Đến xây dựng người Hà Nội thanh lịch
Sôi nổi Hội thi Quy tắc ứng xử nơi công cộng | |
Tập trung xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh |
Văn hóa ứng xử đang bị dung tục hóa
Chưa bao giờ người ta thấy, không ít giới trẻ, thậm chí cả những người ở tuổi trung niên lại giao tiếp với nhau bằng những văn hóa khá dung tục như bây giờ. Cách cư xử giữa người với người ở chốn công cộng còn thiếu văn minh, nảy sinh bao lực; hàng quán mọc khắp nơi đáp ứng việc ăn nhậu của nhiều bộ phận người dân thuộc nhiều lứa tuổi gây ra tình trạng lộn xộn trong giao tiếp; người tham gia giao thông, sử dụng dịch vụ công cộng thì chen lấn, xô đẩy, không nhường nhịn nhau… đó là những thực trạng diễn ra hàng ngày gây nhức nhối về văn hóa ứng xử.
Quán bia hơi, quán trà đà… văn hóa ứng xử mà những từ trước đây các cụ vốn coi là “tục tĩu”, cần phải “xấu kín” thì cứ mặc sức “văng ra” trong lơi nói. Ngay giờ tan trường cũng vậy. Hãy thử cùng PV một vòng phố phường. Nào, ở quá cóc vỉa hè 18 giờ 45 tối, những người chơi lô, đề dù trúng hay không cũng mở đầu bằng câu “đ… mẹ lại trượt”; Trong quán bia hơi, không ít công chức, viên chức, nhân viên công ty cũng “đ… mẹ Văn Quyết đá dở thế trong trận tranh Cúp Vinaphone thế mà cũng được gọi lên tuyển”; cổng trường học, không ít nam thanh, nữ tú tan trường cũng: “đ… con mẹ mày. Đi đâu qua gọi đ… nghe”. Đây là sự thực chứ không phải cổ xúy hay tô hồng. Sự thực đáng báo động.
Chiến sĩ CSGT dẫn các cháu bé qua đường, một cử chỉ đẹp thể hiện văn hóa Người Hà Nội. ảnh LĐ |
Văn hóa ứng xử của người Việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp qua hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hóa ứng xử được ông cha ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Ngày nay mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn, trong tình yêu, tình gia đình, trong nhà trường, trong kinh doanh, đàm phán…
Giao tiếp ứng xử có văn hóa, có đạo đức là cơ sở để có những mối quan hệ thân thiện trong cộng đồng. Vậy nên mới có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hay “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”. Vì vậy văn hóa ứng xử phải đặt lên hàng đầu. Thế nhưng ngày nay, chúng ta không còn xa lạ gì và cũng có thể là khá dễ dàng bắt gặp chuyện các bạn trẻ chửi thề, nói tục và có vẻ như khó để cứu chữa bởi những ngôn từ ấy đã trở thành một thói quen, đã ăn sâu vào tiềm thức của họ.
Không chỉ ở ngoài đời sống, những lời nói dung tục, chửi thề xuất hiện nhan nhản trên các diễn đàn, mạng xã hội, những hình ảnh phản cảm, thiếu văn hóa được đăng lên thường xuyên kèm với những “tút” khiến người đọc phải đỏ mặt. Hiện tượng này không chỉ xuất hiện ở những người trẻ tuổi mà ngay cả những tài khoản mạng xã hội của những người làm công chức, giáo viên, bác sỹ, kỹ sư… cũng dùng những ngôn ngữ “trần trụi”.
“Người với người sống để yêu nhau”. Hà Nội đẹp không chỉ phong cảnh nên thơ, cổ kính mà Hà Nội sẽ đẹp hơn khi du khách đặt chân đến đây cảm thấy nể phục và ấm lòng khi tận mắt nhìn, nghe cách ứng xử của người Hà Nội thực sự thanh lịch. Không có chỗ cho những câu dung tục. |
Nhiều chuyên gia văn hóa hay những người dân yêu Hà Nội đã không khỏi cảm thấy đau lòng khi phải chứng kiến nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận cư dân sinh sống ở Hà Nội. Đó là những nhà hàng sẵn sàng mắng, chửi khách không tiếc lời, thậm chí còn “đốt vía” nếu khách vô tình mở hàng mà không mua. Đi ra đường, một va chạm dù nhỏ, người ta cũng dễ dàng nổi khùng, chửi bới, dẫn đến xô xát. Nhiều dịch vụ công cộng của nhà nước, người có công quyền hách dịch, hất hàm, nói trống không với cả khách lớn tuổi.
Nhiều người xả rác bừa bãi ở bất cứ nơi nào, bất kỳ thời điểm nào. Nơi công cộng biến thành những tiện ích khác: Chiếm dụng vỉa hè, công viên cây xanh thành nơi bán hàng, bàn ghế ngổn ngang, cản trở người đi lại. Ghế đá công viên thành “giường trời” cho không ít cặp tình nhân, nhiều người thản nhiên hút thuốc lá, gạt tàn nơi công cộng, khạc nhổ bừa bãi bất cứ chỗ nào. Một bộ phận dân cư Hà Nội thiếu tôn trọng những giá trị đạo đức truyền thống. Đặc biệt gần đây, văn hóa công cộng lại gióng lên hồi chuông nhức nhối khi đôi nam nữ trẻ vô tư coi rạp chiếc là “phòng the”…
Bên cạnh đó, thói quen uống rượu, bia đi kèm với những địa điểm nhậu vô tội vạ, không giới hạn khiến cho bộ mặt đô thị trở nên méo mó. Uống rượu bia say xỉn gây tai nạn giao thông, quán nhậu tập trung đông làm xấu đi bộ mặt của các tuyến phố, thế nhưng câu chuyện về văn minh uống rượu bia vẫn không có hồi kết.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, xã hội, kể cả cơ quan quản lý văn hóa cũng thừa nhận, chưa có thời điểm nào, vấn đề văn hóa ứng xử ở Hà Nội và người Hà Nội được đặt ra cấp thiết như hiện nay. Những hiện tượng tiêu cực gần đây trong văn hóa ứng xử đã trở nên đáng báo động, ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của một Thủ đô có bề dày văn hóa, lịch sử đang hội nhập mạnh mẽ với cả khu vực và trên thế giới.
Cuộc cách mạng khôi phục nét đẹp văn hóa ứng xử
Có nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do người Hà Nội hiện đại đang ngày càng sống vội vã và gấp gáp. Thêm vào đó, là ngày càng có nhiều người ở nhiều địa phương chuyển về sinh sống làm việc, làm mất dần đi những nét văn minh, thanh lịch của người Tràng An gốc. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, điều “cốt lõi” sâu xa nhất chính là từ nhận thức của mỗi con người đang sinh sống và làm việc tại đây chứ không phải là người gốc Hà Nội mới văn minh, còn nơi khác thì không.
Do đó, để thay đổi, cần phải tạo sự chuyển biến từ trong nhận thức, ý thức của người Thủ đô mới có thể giải quyết tận gốc vấn đề. Nhưng muốn bảo tồn và phát triển được văn hóa người Hà Nội thanh lịch, thì không chỉ là việc của một cá nhân, tổ chức, mà nó cần được chuẩn hóa, tuyên truyền và thấm nhuần vào mọi hoạt động của người dân, tổ chức, cơ quan công quyền hoạt động ở thành phố để hình thành nét văn hóa ứng xử xứng tầm của một thành phố nghìn năm tuổi.
Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là động lực phát triển. Vì vậy, để tiếp tục khắc phục những “lỗ hổng” văn hóa của người Hà Nội, Thành phố đã đề ra nhiều chế tài xử phạt, chỉ thị, quy tắc, các chương trình hành động thiết thực liên quan đến văn hóa ứng xử của toàn bộ người dân Thủ đô. Chương trình 04 của Thành ủy đến nay cơ bản đã khắc phục phần nào vấn đề văn minh đô thị, văn hóa ứng xử, khơi dậy được nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp nhân dân.
Cụ thể là Kế hoạch 169/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 5/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính các cấp. Trong đó, nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; không được đánh bạc dưới mọi hình thức…, hay việc cho ra đời 2 Bộ quy tắc ứng xử nơi công sở và công cộng.
Và xét trên bình diện cả nước, Hà Nội là thành phố tiên phong xây dựng, ban hành 2 bộ Quy tắc ứng xử, đến nay đã triển khai được hơn 1 năm, thể hiện sự quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền thành phố trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử đã bước đầu đã đi vào cuộc sống. Cụ thể, ngay sau khi Chủ tịch UBND Thành phố ban hành 2 bộ Quy tắc ứng xử, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cũng đã ra 6 văn bản hướng dẫn để triển khai 2 bộ Quy tắc ứng xử này.
Vẫn biết, Bộ Quy tắc ứng xử không thể một sớm một chiều đi vào cuộc sống, nhưng người dân Hà Nội vẫn đang rất nỗ lực để phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, trách nhiệm, tâm huyết, có lối sống lành mạnh, tinh thần tương thân tương ái, làm những việc có ích. Đó cũng là nhân tố bảo đảm cho Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng, công sở của Hà Nội nhanh chóng phát huy giá trị trong cuộc sống.
B.Thoa- H.P Kỳ 3: Sức lan tỏa của 2 bộ quy tắc ứng xử
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30