--> -->

Đến cuối năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến phải đạt 50%

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nếu không nỗ lực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành thì chúng ta sẽ tụt hậu, trong lúc chúng ta phải tận dụng mọi thời cơ để vươn lên.
Khắc phục bằng được tình trạng thiếu thuốc, vật tư, tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng Phải có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược trong quy hoạch tổng thể quốc gia

Ngày 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị chuyên đề về đẩy mạnh cải cách TTHC và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Hơn 1.700 quy định kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa

Các báo cáo, ý kiến tại Hội nghị đánh giá, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, nỗ lực triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp và đạt được một số kết quả tích cực, quan trọng về cải cách TTHC, hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành.

Về cải cách TTHC, việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh được triển khai quyết liệt, có kết quả. Theo đó, hơn 1.700 quy định được cắt giảm, đơn giản hóa tại 125 văn bản quy phạm pháp luật, hơn 1.100 quy định kinh doanh đã được phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa.

Việc phân cấp trong giải quyết TTHC được quan tâm chỉ đạo, từng bước đẩy mạnh theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực. 699 TTHC đã được phê duyệt phương án phân cấp giải quyết, chiếm 13,47% TTHC. Việc rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước được tích cực triển khai.

Đến cuối năm 2023, tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến phải đạt 50%
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng số hóa, không phụ thuộc vào địa giới hành chính được chú trọng, bước đầu có kết quả. Cả nước hiện có 11.699 bộ phận một cửa các cấp (57 trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh). 53/63 địa phương đã hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Dịch vụ công trực tuyến được triển khai ngày càng hiệu quả, sâu rộng. Đã cung cấp 3.805 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; hơn 2,8 triệu tài khoản đăng ký (tăng 2,8 lần so với cùng kỳ 2021); hơn 4,78 triệu hồ sơ trực tuyến được thực hiện (tăng 3 lần so với cùng kỳ); hơn 129,6 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái (tăng 2 lần so với cùng kỳ); hơn 2,6 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với hơn 2,78 nghìn tỷ đồng (tăng 16 lần so với cùng kỳ 2021).

Về hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành, hoạt động xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng với tỷ lệ cao; hơn 14,2 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận giữa các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp; gần 1.300 phiếu điện tử lấy ý kiến thành viên Chính phủ thực hiện trên Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ.

Công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dựa trên dữ liệu được thúc đẩy thông qua hoạt động kết nối, tích hợp và chia sẻ thông tin, dữ liệu và xây dựng Bộ Chỉ số phục vụ sự chỉ đạo, điều hành. Bước đầu đã xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, đưa Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đi vào hoạt động.

Các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai, đặc biệt là Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư, đã số hóa và tạo lập gần 100 triệu dữ liệu dân cư được cấp số định danh cá nhân, cập nhật thường xuyên từ cấp xã, bảo đảm tiêu chí "đúng, đủ, sạch, sống"; cấp hơn 68 triệu thẻ căn cước có gắn chíp điện tử cho công dân.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giám sát, đánh giá được quan tâm triển khai như Hệ thống đánh giá Bộ Chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công; Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh; Hệ thống theo dõi thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Thay đổi hành vi thực hiện các dịch vụ hành chính công từ trực tiếp sang trực tuyến

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh TTHC trong một số lĩnh vực còn nhiều rào cản, gây bức xúc trong xã hội. Việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh chưa được quan tâm thực hiện đúng mức, chưa huy động được sự tham gia tích cực của hiệp hội, doanh nghiệp, người dân trong quá trình cải cách. Người dân, doanh nghiệp còn phải chịu nhiều chi phí đầu vào không cần thiết…

Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh một số quan điểm chỉ đạo, theo đó, cần có cách tư duy, phương pháp tiếp cận, lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa với các cấp lãnh đạo, đặc biệt là cấp trực tiếp tiếp xúc, làm việc với người dân và doanh nghiệp. Kế thừa, phát huy kết quả đạt được, bài học hay, kinh nghiệm quý; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nỗ lực đột phá vươn lên.

"Nếu không nỗ lực đẩy mạnh cải cách TTHC, hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành thì chúng ta sẽ tụt hậu trong lúc chúng ta phải tận dụng mọi thời cơ để vươn lên", Thủ tướng phát biểu.

Đến cuối năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến phải đạt 50%
Thủ tướng yêu cầu đến cuối năm 2023, tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến phải đạt 50% - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng yêu cầu, trước hết, các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trước ngày 30/9 hằng năm; cập nhật đầy đủ, chính xác và công khai kịp thời quy định kinh doanh, chi phí tuân thủ, phương án cải cách trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh. Thực hiện việc tham vấn người dân, doanh nghiệp về quy định, vướng mắc, khó khăn và phương án cải cách trên hệ thống này.

Tổ chức thực thi ngay các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh đã được phê duyệt và phương án phân cấp trong giải quyết TTHC (Quyết định 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022), đồng thời tập trung rà soát, đơn giản hóa 59 TTHC/nhóm TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước…

Thủ tướng lưu ý xã hội hóa một số công đoạn trong tiếp nhận, trả kết quả TTHC, hỗ trợ việc thực hiện TTHC tại Bộ phận một cửa các cấp để tất cả mọi người dân, nhất là những người yếu thế, ở vùng nông thôn, biên giới, hải đảo có thể làm được dịch vụ công trực tuyến.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phấn đấu nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của chính quyền các cấp trong thực hiện TTHC, trong đó đến năm 2023 đạt trên 80%, năm 2025 đạt trên 90% mức độ hài lòng. Tỷ lệ giải quyết đúng hạn tại Trung tâm phục vụ hành chính công phải đạt trên 90%.

Đến cuối năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến phải đạt 50%. Mục tiêu trước mắt là mỗi gia đình sẽ có ít nhất một thành viên có thể thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Về lâu dài, chúng ta phải giúp người dân, doanh nghiệp thay đổi nhận thức, thói quen, hành vi thực hiện các dịch vụ hành chính công từ trực tiếp sang trực tuyến.

Cùng với đó, đẩy mạnh kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành với Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.

Tiếp tục thực hiện nghiêm việc ký số, gửi nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng tại các cấp chính quyền; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các phần mềm chế độ báo cáo theo yêu cầu của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP và tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. Yêu cầu đến cuối tháng 6/2023, tỷ lệ hồ sơ xử lý công văn giấy tờ trực tuyến ở các bộ, ngành Trung ương và cơ quan hành chính cấp tỉnh phải đạt 100%.

Thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ các thông tin, dữ liệu (Quyết định số 1498/QĐ-TTg ngày 11/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ) và xây dựng các bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo, điều hành của bộ, cơ quan, địa phương tích hợp với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Phấn đấu đến giữa năm 2023, có 5 bộ, ngành và 10 địa phương hoàn thành xây dựng Bộ Chỉ số điều hành đưa vào hoạt động và tích hợp thông tin, dữ liệu với Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Đại biểu kiến nghị, Thành phố cần sớm ổn định chính quyền địa phương 2 cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, nhất là việc phân cấp, để giảm bớt gánh nặng cho cấp Thành phố, tạo điều kiện cho cấp dưới được giải quyết công việc thuận lợi.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp về công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng GDNN trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035”.
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 tập trung vào các mục tiêu chính như: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước.
Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi

Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi

Ngày Dân số thế giới 11/7 năm nay có chủ đề “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”. Thông điệp này nhằm nhấn mạnh đến quyền cơ bản của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên được tiếp cận thông tin, dịch vụ y tế để chủ động, tự do và có trách nhiệm trong quyết định về sinh sản.
EVNHANOI cảnh báo thủ đoạn mạo danh ngành điện lợi dụng sắp xếp tổ chức để lừa đảo

EVNHANOI cảnh báo thủ đoạn mạo danh ngành điện lợi dụng sắp xếp tổ chức để lừa đảo

Hiện nay, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã thực hiện tổ chức lại mô hình các Công ty Điện lực, từ 30 đơn vị cấp quận/huyện, thành 12 Công ty Điện lực khu vực, phù hợp với địa giới hành chính mới của Thủ đô. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho những tổ chức lừa đảo, lợi dụng thông tin sáp nhập để giả danh nhân viên ngành điện, thực hiện hành vi lừa đảo tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng của nhiều người dân Hà Nội đã "bốc hơi" chỉ sau vài cú nhấp chuột vì tin những lời mời gọi "rót vốn" siêu lợi nhuận vào các sàn giao dịch vàng quốc tế ảo. Công an thành phố Hà Nội tiếp tục cảnh báo về chiêu thức lừa đảo tinh vi này, khi các đối tượng lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết để chiếm đoạt tài sản.
Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Thời gian qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục được giữ ổn định. Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp Thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.

Tin khác

BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

Ngày 1/7/2025, tại Hà Nội, Trung tâm Dữ liệu quốc gia (TTDLQG) - Bộ Công an đã tổ chức Lễ phát động Triển khai Luật Dữ liệu cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành với sự tham gia của các đơn vị nghiệp vụ liên quan, các cơ quan nhà nước và một số doanh nghiệp, tổ chức tài chính.
Phát động Giải báo chí về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025

Phát động Giải báo chí về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Trung tâm Truyền thông KH&CN, Cơ quan thường trực Giải thưởng chính thức phát động Giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025. Thời gian tiếp nhận tác phẩm bắt đầu từ ngày 25/6 đến hết ngày 15/11/2025.
Kỷ nguyên báo chí dữ liệu

Kỷ nguyên báo chí dữ liệu

Kỷ nguyên số mở ra những thách thức chưa từng có nhưng cũng đem đến cơ hội vàng để báo chí chuyển mình. Dữ liệu lớn và cá nhân hóa nội dung chính là “chìa khóa” tương lai của báo chí, mở đường cho các mô hình truyền thông mới, nơi báo chí không chỉ đưa tin mà còn phục vụ thông tin như một dịch vụ thiết yếu phù hợp với từng cá nhân.
Đổi mới sáng tạo là “chìa khóa” thành công

Đổi mới sáng tạo là “chìa khóa” thành công

Việc ứng dụng Dữ liệu lớn và cá nhân hóa không chỉ đơn thuần là cải tiến kỹ thuật, mà còn mở ra những hướng đi mới cho mô hình truyền thông trong tương lai.
Để báo chí bắt kịp “chuyến  tàu” AI

Để báo chí bắt kịp “chuyến tàu” AI

Chuyển đổi số báo chí đã và đang trở thành xu thế tất yếu ở tất cả các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số báo chí là sự tích hợp dữ liệu và công nghệ số vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của một cơ quan báo chí. Do đó, việc sử dụng công nghệ số để thay đổi mô hình từ quản lý đến tác nghiệp, sản xuất, xuất bản, phân phối nội dung và kinh doanh... tạo ra những sản phẩm, cơ hội, doanh thu và các giá trị mới, đó là mục tiêu mà các cơ quan báo chí luôn phải hướng tới.
Công an Thủ đô làm chủ khoa học công nghệ, vững bước tiến vào kỷ nguyên số

Công an Thủ đô làm chủ khoa học công nghệ, vững bước tiến vào kỷ nguyên số

Ngày 8/6, tại trụ sở Công an thành phố Hà Nội, khoảng 1.500 cán bộ, chiến sĩ Công an các đơn vị bước vào kỳ thi tập trung khóa học trực tuyến trong khuôn khổ chương trình "Thanh niên Công an Thủ đô gương mẫu đi đầu trong đào tạo và làm chủ khoa học công nghệ, vững bước tiến vào kỷ nguyên số".
Kể chuyện đa phương tiện: Thay đổi cách nhìn nhận về sản phẩm báo chí

Kể chuyện đa phương tiện: Thay đổi cách nhìn nhận về sản phẩm báo chí

Trong một thế giới mà mỗi ngày người Việt dành đến 365 phút để lướt Internet, trong đó hơn một nửa thời gian là qua điện thoại di động, thì báo chí không thể tiếp tục chỉ "viết". Cách làm báo đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ từ văn bản thuần túy sang kể chuyện bằng hình ảnh, âm thanh, video, đồ họa và tương tác. Đó chính là Multimedia Storytelling - cách kể chuyện đa phương tiện đang làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận về sản phẩm báo chí.
Đẩy mạnh số hóa, mang lại tiện ích tối đa cho người dân

Đẩy mạnh số hóa, mang lại tiện ích tối đa cho người dân

Trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Với mục tiêu xây dựng một nền hành chính số hiện đại, BHXH Khu vực I tại Hà Nội đã và đang khẳng định vai trò tiên phong, mang đến những tiện ích vượt trội, đơn giản hóa thủ tục và củng cố niềm tin của cộng đồng vào hệ thống an sinh xã hội.
Chuyển đổi số trong đăng ký xe, người dân Hà Nội chỉ mất vài phút làm thủ tục

Chuyển đổi số trong đăng ký xe, người dân Hà Nội chỉ mất vài phút làm thủ tục

Với sự bứt phá mạnh mẽ của chuyển đổi số, quy trình đăng ký, bấm biển số xe tại Hà Nội giờ đây đã trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn bao giờ hết. Nhờ việc ứng dụng công nghệ, tích hợp dữ liệu và triển khai các dịch vụ công trực tuyến, người dân có thể hoàn tất thủ tục chỉ trong vài phút, tiết kiệm thời gian, công sức, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý cho lực lượng chức năng.
Tạo cơ hội để doanh nghiệp công nghệ số phát triển đột phá

Tạo cơ hội để doanh nghiệp công nghệ số phát triển đột phá

Ngày 27/5, Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2025 (Vietnam - Asia DX Summit 2025) với chủ đề “Làm chủ công nghệ - Đột phá, Vươn mình” do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức đã chính thức diễn ra tại Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động