-->

Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

Làng Yên Trường, xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là một ngôi làng cổ nổi tiếng. Ít ai biết, ngoài nếp rêu phong mà ít nơi có được thì làng cổ này còn có lệ tục đón “Tết lại” hết sức độc đáo.
Làng cổ còn mãi trầm mặc theo tháng năm Rộn ràng “Tết làng Việt” chào Xuân Quý Mão 2023 tại Làng cổ Đường Lâm

Lệ tục đón Tết lạ kỳ

Nhắc đến làng cổ, đặc biệt là Yên Trường, kỳ thực tôi đã có đôi lần ghé đến nơi này. Thế nhưng, lần nào cũng vậy, Yên Trường có sức hút rất riêng khác, khiến tôi mỗi lần đến là thêm một lần thấy sự mới mẻ. Đến Yên Trường trong dịp hương xuân vẫn ngập tràn lối nhỏ, như một sự hữu ý, hữu tình, tôi men theo những con ngõ nhỏ, miên man chiêm ngưỡng cổng nhà cổ, giếng cổ và không gian rêu phong, gần gũi.

Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội
Một góc Yên Trường cổ kính và thơ mộng.

Người dân mộc mạc, chất phác và mến khách. Các thực thể làng gợi chất quê như cây đa, bến nước, sân đình được bảo tồn. Nhiều ngôi nhà ở Yên Trường rất độc đáo với vật liệu làm từ đá ong. Tường nhà, tường rào, cổng nhà... không màu mè, không cầu kỳ, những bức tường đá ong sậm như sáp mật.

Những ngôi nhà cổ ở Yên Trường đẹp và xưa cũ. Nhà được xây dựng theo lối kiến trúc nhà vườn Bắc Bộ với ba gian, hai chái và khoảng sân rộng trước mặt. Tường nhà, tường rào, cổng nhà... không màu mè, không cầu kỳ hoa mỹ, những bức tường đá ong sậm như sáp mật hiện hữu khắp ngõ xóm.

Một cao niên trong làng bảo với tôi, nơi đây xưa được xây dựng hết sức nghiêm cẩn và trật tự. Đường làng, ngõ xóm được thiết kế nối tiếp gắn mạch nhau, ngõ nọ liên thông với ngõ kia, nhỏ bé khá giống làng cổ Đường Lâm và Cự Đà. Ngoài dấu ấn thời gian vương đọng, làng Yên Trường còn có lệ tục đón Tết rất lạ.

Bà Nguyễn Thị Hòa, sinh năm 1948, một cao niên trong làng bảo, ở Yên Trường sau khi đón Tết Nguyên đán (người làng thường gọi nôm là “Tết cả” - PV) thì tất thảy lại hối hả cho dịp Tết tháng Giêng với tên gọi là “Tết lại” hay “Tết cùng”.

Nguồn gốc của việc tổ chức đón Tết hai lần nơi làng cổ cũng có không ít dị bản. Tuy nhiên, được công nhận nhiều hơn cả vẫn là câu chuyện làng đón Tết khi chạy giặc giã. Chẳng là, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 19, giặc Cờ Đen kéo vào nước ta, chúng liên tục đụng độ với quân xâm lược Pháp và cũng giành được chiến thắng vài trận. Do đó, triều đình nhà Nguyễn có ý muốn trọng dụng và mong muốn mượn tay đội quân này có thể giúp đánh đuổi giặc Pháp. Tuy nhiên, có một điều không ngờ tới là việc đội quân này chỉ là một toán ô hợp, kỷ luật lỏng lẻo. Chúng núp danh nghĩa là đội quân kháng Pháp để tranh thủ sự ủng hộ của triều đình nhà Nguyễn. Để rồi, chúng chia nhau kéo đi khắp nơi cướp bóc, chém giết.

Khi giặc Cờ Đen kéo đến Yên Trường cũng là cận kề những ngày Tết Nguyên đán. Biết giặc đến, người trong làng khi đó đã phải bỏ đi những niềm vui ngày Tết để kéo nhau đến nơi khác lánh nạn. Trước khi đi tránh giặc, dân làng đã mang theo tài sản, vật dụng, lương thực cần thiết đồng thời rủ nhau đem tất cả bánh chưng, giò chả... đã chuẩn bị đón Tết rồi cất giấu xuống ao hoặc vứt xuống giếng làng. Khi toán giặc cướp đã rút đi, dân làng mới bồng bế, dắt díu nhau quay về chốn cũ.

Có một điều lạ lùng là khi người dân quay về, họ vớt những túi buộc bánh chưng, giò chả từ dưới ao, dưới giếng mà trước khi đi chạy giặc đã bỏ lại, dù hàng tháng đã trôi qua nhưng toàn bộ đều như còn nguyên vẹn, không hề có dấu hiệu hư hỏng, bên trong vẫn còn thơm ngon như mới. Niềm vui ngoài ý muốn đã thôi thúc dân làng tổ chức ăn Tết lại một lần nữa và đặt tên cho nó là “Tết lại” hay “Tết cùng”.

Ngày Tết ấy cũng đúng là ngày cuối cùng của tháng Giêng âm lịch. Như một sự hồi tưởng lịch sử rất riêng biệt, dù không sách vở nào ghi chép lại nhưng từ sau khi thoát nạn giặc cướp, cứ đến ngày cuối cùng của tháng Giêng, dân làng lại nhộn nhịp tổ chức đón Tết.

“Cho đến nay, dù Tết truyền thống của dân tộc hay cái Tết riêng của làng, của xã nhà thì mỗi người con trong làng đều trân quý. Cận Tết về làng, bên những chiếc giếng cổ vẫn thấy cảnh người dân múc nước rửa lá dong, vo gạo, đãi đỗ để gói bánh chưng. Nhờ có giếng làng, nhờ có lệ tục độc đáo trên mà người dân sống chan hòa, gần gũi, đoàn kết với nhau hơn”, bà Hòa chia sẻ.

Và chuyện xây dựng làng quê sạch đẹp

Ở Yên Trường, bên cạnh tục đón “Tết lại” thì nét độc đáo chính là những nếp nhà được gìn giữ bởi những người dân yêu cảnh đẹp bình dị. Từng ngày họ vẫn cố gắng gìn giữ những nét truyền thống của những căn nhà để răn dạy cháu con. Một trong những ngôi nhà đẹp nhất của làng là của gia đình ông Trịnh Nhân Kỳ. Phía bên trong căn nhà là một khung cảnh đẹp.

Theo ông Trịnh Nhân Kỳ, cách bài trí ban thờ, đến sập gụ tủ chè, câu đối, đại tự… đều theo mẫu mực xưa và đều xuất phát từ đôi bàn tay ông. Ông Kỳ tự học chữ cổ và nhờ thợ khắc lên trên hoành phi. Với ông Kỳ và không ít người trong làng Yên Trường, ngôi nhà của ông Kỳ là thứ tài sản tinh thần quý giá. Ông Kỳ bảo với tôi, bản thân ông luôn coi căn nhà như một bảo vật cha ông để lại. Ông cũng xem đó là bảo vật của làng và sẵn sàng tiếp đón khách lạ vào bên trong để hướng dẫn như một chuyên gia du lịch. Ông lấy làm tự hào, vì làng ông là một trong những ngôi làng hiếm hoi của Hà Nội còn giữ được những di sản tổ tiên.

Một điểm đáng trân quý từ ông Kỳ là sự kiên trì bền bỉ cùng tình yêu cây cối khó ai bì được. Ông Kỳ được người khắp trong làng, ngoài xã xác thực “kỷ lục” riêng có khi dành hơn 30 năm để tỉ mẩn tạo dáng cây ô rô thành cổng nhà và tường rào giữa làng quê thanh bình. Theo lời ông Kỳ, từ năm 1992 ông đã bắt tay vào trồng cây ô rô. Trải qua nhiều năm trồng tỉa, cuối cùng ông Kỳ cũng có hàng rào tạm ưng ý. Và giờ thì cứ 5 ngày ông cắt tỉa một lần, nếu là dịp mưa nhiều. Những tháng nắng hạn thì khoảng 8 ngày. Đến nay, công trình cây tuyệt mỹ của ông Kỳ đã có độ tuổi ngoài 30 năm, làm đẹp nhà, đẹp làng và là điểm đến của nhiều khách phương xa.

Quá trình đô thị hóa đã làm mất nhiều cổ thụ làng quê, thì việc làm của ông Kỳ rất ý nghĩa, không chỉ là cách để bảo lưu một giá trị truyền thống, mà còn nhắc nhở mọi người hãy yêu, bảo vệ cây.

Đi quanh làng Yên Trường, nghe về lệ tục đón “Tết lại”, nhìn được những nếp nhà cổ và gặp được người yêu chuộng những nét đẹp xưa cũ… bản thân tôi như thấy lòng mình lắng lại. Thấy cuộc sống thật đẹp đẽ khi đâu đó trên dải đất hình chữ S vẫn còn những con người vì nét văn hóa, vì giá trị cội nguồn mà sắn tay gìn giữ, bảo vệ và tái hiện lại vẻ đẹp hồn hậu của làng quê. Dù chỉ là một chút nhưng cũng đủ làm một nét chấm phá cho mùa xuân đượm hồn Việt.

Luyện Đinh

Nên xem

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Lê Việt Hùng (tiktoker) - người từng gây xôn xao mạng xã hội với đoạn clip thách thức Cảnh sát giao thông, vừa bị Công an tỉnh Lạng Sơn bắt giữ để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, trong đó quy định “nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 5 tuổi" đang thu hút được sự quan tâm của các nhà giáo, bởi đây là điều nhiều giáo viên mầm non đã mong mỏi, đề xuất nguyện vọng trên nhiều diễn đàn.
Thúc đẩy phong trào rèn luyện thể chất trong công nhân lao động

Thúc đẩy phong trào rèn luyện thể chất trong công nhân lao động

Tại huyện Ứng Hòa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao (TDTT) trong toàn khối, nổi bật là kế hoạch tổ chức Hội thao công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) năm 2025. Đây là sự kiện mang nhiều ý nghĩa về cả chính trị, văn hóa và xã hội.
Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Ngày 6/5, trên mạng xã hội chia sẻ một đoạn video do camera an ninh ghi lại cảnh một cụ bà ở xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An bị con rắn tấn công ngay trong sân nhà.
Tuyển futsal nữ Việt Nam thắng đậm Hồng Kông (Trung Quốc), tạm dẫn đầu bảng B VCK châu Á 2025

Tuyển futsal nữ Việt Nam thắng đậm Hồng Kông (Trung Quốc), tạm dẫn đầu bảng B VCK châu Á 2025

Chiều 7/5, tuyển futsal nữ Việt Nam đã có chiến thắng ấn tượng 5-3 trước đội tuyển Hồng Kông (Trung Quốc) trong trận mở màn bảng B - Vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, tạm thời vươn lên dẫn đầu bảng.
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 7/5, tại Hà Nội, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Đức Hoà đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Cục An sinh y tế Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) do ông Lại Vĩnh Đông, Phó Cục trưởng làm trưởng đoàn. Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi kinh nghiệm và thỏa thuận các nội dung hợp tác thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian tới.
Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Chiều 9/5, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đổi mới công tác truyền thông chính sách, nâng cao hiệu quả phối hợp thông tin giữa chính quyền Thành phố với báo chí và công chúng.

Tin khác

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những tháng năm hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí những người lính trận. Đặc biệt, trong những ngày tháng Tư lịch sử - khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những kỷ niệm xưa lại ùa về, sống động như mới hôm qua. Mang trong mình phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” - ông Nguyễn Tiến Thưởng người lính xe tăng năm xưa nay vẫn vững vàng trên một mặt trận khác. Ông đồng hành cùng các cựu chiến binh thị xã Sơn Tây tiếp tục dựng xây quê hương, vun đắp hòa bình bằng nghị lực, tình yêu nước và khát vọng cống hiến không ngơi nghỉ.
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Sáng 30/4 lịch sử, tại Thủ đô Hà Nội hàng nghìn người con đất Việt cùng hội tụ về Quảng trường Ba Đình linh thiêng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh yên nghỉ. Không quản đường xá xa xôi, không phân biệt tuổi tác, tất cả đều có chung một lòng kính yêu vô hạn dành cho Bác và tình yêu với Tổ quốc. Đồng thời, dự Lễ chào cờ trước Lăng Bác.
Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tối 27/4, ngay sau khi kết thúc chương trình "Vang mãi khúc khải hoàn", tại khu vực sân khấu đa năng Công viên Thống Nhất, 600 quả pháo tầm cao cùng 90 giàn pháo hoa tầm thấp đã thắp sáng bầu trời Hà Nội. Sự kết hợp "mãn nhãn" giữa ánh sáng, âm thanh đã tạo nên cảm xúc tự hào dâng trào trong lòng người dân Thủ đô.
Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động