Đề xuất lấp một phần hồ Thành công: Khó có thể chấp nhận!
Người bị thu hồi đất được lựa chọn hình thức tái định cư phù hợp | |
Quy định mới về cải tạo chung cư: Để hai bên cùng có lợi |
Theo bà Nguyễn Thuỳ Dương – Phó Giám đốc PR Marketing VIHAJICO VIHAJICO: Thực hiện chủ trương của UBND Thành phố Hà Nội tại Công văn số 5621/UBND-ĐT, ngày 30/9/2016, về việc cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, công ty đã được giao nhiệm vụ lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 toàn Khu tập thể Thành Công với quy mô diện tích đất khoảng 23,058ha và số lượng nhà chung cư cũ là 67 nhà cao 2 – 5 tầng.
Một góc hồ Thành Công |
Để đảm bảo tính khả thi của đồ án nhằm tăng tiện ích cho khu dân cư mới, tạo được quỹ đất sạch để triển khai được ngay nhà tái định cư mà không phải di chuyển dân đến các khu tạm cư, tránh gây xáo trộn cho cuộc sống của người dân. Mặt khác, để người dân cũng có điều kiện giám sát và khẳng định chất lượng nơi ở mới của chủ đầu tư, doanh nghiệp (DN) đã đề xuất giải pháp lấp 1ha diện tích hồ Thành Công, theo hướng không làm thay đổi diện tích mặt nước hiện có.
Doanh nghiệp dự kiến hoán đổi toàn bộ diện tích khoảng 1ha đất trong phạm vi công viên hồ Thành Công để xây dựng nhà tái định cư tại chỗ cho người dân; hoàn trả bằng cách điều chỉnh mở rộng ranh giới hồ vào khu dân cư mới về phía Bắc, lấy ra được khoảng 1ha đất từ quỹ đất của công viên và hồ Thành Công. Như vậy, doanh nghiệp sẽ hoàn trả đúng diện tích công viên và hồ Thành Công vào trong ranh giới quy hoạch được giao, đảm bảo tỷ lệ cây xanh, mặt nước đô thị theo đúng quy hoạch phân khu. Thực tế, diện tích mặt nước hoàn toàn không thay đổi so với diện tích cũ…
Hồ Thành Công (còn được biết đến với tên Công viên Indira Gandhi) thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình – Hà Nội). Hồ có diện tích trên 8,6 ha, trong đó có 5,9 ha diện tích mặt nước, còn lại là khuôn viên có cây xanh. Hồ được cải tạo, xây dựng thành khuôn viên từ năm 1997. Đến 2013, hồ Thành Công được Thành phố giao cho UBND quận Ba Đình tiếp quản. Với người dân phường Thành Công, hồ Thành Công vừa là “trung tâm thể thao”, vừa là nơi giải trí, là sân chơi của trẻ em, là điểm gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ của những người cao tuổi. Hồ còn là nơi thoát nước, là lá phổi, là hồ sinh thái điều hòa không khí cho người dân quanh khu vực.
Theo bà Nguyễn Thị Thu (cư dân khu C, tập thể Thành Công), gia đình bà đã sinh sống tại khu tập thể Thành Công đã được 35 năm, là một trong những hộ dân đầu tiên ở đây. Bà Thu cho biết, trước đây, khu vực xung quanh hồ Thành Công rất bẩn thỉu, xập xệ, sau nhiều lần cải tạo, bộ mặt đô thị ở đây mới được sạch đẹp như bây giờ. “Chúng tôi sống khổ cực bao nhiêu năm, bây giờ mới được hưởng thành quả của cộng đồng. Niềm vui mỗi ngày của chúng tôi là được ra hồ Thành Công hít thở, gặp gỡ, giao lưu với các bạn già. Sao nói lấp là lấp được? Nói xây hồ “bù” là ảo tưởng, người dân chúng tôi không tin được”, bà Thu bày tỏ.
Một số người dân khác phản ánh, đến thời điểm hiện tại, người dân vẫn chưa nhận được bất cứ một thông báo chính thức nào từ chính quyền sở tại. Trong những cuộc họp tổ dân phố gần đây, họ chỉ được phát một phiếu khảo sát, hỏi có ủng hộ chủ trương của Chính phủ về việc xây dựng khu tái định cư hay không, và trong khảo sát đó không đưa ra nội dung lấp hồ Thành Công.
Bà Phạm Thị Lan (cư dân tập thể A3 – phường Thành Công) khẳng định, các dãy nhà khu A dù được xây dựng từ những năm 80, nhưng vẫn chưa xuống cấp trầm trọng, vẫn ở tốt. “Nếu có chỉnh trang, cải tạo, chúng tôi đồng ý, nhưng lấp hồ thì không bao giờ”, bà Lan cho hay.
Còn theo bà Thắm – một cư dân trên địa bàn, trong các khu nhà tập thể, chỉ có khu C1 là xuống cấp nhất, hiện đã được Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC cải tạo, xây dựng lại. “Nếu có ý định tái định cư, tôn tạo lại thì cần phải có kế hoạch cụ thể. Với những khu tập thể xây trên 50 năm thì tôn tạo trước, những khu tập thể dưới 50 năm hoặc kết cấu còn vững chắc thì tôn tạo sau. Quá trình tôn tạo, xây dựng, phải sắp xếp chỗ ở ổn định, thuận tiện cho người dân”, bà Thắm kiến nghị. Dẫu có thế nào đi chăng nữa đây là một đề xuất không thể chấp nhận.
Nguyễn Hạnh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội
Trật tự đô thị 29/12/2024 17:45
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm
Trật tự đô thị 28/12/2024 16:12
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Trật tự đô thị 25/12/2024 19:31
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26