-->

Doanh nghiệp sẽ làm gì để mở rộng và khai thác thị trường quốc tế?

(LĐTĐ) Thực hiện chủ trương hội nhập toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập lĩnh vực kinh tế trên nhiều góc độ, từ tích cực tham gia các diễn đàn, tổ chức kinh tế quốc tế cho tới việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác trong khu vực và trên thế giới. Trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ làm gì để mở rộng và khai thác thị trường quốc tế?
Ảnh hưởng từ thị trường quốc tế, giá vàng giảm 250.000 đồng/lượng Triển lãm số quảng bá nông sản vải thiều tới thị trường quốc tế Các nước tiếp cận mức giá xăng dầu như nhau trên thị trường quốc tế

Nhìn lại 15 năm sau khi gia nhập WTO

Theo kỳ vọng, việc thực thi có hiệu quả các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng, đa dạng hóa thị trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng và mạng lưới sản xuất toàn cầu, tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh hơn, sáng tạo hơn và có sức cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc phần lớn vào việc nâng cao vai trò và năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp trong việc mở rộng và chiếm lĩnh thị trường thực thi các FTA đã ký kết.

Nhìn lại quá trình hội nhập và mở cửa thị trường, năm 1986 Việt Nam chỉ có hơn 100 doanh nghiệp (30 doanh nghiệp xuất nhập khẩu), trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước, đến nay, đã có khoảng hơn 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong số đó có khoảng trên 600.000 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh. Bắt đầu hội nhập năm 1995 khi xuất khẩu cả nước có 5 tỷ USD/năm nhưng đến nay đã tăng 55 lần. 15 năm sau khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng tới 6 lần.

Doanh nghiệp sẽ làm gì để mở rộng và khai thác thị trường quốc tế?
Đến nay, cả nước đã có khoảng hơn 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động (Ảnh minh họa: BT)

Tại diễn đàn “Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững”, ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho biết, mục tiêu tối thượng của hội nhập kinh tế quốc tế là đàm phán để mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam là một nước đi sau, nhưng là một trong ít nước thành công nhất về đàm phán, mở cửa thị trường.

Tính đến này Việt Nam đã đàm phán, ký kết 15 FTA trong đó có 8 FTA ký kết trong khuôn khổ hợp tác ASEAN nội và ngoại khối (bao gồm các Hiệp định ASEAN ký kết với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Astralia, New Zealand, Hongkong, Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN và Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP)). Với tư cách là một bên độc lập, Việt Nam đã ký kết 6 FTA với các đối tác: Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á Âu, Liên minh Châu Âu, và Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Với các FTA này, Việt Nam đã khai thông thị trường (với mức thuế thấp nhất, rào cản thị trường bằng không hoặc thấp nhất theo chuẩn quốc tế) của cả 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, và 5 khu vực thương mại lớn nhất thế giới, với gần 100 thị trường với độ mở nền kinh tế khoảng 200%.

Theo cam kết tại các Hiệp định này, các nước cam kết mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam với mức cắt giảm theo lộ trình từ 70% đến 100% dòng thuế. Đặc biệt trong 2 FTA thế hệ mới là FTA Việt Nam - EU và CPTPP, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường sâu rộng trên các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm Chính phủ và cả những lĩnh vực nhạy cảm như lao động, môi trường…

“Việc thực thi các FTA với các cam kết sâu rộng và toàn diện sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa dịch vụ qua những cánh cửa thị trường mới mở thông qua việc tận dụng ưu đãi từ những FTA mới ký kết. Có thể thấy, cơ hội và thách thức từ các FTA là song hành và khá rõ ràng, tuy nhiên, các FTA chỉ có thể mang lại lợi ích thực sự cho nền kinh tế khi cộng đồng doanh nghiệp có thể phát huy tối đa vai trò và năng lực của mình trong quá trình thực thi các Hiệp định”, ông Trịnh Minh Anh nhận định.

Doanh nghiệp cần làm gì để chiếm lĩnh thị trường?

Chính phủ đã đàm phán mở toang cánh cửa của hàng trăm thị trường lớn, tuy nhiên không ai khác mà chính các doanh nghiệp là chủ thể quan trọng trong việc chiếm lĩnh các thị trường này. Đây vừa là vai trò, vừa là trách nhiệm mà Chính phủ đã trao cho doanh nghiệp để từ đó, doanh nghiệp phát huy năng lực xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư… và tận dụng ưu đãi từ các FTA với mục tiêu đem lại lợi ích cho chính doanh nghiệp mình và cho cả nền kinh tế.

Thực tế thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp tận dụng được lợi ích từ các cam kết mở cửa thị trường FTA đã ký kết. Theo số liệu của Bộ Công Thương, hàng năm, đã có hơn 1 triệu bộ C/O ưu đãi được cấp (bao gồm theo FTA và GSP), với trị giá khoảng 61,19 tỉ USD, với mức tăng khoảng 15% về trị giá và tăng 10% về số lượng bộ C/O hàng năm.

Doanh nghiệp sẽ làm gì để mở rộng và khai thác thị trường quốc tế?
Doanh nghiệp sẽ làm gì để mở rộng và khai thác thị trường quốc tế? (Ảnh minh họa: BT)

Về tỉ lệ tận dụng ưu đãi FTA, Chile chiếm tỉ lệ tận dụng ưu đãi từ VCFTA cao nhất; đứng tiếp theo là Ấn Độ và Hàn Quốc. Kim ngạch xuất khẩu sang các khu vực thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương, tăng cao ở những thị trường có FTA với Việt Nam như ASEAN, Hàn Quốc, Ấn Độ, New Zealand. Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP đạt mức tăng tốt, thể hiện bước đầu tận dụng hiệu quả các cam kết từ Hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu.

Nhờ vậy mà trong 2 năm qua, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khả quan. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt kỷ lục là 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 19%; xuất siêu tới 4 tỷ USD. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã nâng cao được năng lực cạnh tranh, khai thác tốt các thị trường có FTA đã mở, góp phần làm tích cực cán cân thanh toán và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Theo Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế Trịnh Minh Anh, thời gian tới, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đến 5 yếu tố để tiếp tục mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đó là, chú trọng khai thác sự chuyển hướng thương mại, dịch chuyển đầu tư của các nước ra khỏi Trung Quốc, Hongkong... chúng ta không bao giờ hy vọng thay thế được Trung Quốc, mà chỉ cần đón được 1-2% của sự dịch chuyển này cũng đã là rất tốt.

Đồng thời, chú trọng khai thác thị trường Trung Quốc. Trung Quốc đã, đang và sẽ là thị trường quan trọng của Việt Nam đối với cả xuất khẩu và nhập khẩu, đối với cả chính ngạch và biên mậu, đối với cả hàng hóa đúng chuẩn và phi chuẩn. Khai thác cơ hội ở các thị trường Việt Nam đã có FTA đặc biệt là EU, Hoa kỳ... theo các hướng (Xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp; Ăn theo xu hướng đầu tư, sản xuất, xuất nhập khẩu của các tập đoàn, doanh nghiệp của các quốc gia khác).

Hết sức chú ý đến vấn đề nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của sản phẩm (CO) Hải Quan của các nước có FTA và các cơ quan liên quan của Việt Nam rất chú ý vấn đề này, tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt vấn đề xuất xứ hàng hóa.

Để tận dụng tối đa ưu đãi của 15 FTA, doanh nghiệp cần liên kết chặt trẽ với các ngành, cơ quan chức năng (Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính…). Cần tìm hiểu rõ chuỗi cung ứng của mình để cố gắng lấp hoặc tham gia lấp đầy các chỗ đứt, gãy của các chuỗi cung ứng này.

Kết quả xuất nhập khẩu đạt được 6 tháng đầu năm 2022

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 28,4%), đạt gần 186 tỷ USD. Xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước tăng cao hơn khu vực có vốn FDI, tăng 20% (khu vực FDI kể cả dầu thô tăng 16,3%) cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm, có 28 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 2 mặt hàng so với cùng kỳ, chiếm 90,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%).

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt gần 56 tỷ USD, chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 43,3%); tiếp đến là Trung Quốc đạt 26,3 tỷ USD, tăng 7,2%; thị trường EU đạt 23 tỷ USD, tăng 22%; thị trường ASEAN đạt 17,7 tỷ USD, tăng 27,4%; Hàn Quốc đạt 12,2 tỷ USD, tăng 18,5%; Nhật Bản đạt 11,48 tỷ USD, tăng 13,9%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 185,23 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước và cơ bản được kiểm soát tốt. Nhập khẩu của nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu tăng, chiếm gần 89%; nhập khẩu của nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu chỉ chiếm 5,8%. Cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu 710 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,86 tỷ USD), góp phần làm tích cực cho cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

(LĐTĐ) Ngày 24/1 (tức 25 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, tại nhiều tuyến đường Thủ đô, giao thông có dấu hiệu “tăng nhiệt”.

Tin khác

Prudential Việt Nam khai trương Trung tâm Chăm sóc khách hàng mới tại Lotte Mall Tây Hồ

Prudential Việt Nam khai trương Trung tâm Chăm sóc khách hàng mới tại Lotte Mall Tây Hồ

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức khai trương Trung tâm Chăm sóc khách hàng mới tại Lotte Mall Tây Hồ, Hà Nội.
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

(LĐTĐ) Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

(LĐTĐ) Một doanh nghiệp bất động sản là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính số tiền phạt lên tới 325 triệu đồng do vi phạm: thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua Đại hội đồng cổ đông.
Đồng Nai: Khởi động dự án Aeon Mall Biên Hòa có vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng

Đồng Nai: Khởi động dự án Aeon Mall Biên Hòa có vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Với tổng diện tích xây dựng gần 12ha, dự án trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Aeon Mall Biên Hòa, có tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng, tọa lạc tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai sẽ là một trong những dự án trung tâm thương mại lớn nhất cả nước hiện nay.
Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết

Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết

(LĐTĐ) Những ngày cận Tết Nnguyên đán, các doanh nghiệp cũng chạy đua nước rút cho mùa vụ kinh doanh cuối năm. Nguồn vốn “chống lưng” và các công cụ thanh toán hay ưu đãi tỷ giá… trở thành người bạn không thể thiếu để doanh nghiệp vừa và nhỏ chạy đua nước rút về đích.
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (HoSE - SHB) tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức.
Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội, như cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh; quảng bá, phát triển thị trường; phát triển nguồn nhân lực... Qua đó, có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế Thành phố, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp, phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Đón Tết trên những chuyến bay Vietjet ngày đầu năm mới, nhận quà hấp dẫn

Đón Tết trên những chuyến bay Vietjet ngày đầu năm mới, nhận quà hấp dẫn

(LĐTĐ) Chào đón năm mới 2025, Vietjet mang đến cho hành khách những chuyến bay không chỉ tràn ngập niềm vui và bất ngờ, mà còn là cầu nối lan tỏa tinh thần nhân văn và kết nối những giá trị tốt đẹp. Đây không chỉ là những chuyến bay, mà còn là lời chúc năm mới ý nghĩa Vietjet gửi gắm đến mỗi hành khách.
Chào năm mới 2025, du xuân may mắn cùng Vietjet với vé bay giảm 100%

Chào năm mới 2025, du xuân may mắn cùng Vietjet với vé bay giảm 100%

(LĐTĐ) Chào năm mới 2025, Vietjet lì xì trăm ngàn vé bay giảm 100% cho các tín đồ du lịch bay khắp Việt Nam. Khuyến mãi áp dụng từ ngày 1/1 đến ngày 3/1/2025 khi đặt vé và nhập mã SUPERSALE11 tại website www.vietjetair.com và ứng dụng di động Vietjet Air, với thời gian bay linh hoạt từ 10/1/2025 - 28/2/2025.
Tiềm năng tăng trưởng ngành công nghiệp bán dẫn

Tiềm năng tăng trưởng ngành công nghiệp bán dẫn

(LĐTĐ) Trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần chuyển dịch sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn từ hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nguyên liệu phong phú, nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ dồi dào.
Xem thêm
Phiên bản di động