-->

Định danh người bán hàng qua VneID: Hàng giả, hàng nhái có còn “đất sống”?

Để tăng cường công tác quản lý, giám sát người bán hàng qua các nền tảng thương mại điện tử, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến xây dựng luật chuyên ngành về thương mại điện tử. Trong đó, một trong những vấn đề được quan tâm đó là việc thực hiện định danh người bán trên nền tảng thương mại điện tử qua VneID. Nếu nội dung này được thực hiện, sẽ giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc các hành vi lừa đảo…
Năm 2025 kinh doanh trực tuyến tiếp tục bùng nổ Chống thất thu thuế trong thương mại điện tử Phát hiện 72 website giả mạo, lừa đảo trên không gian mạng trong tháng 1/2025

Nhiều bất cập trong xác định định danh người bán hàng

Thương mại điện tử Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát mạnh mẽ và trở thành cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam. Quy mô thị trường bán lẻ thương mại điện tử B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) tăng trưởng nhanh chóng, từ 2,97 tỷ USD năm 2014 lên hơn 25 tỷ USD năm 2024, chiếm khoảng 9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Định danh người bán hàng qua VneID: Hàng giả, hàng nhái có còn “đất sống”?
Định danh người bán hàng qua VneID để nâng cao công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái... (Ảnh minh hoạ)

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), thị trường thương mại điện tử toàn cầu dự báo sẽ có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025, Việt Nam tiếp tục nằm trong top các nước tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, thị trường thương mại điện tử cũng đối diện với không ít thách thức, cần có giải pháp tháo gỡ nhanh chóng.

Bộ Công Thương nhận định, kiểm soát người bán trên các nền tảng thương mại điện tử vẫn đang là thách thức với cơ quan quản lý nhà nước. Văn bản pháp lý về thương mại điện tử đang giao trách nhiệm cho chủ nền tảng thương mại điện tử xác định danh tính của người bán trong và ngoài nước trên sàn, điều này dẫn đến không ít tồn tại, bất cập.

Cụ thể, với khó khăn trong xác định danh tính người bán: Hiện tại, nhiều nền tảng thương mại điện tử chưa định danh và xác thực điện tử đối với người bán, dẫn đến khó kiểm soát chính xác thông tin về người bán, đặc biệt với người bán ở nước ngoài, hoặc người bán không tuân thủ quy định pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước cũng không nắm được một người bán hàng hoạt động trên bao nhiêu nền tảng thương mại điện tử.

Bên cạnh đó là khó khăn trong truy vết và xử lý vi phạm. Việc chưa có quy định chặt chẽ về xác minh và lưu trữ thông tin người bán làm cho công tác điều tra, xử lý vi phạm trong giao dịch thương mại điện tử trở nên phức tạp. Các cơ quan chức năng khó truy vết kho hàng, hoặc đối tượng bán hàng khi có vi phạm.

Ngoài ra, còn nhiều rủi ro về gian lận và trốn thuế, vì không có cơ chế định danh điện tử cũng như kiểm tra, giám sát toàn diện, các nền tảng thương mại điện tử có thể bị lạm dụng để thực hiện hoạt động gian lận hoặc trốn thuế. Các cơ quan quản lý, đặc biệt là cơ quan thuế, không thể theo dõi đầy đủ những giao dịch và hoạt động của người bán.

Đáng lo ngại, người tiêu dùng sẽ khó xác minh độ tin cậy của người bán trên sàn thương mại điện tử nếu thông tin về người bán không được rõ ràng và minh bạch. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng, giảm độ tin cậy của nền tảng thương mại điện tử.

Thực tế thời gian qua, số vụ vi phạm bị xử lý về hàng giả, hàng nhái, cạnh tranh không lành mạnh trên các sàn thương mại điện tử cũng gia tăng. Số liệu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho thấy, riêng năm 2024, Cục đã tiếp nhận và xử lý 165 lượt phản ánh, trong đó bao gồm các hành vi vi phạm chính như không đăng ký, thông báo website/ứng dụng, cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, giả mạo doanh nghiệp khác nhằm lừa đảo khách hàng.

Giới chuyên gia nhận định, vấn đề kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng sẽ còn diễn biến phức tạp. Không ít sản phẩm hàng giả, hàng nhái kinh doanh trên thương mại điện tử thời gian qua khi bị phát hiện, đối tượng đã xóa và đổi tài khoản. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu thuế trên thương mại điện tử cũng như không bảo đảm được quyền lợi người tiêu dùng.

Bảo vệ người tiêu dùng qua định danh VneID

Một trong những nguyên nhân của vấn nạn hàng giả, hàng nhái theo ý kiến của các chuyên gia, đó là sự bùng nổ của thương mại điện tử, cộng với việc nhiều sàn giao dịch luôn đưa ra những chính sách giảm giá rầm rộ tới 70%, đây là yêu cầu cấp thiết trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn thuế ngày càng tinh vi, phức tạp. Nếu không có giải pháp kiểm soát, khi mua hàng qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, người tiêu dùng rất dễ mua phải hàng kém chất lượng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thị trường trong nước.

Trong khi đó, để quản lý người bán hàng trên thương mại điện tử, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng định danh người bán qua thương mại điện tử khá thành công. Ví dụ tại Thái Lan, ngoài sản phẩm trên các nền tảng kỹ thuật số phải đáp ứng quy định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm nước này thì người bán hàng phải cung cấp thông tin chi tiết về chứng chỉ tiêu chuẩn, nhà nhập khẩu, các thông tin liên quan trọng khác. Nhà cung cấp cũng phải xác thực danh tính của mình khi nộp đơn xin bán hàng trên nền tảng kỹ thuật số.

Nhiều quốc gia khác, ngoài yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, không cho phép người bán hàng trực tuyến đưa ra so sánh như "rẻ nhất" hay "tốt nhất"... thì cũng yêu cầu định danh người bán hàng, ngoài mục đích bảo vệ người tiêu dùng còn đảm bảo sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính...

Đề cập vấn đề này, theo ông Hoàng Ninh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử và yêu cầu quản lý chặt chẽ từ Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường thanh kiểm tra, đồng thời phối hợp liên ngành để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thương mại điện tử tại Việt Nam.

Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng nhấn mạnh đến 3 lợi ích quan trọng khi thực hiện định danh người bán trên thương mại điện tử qua VneID, đó là: Định danh người bán là giải pháp hiệu quả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giúp truy xuất nguồn gốc người bán, giảm nguy cơ lừa đảo, bán hàng giả. Người mua hàng từ đó có thêm căn cứ để tin tưởng vào người bán, giảm thiểu rủi ro gặp phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc các hành vi lừa đảo.

Giải pháp này cũng hỗ trợ cơ quan quản lý chức năng có thể kết nối, chia sẻ thông tin, tăng cường phối hợp kiểm soát hoạt động kinh doanh trên thương mại điện tử, xử lý vi phạm nhanh chóng, minh bạch; Định danh người bán là phương pháp hiệu quả tăng cường quản lý thuế, giúp xác định chính xác doanh thu thương mại điện tử, tránh thất thoát ngân sách Nhà nước.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được soạn thảo để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới. Quá trình xây dựng dự án Luật, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đưa ra nhiều khuyến nghị, gợi mở quan trọng về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá công chức... cho Việt Nam.
Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước

Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước

Thành công của sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong chặng đường gần 40 năm đổi mới (1986) có sự đóng góp rất quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, hiện nay khu vực này đang gặp rất nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển và cần phải được nhanh chóng tháo gỡ, giải quyết để kinh tế tư nhân trở thành “đòn bẩy” cho một Việt Nam thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tạo điểm nhấn cho Tháng Công nhân

Tạo điểm nhấn cho Tháng Công nhân

Trong Tháng công nhân, Công đoàn Nghệ An sẽ tập trung các hoạt động chăm lo cho người lao động và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Nữ Chủ tịch Công đoàn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Nữ Chủ tịch Công đoàn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Suốt 14 năm gắn bó với ngôi nhà Trung học Cơ sở Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm), cô giáo Nguyễn Hải Bắc được đồng nghiệp và học sinh biết tới là một giáo viên có chuyên môn vững vàng, năng nổ nhiệt tình trong công tác xã hội, chan hòa với đồng nghiệp và là một Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì cán bộ, nhân viên, người lao động.

Tin khác

Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước

Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước

Thành công của sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong chặng đường gần 40 năm đổi mới (1986) có sự đóng góp rất quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, hiện nay khu vực này đang gặp rất nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển và cần phải được nhanh chóng tháo gỡ, giải quyết để kinh tế tư nhân trở thành “đòn bẩy” cho một Việt Nam thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Giá vàng thế giới giảm mạnh do chứng khoán Mỹ hồi phục

Giá vàng thế giới giảm mạnh do chứng khoán Mỹ hồi phục

Trong phiên giao dịch sáng nay, giá vàng thế giới quay đầu giảm gần 1%. Trong nước, các thương hiệu vẫn chưa dừng đà tăng. Thời điểm hiện tại, giá vàng SJC đang niêm yết tại mốc 107,5 triệu đồng/lượng, đắt hơn giá vàng thế giới tới 6,8 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (15/4): Giá dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (15/4): Giá dầu thế giới tăng nhẹ

Hôm nay (15/4), Giá dầu thế giới đã tăng hơn 1% sau khi Mỹ miễn trừ một số thuế quan và dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy nhập khẩu dầu thô trong tháng 3 đã phục hồi mạnh mẽ. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 65,01 USD/thùng, tăng 0,45%, giá dầu WTI ở mốc 61,68 USD/thùng, tăng 0,33%.
Giá vàng hôm nay (15/4): Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (15/4): Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (15/4): Trong khi giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng, với giá vàng miếng tiến sát ngưỡng 108 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay (15/4): Đồng USD tiếp tục giảm

Tỷ giá USD hôm nay (15/4): Đồng USD tiếp tục giảm

Hôm nay (15/4), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 37 đồng, hiện ở mức 24.886 đồng.
Giá vàng miếng SJC lập đỉnh mới, tiến sát mốc 108 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC lập đỉnh mới, tiến sát mốc 108 triệu đồng/lượng

Theo ghi nhận, tại thời điểm 14h30 hôm nay (14/4), các doanh nghiệp lớn niêm yết giá vàng miếng SJC tại 105 - 107,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 2 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 1 triệu đồng ở chiều bán ra so với sáng nay. Đây là mức giá kỷ lục của vàng miếng từ trước đến nay.
Giá xăng dầu hôm nay (14/4): Giá dầu thế giới bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (14/4): Giá dầu thế giới bật tăng

Hôm nay (14/4), giá dầu thế giới hồi phục sau những phiên liên tiếp giảm sâu trước đó, trong đó dầu thô Brent và WTI đều tăng trên 2%. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 64,59 USD/thùng, tăng 2,26%; giá dầu WTI ở mốc 61,48 USD/thùng, tăng 2,38%.
Tỷ giá USD hôm nay (14/4): Đồng USD chưa có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (14/4): Đồng USD chưa có dấu hiệu phục hồi

Hôm nay (14/4), chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 99,78.
Dự báo giá vàng tuần tới: Chuyên gia lạc quan về đà tăng của vàng

Dự báo giá vàng tuần tới: Chuyên gia lạc quan về đà tăng của vàng

Tuần này, giá vàng thế giới và trong nước liên tục thiết lập đỉnh mới, vì vậy, diễn biến của giá vàng trong tuần tới được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Tỷ giá USD hôm nay (13/4): Đồng USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (13/4): Đồng USD trong nước tăng

Hôm nay (13/4), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đồng USD tăng tuần 37 đồng, hiện ở mức 24.923 đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động