Doanh nghiệp cho thuê lại lao động: Phải ký quỹ 3 tỉ đồng
![]() | Đề xuất sửa đổi điều kiện cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động |
![]() | 5 doanh nghiệp cho thuê lại lao động bị thu hồi giấy phép |
![]() |
Theo đó, khi xây dựng dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ Luật Lao động về hoạt động cho thuê lại lao động, ký quỹ và danh mục công việc được cho thuê lại lao động, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội đề xuất các doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động phải thực hiện ký quỹ 3 tỉ đồng tại ngân hàng thương mại thay vì 2 tỷ đồng như trước đây.
Số tiền này được sử dụng để thanh toán tiền lương, bồi thường cho người lao động thuê lại nếu bị vi phạm hợp đồng hoặc bị thiệt hại do DN cho thuê lại gây ra. Số tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động chỉ được rút trong các trường hợp sau: Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động không đủ khả năng trả lương cho người lao động thuê lại sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đến thời hạn trả lương; doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động không đủ khả năng bồi thường hoặc không bồi thường cho người lao động theo quy định tại khoản 1 của Điều 16 nghị định này trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của thanh tra lao động; doanh nghiệp không đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc theo Luật BHXH 3 tháng liên tục.
Ngoài đề xuất về ký quỹ, dự thảo nghị định cũng nêu rõ các trường hợp không được cho thuê lại lao động, gồm: Doanh nghiệp đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động; doanh nghiệp cho thuê không thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với bên thuê lại lao động; thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế; cho thuê lao động để làm các công việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và xã hội và Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, trừ trường hợp người lao động đó đã sinh sống tại khu vực trên từ đủ 3 năm trở lên.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Quan tâm nâng cao chế độ phúc lợi cho người lao động

Xây dựng niềm tin của cộng đồng vào vắc xin

Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

MTTQ xã Vân Đình kiện toàn bộ máy, nâng tầm vai trò trung tâm đoàn kết toàn dân

Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5
Tin khác

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô
Việc làm 15/07/2025 22:22

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025
Việc làm 14/07/2025 07:42

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia
Việc làm 14/07/2025 07:41

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi
Việc làm 13/07/2025 22:18

6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động
Việc làm 13/07/2025 18:14

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm
Việc làm 13/07/2025 18:07

6 tháng, cả nước có 1,05 triệu người thất nghiệp
Việc làm 13/07/2025 13:30

Học nghề hệ 9+: Cơ hội lập nghiệp cho các bạn trẻ
Việc làm 12/07/2025 20:33

Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?
Việc làm 12/07/2025 09:22

Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu
Việc làm 09/07/2025 22:11