-->
Đền Thủy Trung Tiên:

Điểm đến khi thăm quan Hồ Tây - Hồ Trúc Bạch

Mới đây, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) đã tổ chức lễ khánh thành và đón nhận Bằng di tích cho đền Thủy Trung Tiên, phường Trúc Bạch. Đây được coi là địa chỉ dừng chân mới cho khách du lịch khi đến thăm hồ Tây - hồ Trúc Bạch.
diem den khi tham quan ho tay ho truc bach Phố Thụy Khuê
diem den khi tham quan ho tay ho truc bach ​Con đường đẹp nhất Thủ đô

Đền Thủy Trung Tiên (hay còn gọi là đền Cẩu Nhi) nằm trên một đảo nhỏ phía Bắc hồ Trúc Bạch. Vào thời điểm công cuộc đổi mới bắt đầu tác động vào cuộc sống Thủ đô, đã có dự án muốn biến hòn đảo nhỏ trên hồ Trúc Bạch thành một công trình dịch vụ và đã vấp phải sự phản đối của dư luận xã hội.

diem den khi tham quan ho tay ho truc bach
Đền Thủy Trung Tiên sau khi phục dựng. Ảnh Phương Bùi

Qua bao thập kỷ, khu vực đền không bị xâm hại đã là một thành công trong việc giữ gìn không gian văn hóa và tâm linh của khu vực hồ Tây, hồ Trúc Bạch. Tuy nhiên do không có người trông nom quản lý thường xuyên nên một số người lợi dụng hoạt động tín ngưỡng liên quan đến mê tín dị đoan, những người câu cá trên hồ Trúc Bạch làm mất mỹ quan, tác động xấu đến di tích, gây bức xúc trong nhân dân.

Trước thực trạng đó, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân phường Trúc Bạch, nhằm tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận, UBND quận Ba Đình đã báo cáo, đề xuất với các cấp thẩm quyền tu bổ, khôi phục, tôn tạo đền Thủy Trung Tiên.

Để có căn cứ khoa học xem xét giải quyết đề nghị của quận Ba Đình, UBND thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị UBND quận chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin sưu tầm thêm các tư liệu liên quan; liên hệ với một số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành, khảo sát, viết tham luận và tổ chức hội nghị tọa đàm trao đổi về những vấn đề liên quan đến việc phục dựng ngôi đền.

Nói về quá trình thực hiện, hoàn thiện hồ sơ tu bổ, khôi phục, tôn tạo đền Thủy Trung Tiên, ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học, Cục Di sản văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố, Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội và các cơ quan hữu quan.

Theo ông Bình, phương án phục dựng đền Thủy Trung Tiên và xây dựng cây cầu đá vào đảo hồ Trúc Bạch đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp nhận phê duyệt vào năm 2011. Quá trình triển khai dự án được tiến hành thận trọng, đúng trình tự, quy định, đảm bảo tuân thủ các văn bản chỉ đạo của Thành phố, các văn bản thỏa thuận, thẩm định của cơ quan chuyên môn.

Các hạng mục phục dựng và xây mới bao gồm: Hạ giải nhà bia cũ, xây dựng đền chính, nghi môn (tứ trụ) và cổng đền; xây am hóa vàng mã, nhà thủ từ, nhà vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp nước, phòng cháy chữa cháy; chặt tỉa cây leo và trồng một số cây mới có giá trị với tổng kinh phí đầu tư gần 14 tỷ đồng. Nguồn kinh phí thực hiện xây dựng đền Thủy Trung Tiên được thực hiện 100% xã hội hóa từ sự tự nguyện đóng góp của các nhà hảo tâm, các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn quận, Thành phố.

Dự án phục dựng đền Thủy Trung Tiên được Công ty cổ phần xây dựng và bảo tồn công trình văn hóa thực hiện, được khởi công từ tháng 9//2015 đến tháng 5/2017 đã hoàn thành theo đúng thiết kế phê duyệt của các cấp có thẩm quyền. Để làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích danh lam thắng cảnh đền Thủy Trung Tiên, ông Bình cho biết: “Thời gian tới, Phòng Văn hóa và thông tin và Ban quản lý di tích sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, công tác quản lý trong việc gìn giữ và phát huy giá trị di tích danh lam thắng cảnh đền Thủy Trung Tiên, góp phần bảo tồn một di tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô. Qua đó, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tín ngưỡng, coi đây là một địa chỉ dừng chân mới cho khách du lịch khi thăm thú hồ Tây – hồ Trúc Bạch”.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

(LĐTĐ) Không chỉ là một đảng viên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của chi bộ, anh Trịnh Trung Dũng (sinh năm 1986), còn là Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam năng nổ, hết mình vì đoàn viên, người lao động.
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động