Đền Đức Thánh Cả - Nơi đượm hồn sông núi
Tạo mọi điều kiện để phát triển du lịch | |
Nâng tầm du lịch Hà Nội |
Đền Thiên Vựng nằm nép mình bên tả ngạn sông Đáy, tựa lưng vào dãy núi Hàm Long trùng điệp. Cửa đền nhìn ra dòng sông, nơi Đáy Giang uốn khúc như dải lụa. Ngọn núi chính hình thành 9 cấp nhìn tựa như 9 đầu rồng hướng về đền. Từ ngọn núi này, nước chảy qua lèn đá tuôn róc rách quanh năm.
|
Ngôi đền ẩn nhập vào lớp áo choàng xanh của những lùm cây cổ thụ, cây ăn quả trải rộng trên diện tích 20.807m2. Thế nên, khách thập phương luôn cảm thấy không khí u tịch, mát mẻ ở chốn này. Vãn cảnh, du khách không khỏi trầm trồ khi ngắm nhìn kiến trúc của ngôi đền. Công trình này được xây dựng theo kiểu chữ “Vương” ngoài chữ “Quốc”. Phía ngoài có cổng đền và tường bao quanh. Phía trong là hai dãy hành lang, nhà đại bái, nhà hậu cung và tòa ống muống. Tòa hậu cung có 9 rồng chầu.
Trong đền còn lưu giữ được toàn bộ hệ thống hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng, sơn mài, khảm trai có giá trị. Đặt giữa tòa đại bái là hai bức hoành phi: “Vạn cổ anh linh” và “Nam thiên thượng đẳng”. Trong đền còn có hàng chục câu đối gỗ sơn son thếp vàng và nhiều câu đối của các quan đại thần.
Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” và thần phả, sắc phong lưu trữ tại đền thì thần thuộc dòng dõi Kinh Dương Vương, con cháu Vua Hùng. Sinh thời, thần là một vị tướng phò Lý Bôn dẹp giặc Lương xâm lược. Thần được Lý Bôn phong làm “Tổng thống quân vụ thủy đạo thượng tướng quân”. Ngài cùng với đại tướng Phạm Tu thống lĩnh quân sĩ, phía Bắc dẹp tướng giặc Tiêu Tư nhà Lương, phía Nam dẹp giặc Chăm Pa xâm lược giúp đất nước thanh bình. Ngày 6/12, ngài đi xe mây về cửa sông Hát thuộc trang Hữu Vĩnh, hào quang sáng rực một vùng. Ngài hóa tại đây, hiển thánh và được Lý Nam Đế sắc phong: “Nam thiên linh ứng tối linh thượng đẳng tôn thần”.
Nhà vua còn ban bạc, ruộng đất cho trang Hữu Vĩnh làm “hộ nhi” để tu sửa đền và phụng thờ. Cũng vì thế mà sau này, vua Đinh Tiên Hoàng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn… đã vào đền làm lễ tế trước khi tiến đánh quân xâm lược. Trải qua các triều đại, đền đều được sắc phong với ghi nhận: “Xưa nay giúp nước, giúp dân nhiều lần linh ứng, xếp vào tối linh thần ở trời Nam”. Đền được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1991.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54