Doanh nghiệp công nghệ chinh phục thị trường quốc tế
Các doanh nghiệp công nghệ số phải cùng nhau mở đường cho đổi mới Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp Việt vươn xa hơn ở thị trường quốc tế |
![]() |
Doanh nghiệp công nghệ chinh phục thị trường quốc tế. Ảnh: Hải Nguyễn |
Nhiều vấn đề tồn đọng
Theo ông Nguyễn Tuấn Huy - Trưởng ban công nghệ thông tin Tổng Công ty Mobifone, doanh nghiệp chuyển từ nhà mạng sang nhà cung cấp dịch vụ số nên vấn đề khó khăn nhất vẫn là nhân sự. Bởi chuyển đổi số đang là vấn đề cấp bách, thu hút nhân lực nên doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng.
Năm nay, Mobifone đã đặt mục tiêu tuyển 200 nhân sự công nghệ thông tin nhưng chưa đạt chỉ tiêu.
Đại diện doanh nghiệp này cho biết, muốn phát triển công nghệ vấn đề cốt lõi nhất chính là nguồn nhân lực, nếu không có con người tốt thì khó có sản phẩm tốt.
Tương tự, ông Michael Hoo - Trưởng Đại diện kỹ thuật khách hàng về điện toán đám mây Công ty Google Cloud cũng đề xuất các giải pháp, chính sách thúc đẩy phát triển nền kinh tế số của Việt Nam trong mọi lĩnh vực.
Ông Michael Hoo nhấn mạnh, đối với hành trình tăng trưởng kinh tế, việc trang bị các kỹ năng số đóng vai trò quan trọng với các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Google mong muốn hợp tác trang bị kỹ năng số cho doanh nghiệp cùng với Chính phủ, cũng như các hoạt động đào tạo thế hệ trẻ theo phương thức online nhưng đảm bảo an toàn, phòng ngừa tấn công, bắt nạt trên mạng, duy trì sự tương tác con người với con người.
Doanh nghiệp Việt cần có chuẩn bị năng lực để sẵn sàng nắm bắt cơ hội trong tương lai, vừa phát triển phần mềm vừa phải đảm bảo an ninh mạng.
Bên cạnh đó, cần lấy người dùng làm trọng tâm, hiểu mong muốn của khách hàng và nhận diện nhu cầu của họ.
Nâng cao vị thế doanh nghiệp Việt trên bản đồ công nghệ số
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác đào tạo trong nước và quốc tế, ông Peter Huỳnh - CEO Sun Electronics Group chia sẻ, vấn đề cốt lõi để doanh nghiệp công nghệ phát triển là yếu tố con người, kinh nghiệm, cơ sở vật chất. Để đưa sản phẩm ra thế giới và được chấp nhận thì doanh nghiệp Việt Nam buộc phải chứng minh sản phẩm của mình có sức cạnh tranh.
Với kinh nghiệm làm việc tại nhiều quốc gia, theo ông Peter Huỳnh, yêu cầu cấp bách đầu tiên là cần xây dựng nền tảng cho đội ngũ kỹ sư Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng việc cử kỹ sư Việt Nam đi thực tế ở nước ngoài, đến trực tiếp các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất để học hỏi kinh nghiệm thực tế.
Sự hợp tác này cũng nhằm thiết kế và làm ra những sản phẩm với chất lượng cao và đúng luật, tiêu chuẩn quốc tế, sau đó chuyển giao công nghệ, sản phẩm đã hoàn thiện cho cơ sở tại Việt Nam để tiếp tục sản xuất, đây là một cách chuyển giao công nghệ thực tế và thiết thực nhất.
Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam - cho biết, trong 5 năm gần đây, ngành công nghiệp điện tử đã đóng góp lớn cho tổng kim ngạch xuất khẩu điện tử, đóng góp lớn vào việc cân bằng ngoại hối và cán cân thương mại của cả nước, với tốc độ tăng trưởng trung bình lên tới 13% mỗi năm.
Trong bối cảnh thị trường chung bị biến động, nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng chuyển hướng sang thị trường thứ ba. Chuỗi cung ứng toàn cầu cũng được định hình lại theo xu hướng dịch chuyển nguồn cung để giảm phục thuộc vào một quốc gia. Việt Nam đang có cơ hội tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng xuất khẩu sang các thị trường khi tính và thu hút FDI.
Bên cạnh đó, các nước lớn cũng đang đẩy mạnh liên kết kinh tế song phương, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư.
Tuy nhiên theo bà Đỗ Thị Thúy Hương, ngành cũng đang gặp nhiều thách thức như chính sách không thể theo kịp sự thay đổi của thói quen và phương thức tiêu dùng, nguy cơ tụt hậu xa hơn do phát triển quá nhanh của công nghệ 4.0, các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, khai thác không bền vững thiên nhiên hay tạm thời thiếu vật liệu linh kiện...
Để giải quyết vấn đề này, Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam sẽ tăng cường tính kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng để nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng dẫn công nghệ, số hoá.
Hiệp hội cũng khuyến nghị Chính phủ cần tập trung đầu tư vào các công ty hàng đầu, vừa và nhỏ, cải thiện môi trường kinh doanh trong nước, thúc đẩy chuyển đổi số, có chiến lược thu hút FDI chọn lọc khi xu hướng dịch chuyển sản xuất đang hướng về Việt Nam.
Theo
/Laodong.vnhttps://laodong.vn/cong-nghe/doanh-nghiep-cong-nghe-chinh-phuc-thi-truong-quoc-te-1126775.ldo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khởi công khu dịch vụ thương mại dự án chung cư Roxana Plaza

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh
Tin khác

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng
Doanh nghiệp 20/04/2025 08:05

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế
Doanh nghiệp 17/04/2025 20:04

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Doanh nghiệp 17/04/2025 17:55

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng
Doanh nghiệp 17/04/2025 06:57

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách
Doanh nghiệp 16/04/2025 15:58

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?
Doanh nghiệp 15/04/2025 17:56

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số
Doanh nghiệp 13/04/2025 14:20

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”
Doanh nghiệp 10/04/2025 13:44

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk
Doanh nghiệp 09/04/2025 21:13

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp 05/04/2025 07:03