-->

Các doanh nghiệp công nghệ số phải cùng nhau mở đường cho đổi mới

Sáng 8/12, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức khai mạc Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 4 năm 2022 với chủ đề: Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng hạn mức tín dụng hợp lý, hiệu quả cho các doanh nghiệp Gần 1.000 đại biểu tham dự Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam Đồng hành cùng người lao động để phát triển doanh nghiệp

Tham dự Diễn đàn có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng hơn 1.000 đại biểu gồm lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ uy tín trong và ngoài nước cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp công nghệ số phải cùng nhau mở đường cho đổi mới
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại Diễn đàn.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã đưa công nghệ số Việt Nam sang giai đoạn mới, đó là giai đoạn nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp số Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần chuyển đổi số quốc gia, vươn ra toàn cầu. Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chính là cái nôi để công nghệ số trưởng thành và tiến ra thế giới.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, công nghệ số tiếp tục là điểm sáng khi doanh thu năm 2022 ước tính đạt 148 tỷ USD, doanh nghiệp công nghệ số có sự phát triển mạnh mẽ với 70.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập và hoạt động, xuất khẩu công nghệ số ước tính đạt 136 tỷ USD, qua đó tiếp tục khẳng định vai trò của công nghệ số trong đổi mới số sáng tạo.

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 tầm nhìn 2045, xác định muốn đất nước đi lên thành một nước công nghiệp có cuộc sống hoà bình, an toàn, văn hóa và một nền sản xuất hiện đại thì phải làm nhiều việc phi thường. Mục tiêu đặt ra từ 2020 - 2030 phải tăng trưởng 7%/năm. Việc này không đơn giản, không duy ý chí nhưng phải có những giải pháp rất đặc biệt, những khát vọng mãnh liệt, những khát vọng mà trong cộng đồng công nghệ thông tin 20 năm trước chúng ta đã từng có.

Các doanh nghiệp công nghệ số phải cùng nhau mở đường cho đổi mới
Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2022 cho các doanh nghiệp, tổ chức có sản phẩm công nghệ số xuất sắc

Công nghiệp công nghệ thông tin đã có một vị trí quan trọng. Doanh thu năm qua đạt 135 tỷ USD, xuất khẩu đạt 130 tỷ USD nhưng chủ yếu là phần cứng và của doanh nghiệp FDI. Trong khi xuất khẩu phần mềm, dịch vụ và nội dung số chỉ đạt khoảng 5%. Đến nay, Việt Nam có khoảng 65.000 doanh nghiệp nhưng doanh thu chỉ xấp xỉ 5 tỷ USD, đa phần ở các doanh nghiệp lớn.

Theo Phó Thủ tướng, không phải tất cả mọi kỳ vọng đặt hết lên vai giới công nghệ thông tin nhưng đây là một trong những lực lượng đặc biệt quyết định sự thành bại của cuộc chiến chống nghèo đói. Mục tiêu đặt ra đến năm 2030 là kinh tế số chiếm 30% GDP. Đây là con số thách thức nhưng có thể làm được. Chúng ta chỉ còn 7 - 8 năm thực hiện mục tiêu và không thể không làm. Công nghệ thống tin là một trong những lực lượng quyết định liệu Việt Nam có đi nhanh được đến vậy không.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng như kỳ vọng, theo Phó Thủ tướng cần tập trung hơn vào vấn đề đào tạo nhân lực, việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ cần đi sâu vào những mũi nhọn mới của thế giới.

“Thị trường nước ngoài là vô tận, vậy thì chúng ta phải cùng nhau, phải thay đổi cách làm, cách đi. Nhưng dù là trong nước hay ngoài nước thì phải hình thành đội ngũ. Tôi mong muốn các hiệp hội phát triển mạnh hơn và làm đúng vai trò của mình. Các doanh nghiệp nòng cốt cần cùng nhau, bằng danh dự những người đi đầu, bước thẳng vào kỹ thuật số, mở đường cho đổi mới. Bước sang giai đoạn mới phải phát triển bền vững, mạnh mẽ hơn. Lịch sử lại giao cho giới công nghệ thông tin sứ mạng là một trong những mũi nhọn mở đường trong sự nghiệp đưa đất nước thoát nghèo và người dân phải sống hạnh phúc hơn”, Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Tại Diễn đàn, đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp đã thành công ở thị trường trong và nước ngoài đã trình bày tham luận với các nội dung: Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển bền vững trong giai đoạn kinh tế trong nước và quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế; doanh nghiệp công nghệ Việt Nam thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia; giải pháp nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu; hợp tác giữa các doanh nghiệp CNS Việt Nam và các BigTech để đưa sản phẩm Make in Viet Nam ra thị trường quốc tế…

Các doanh nghiệp công nghệ số phải cùng nhau mở đường cho đổi mới
Các đại biểu tham quan trải nghiệm gian hàng của Công ty Cổ phần giao hàng tiết kiệm

Trong khuôn khổ Diễn đàn, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức lễ công bố và trao giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2022 nhằm tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức có sản phẩm công nghệ số xuất sắc được thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam.

Có 52 giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022 được trao, gồm 40 giải Top 10 sản phẩm công nghệ số xuất sắc cùng 12 giải Vàng, Bạc, Đồng theo 4 hạng mục “Sản phẩm số tiềm năng”; “Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số”; “Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số”; “Sản phẩm số xuất sắc cho Chính phủ số”.

Ngoài ra, hoạt động bên lề diễn đàn là triển lãm với hơn 20 gian hàng trưng bày, giới thiệu, trải nghiệm các sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam tiêu biểu phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2019. Diễn đàn đã đưa cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sang một giai đoạn mới - đó là Make in Viet Nam. Diễn đàn đã trở thành một trong những sự kiện thường niên lớn nhất của ngành công nghệ số Việt Nam với vai trò dẫn dắt, định hình đường hướng phát triển của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số.

Năm nay, Diễn đàn tổ chức với chủ đề: Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Sự kiện được tổ chức với 2 điểm cầu trực tuyến tại Nhật Bản và Singapore.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Chiều 21/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín. Tang vật thu giữ lên tới khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.
Bắt đối tượng điều khiển xe máy đâm tử vong nữ công nhân môi trường

Bắt đối tượng điều khiển xe máy đâm tử vong nữ công nhân môi trường

Cơ quan Công an đã khẩn trương xác minh và bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Anh - đối tượng điều khiển xe máy tông tử vong nữ công nhân môi trường lúc rạng sáng 21/4, tại khu vực đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Được biết Nguyễn Đức Anh đang là sinh viên một trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Trong một buổi trò chuyện văn hóa mang tên “Lắng nghe Bụt bước giữa đời” diễn ra tại Hà Nội, đông đảo bạn trẻ đã tham dự để tìm hiểu về cuộc đời và tư tưởng của hai vị vua thiền sư nhà Trần. Đây không chỉ là một cuộc gặp gỡ văn hóa, mà còn là hành trình trở về cội nguồn, nơi giá trị lịch sử và tâm linh của dân tộc được soi chiếu qua lăng kính trẻ trung và đầy khát vọng học hỏi.

Tin khác

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, VNeID thực hiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT, người dùng có thể thực hiện các bước sau để cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân vào ứng dụng VssID.
Bộ GD&ĐT xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá

Bộ GD&ĐT xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá. Việc này không chỉ đáp ứng triển khai chỉ đạo cấp trên mà là yêu cầu tự thân nhằm tạo chuyển biến tốt cho hoạt động của ngành Giáo dục vốn cần gương mẫu vì thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực, thúc đẩy chuyển đổi số trong xã hội.
Từ ngày 26/3 chính thức vận hành trang thông tin điện tử mới cấp, đổi giấy phép lái xe

Từ ngày 26/3 chính thức vận hành trang thông tin điện tử mới cấp, đổi giấy phép lái xe

Từ ngày 26/3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) chính thức vận hành trang thông tin dịch vụ công mới tại địa chỉ: https://dvc-gplx.csgt.bocongan.gov.vn
Ứng dụng iHanoi có chuyên mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc”

Ứng dụng iHanoi có chuyên mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc”

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội xây dựng chuyên mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc” trên nền tảng ứng dụng iHanoi nhằm cung cấp thông tin các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số xuất sắc đã được các cơ quan, tổ chức lựa chọn và công nhận qua các giải thưởng hàng năm tới từng người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức.
Bộ Khoa học và Công nghệ có 25 đơn vị sau hợp nhất

Bộ Khoa học và Công nghệ có 25 đơn vị sau hợp nhất

Chính phủ ban hành Nghị định 55/2025/NĐ-CP ngày 2/3/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ với cơ cấu 25 tổ chức.
Ưu tiên ứng dụng môi trường điện tử cho hoạt động cấp, đổi giấy phép lái xe

Ưu tiên ứng dụng môi trường điện tử cho hoạt động cấp, đổi giấy phép lái xe

Ngày 23/2, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an thông tin, khẩn trương triển khai các biện pháp công tác để tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải về Bộ Công an bảo đảm mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức diễn ra liên tục...
Phát triển hạ tầng số, tạo nền móng cho chuyển đổi số

Phát triển hạ tầng số, tạo nền móng cho chuyển đổi số

Năm 2024 đánh dấu giai đoạn quan trọng trong quá trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều bứt phá. Trong đó, phát triển hạ tầng số đạt được một số thành tựu tích cực, tạo nền móng cho chuyển đổi số.
Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế lần lượt giữ 3 vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh. Năm 2023, chỉ số chuyển đổi số của Hà Nội là 0,7448, tăng 18 bậc so với năm 2022, vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng 63 tỉnh, thành phố.
Bảo đảm thông tin liên lạc dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bảo đảm thông tin liên lạc dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các phương án bảo vệ an toàn mạng lưới thông tin liên lạc, đặc biệt là ngăn chặn và xử lý các thông tin lừa đảo, giả mạo trên môi trường mạng; đảm bảo đường truyền thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong các ngày nghỉ Tết.
Xem thêm
Phiên bản di động