảng cách tài chính xanh trên toàn cầu vẫn còn lớn do dòng chảy tài chính khí hậu quốc tế còn hạn chế, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Cần có các nguồn vốn mang tính khơi nguồn (catalytic finance), nâng cao năng lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và giải quyết khoảng cách giới trong tiếp cận tài chính xanh.

Nhận định về thị trường tài chính xanh tại Việt Nam, các diễn giả cũng nêu ra những rào cản trong thị trường tài chính xanh tại Việt Nam như: thiếu hệ thống phân loại rõ ràng, công bố ESG còn hạn chế và tiêu chuẩn quốc tế còn quá cao so với năng lực thị trường. Việc cải cách chính sách tài chính như ưu đãi thuế, điều chỉnh trần tín dụng, miễn hoặc giảm dự trữ bắt buộc cho tín dụng xanh, và khung pháp lý rõ ràng cho phát hành trái phiếu xanh.

Phiên thảo luận đã ghi nhận sự thống nhất cao về việc cần hoàn thiện cấu trúc tài chính toàn cầu và tăng cường vai trò của các định chế tài chính quốc gia trong thúc đẩy thị trường tài chính xanh. Bốn ưu tiên chính sách được các đại biểu đề xuất bao gồm: Hoàn thiện thể chế tài chính quốc gia và toàn cầu; thúc đẩy đổi mới sản phẩm tài chính xanh; đẩy mạnh hợp tác công – tư; và nâng cao minh bạch, giám sát tài chính xanh.

Kết luận phiên thảo luận, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung nhấn mạnh: "Việt Nam cam kết triển khai thực chất các cam kết xanh, đồng thời sẵn sàng chia sẻ và học hỏi để hướng tới một hệ thống tài chính toàn cầu công bằng, bền vững cho tất cả".

Phiên thảo luận "Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu" đã góp phần quan trọng vào việc định hình khung khổ chính sách và hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, vì một tương lai bền vững và phát triển bao trùm cho mọi quốc gia.

Bảo Thoa

Nên xem

U23 Việt Nam vs U23 Campuchia: Khẳng định vị thế để giành ngôi đầu bảng

U23 Việt Nam vs U23 Campuchia: Khẳng định vị thế để giành ngôi đầu bảng

Trận đấu cuối cùng của bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025 giữa U23 Việt Nam và U23 Campuchia, diễn ra vào lúc 20h00 ngày 22/7, không chỉ là một cuộc đối đầu mang tính chất chuyên môn mà còn là cơ hội để U23 Việt Nam khẳng định vị thế của nhà đương kim vô địch và giành ngôi đầu bảng, tiến thẳng vào bán kết. Trong khi đó, U23 Campuchia sẽ phải chiến đấu với tất cả những gì mình có để nuôi hy vọng đi tiếp.
Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa

Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa

Những ngày qua, nhân dân cả nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, nhất là các phụ huynh có con đang học công lập ở các cấp học rất phấn khởi, vui mừng, đánh giá cao hai chính sách nhân văn của Trung ương và thành phố Hà Nội: Miễn học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông trên cả nước và hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học ở Hà Nội.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/7: Mưa lớn kèm giông lốc do ảnh hưởng bão số 3

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/7: Mưa lớn kèm giông lốc do ảnh hưởng bão số 3

Dự báo ngày 21/7, khu vực Hà Nội ngày có mưa to đến rất to và giông, đêm có mưa, mưa vừa và giông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Kịp thời thăm hỏi, chia sẻ với gia đình các nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Kịp thời thăm hỏi, chia sẻ với gia đình các nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Chiều 20/7, đại diện Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tới thăm hỏi, động viên, trao kinh phí hỗ trợ tới gia đình các nạn nhân trong vụ lật tàu xảy ra tại Quảng Ninh.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, hồi 19 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 480 km về phía Đông. Bão số 3 giảm 1 cấp do ảnh hưởng của địa hình, còn cấp 11; dự báo khi xuống Vịnh Bắc Bộ, bão sẽ có khả năng mạnh trở lại.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Trước diễn biến rất mạnh, nhanh và nguy hiểm của cơn bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng.
Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Chiều 20/7, cơn mưa kéo dài kèm theo gió giật, dông lốc mạnh quét qua nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ, một số nhà tốc mái. Chưa ghi nhận thương vong về người.

Tin khác

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Ngày 17/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 178-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Đưa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững bằng sức mạnh của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đưa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững bằng sức mạnh của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW và các chiến lược phát triển quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy ba đột phá: Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây không chỉ là giải pháp mang tính kỹ thuật, mà là định hướng thể chế căn bản, tạo nền tảng cho mô hình tăng trưởng mới, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ hiện đại hóa, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và hoạt động song phương tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về những kết quả nổi bật của chuyến công tác.
Việt Nam đóng góp tích cực, trách nhiệm tại các cơ chế hợp tác toàn cầu về môi trường, khí hậu, y tế

Việt Nam đóng góp tích cực, trách nhiệm tại các cơ chế hợp tác toàn cầu về môi trường, khí hậu, y tế

Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 tiếp tục diễn ra trong ngày 7/7/2025 (giờ địa phương) với Phiên họp cấp cao về chủ đề “Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brasil Lula da Silva, Chủ tịch BRICS năm 2025.
Việt Nam sẵn sàng đóng góp làm sống động hợp tác đa phương, thúc đẩy đoàn kết, hợp tác quốc tế

Việt Nam sẵn sàng đóng góp làm sống động hợp tác đa phương, thúc đẩy đoàn kết, hợp tác quốc tế

Chiều 6/7/2025 theo giờ địa phương, tại Rio de Janeiro, Brasil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về “Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo”.
Bước tiến mới trong quản lý chất lượng: Minh bạch, số hóa, hậu kiểm hiệu quả

Bước tiến mới trong quản lý chất lượng: Minh bạch, số hóa, hậu kiểm hiệu quả

Với hàng loạt quy định đổi mới như phân loại theo mức độ rủi ro, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giám sát chuỗi cung ứng, xây dựng hạ tầng chất lượng quốc gia hiện đại, luật không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập sâu vào thị trường toàn cầu mà còn tạo lập nền tảng pháp lý minh bạch, hiệu quả cho nền kinh tế số và xã hội tiêu dùng có trách nhiệm.
5 luật quan trọng thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và năng lượng hạt nhân

5 luật quan trọng thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và năng lượng hạt nhân

Ngày 7/7/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo giới thiệu 5 đạo luật quan trọng vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9, khóa XV. Đây là những đạo luật có tính nền tảng, lần đầu tiên luật hóa các lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ số và tài sản số, đồng thời tạo hành lang pháp lý đồng bộ thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và ứng dụng năng lượng nguyên tử
Số hóa để giao thông Hà Nội văn minh

Số hóa để giao thông Hà Nội văn minh

Trong hành trình xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, Hà Nội đang từng bước chuyển mình với mục tiêu phát triển hệ thống giao thông thông minh. Việc số hóa toàn diện trong quản lý, khai thác hạ tầng và phương tiện giao thông không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là giải pháp quan trọng để giảm ùn tắc, bảo đảm an toàn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Tập huấn về chuyển đổi số và AI: Nâng cao năng lực cho Công an Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Tập huấn về chuyển đổi số và AI: Nâng cao năng lực cho Công an Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Ngày 3/7/2025, Phòng An ninh chính trị nội bộ và Phòng An ninh điều tra - Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề về chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác chuyên môn của hai đơn vị.
Hà Nội đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hà Nội đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Ngày 2/7, Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Sự kiện không chỉ vinh danh các điển hình tiên tiến mà còn cho thấy hiệu quả vượt trội của 175 mô hình và nhóm mô hình đang được duy trì, góp phần xây dựng thế trận an ninh vững chắc từ cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động