-->

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm 5 năm không bị trừ lương

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Nhà giáo quy định, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 năm và không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Đề xuất quy định số lượng cấp phó có thể nhiều hơn khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Nhà giáo được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp công nghệ

Sáng 7/2, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến đối với dự án Luật Nhà giáo.

Trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 9 chương, 46 điều, giảm 4 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 8.

Trong đó, về quyền của nhà giáo, có ý kiến đề nghị bổ sung quyền của nhà giáo được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp công nghệ của cơ sở giáo dục đại học.

Theo Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, hiện nay, Luật Giáo dục đại học quy định cơ sở giáo dục đại học được phép thành lập doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật liên quan như Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp, Luật Phòng, chống tham nhũng, viên chức không được phép tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm 5 năm không bị trừ lương
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh. Ảnh: Quốc hội

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để tháo gỡ hạn chế, bất cập trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc các cơ sở giáo dục đại học, cơ quan thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo thống nhất đề xuất bổ sung quyền của nhà giáo được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở giáo dục đại học thành lập hoạt động trong lĩnh vực phát triển khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Đồng thời, rà soát sửa đổi quy định của các luật liên quan tại điều khoản chuyển tiếp.

Về chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho biết, một số ý kiến tán thành quy định tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đối với nhà giáo được tuyển dụng, xếp lương lần đầu.

Tuy nhiên, một số ý kiến còn băn khoăn, chưa đồng thuận với quy định này và đề nghị cần đánh giá tác động của chính sách này trong mối tương quan chung với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống chính trị.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật chỉnh lý theo hướng bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đối với nhà giáo được tuyển dụng, xếp lương lần đầu.

“Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; việc cải thiện chính sách tiền lương cho công chức, viên chức cần được nghiên cứu, tính toán đồng bộ trong quá trình xây dựng chính sách tiền lương theo vị trí việc làm“, cơ quan thẩm tra đề nghị.

Giáo viên mầm non được nghỉ hưu trước tuổi

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị thực hiện quy định chính sách thuê nhà ở công vụ cho nhà giáo theo quy định của Luật Nhà ở để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Có ý kiến đề nghị bổ sung chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho giáo viên khi đến công tác tại khu vực khó khăn theo quy định.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được chỉnh lý, theo đó, nhà giáo được hưởng chính sách thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật Nhà ở hoặc được bảo đảm chỗ ở tập thể khi đến công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm 5 năm không bị trừ lương
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Đồng thời, bổ sung quy định trường hợp không bố trí được chỗ ở tập thể hoặc nhà ở công vụ thì nhà giáo được hỗ trợ tiền thuê nhà ở theo mức hỗ trợ thuê nhà ở công vụ; bỏ tiêu chí “đủ các điều kiện thiết yếu” trong quy định về nhà ở tập thể của giáo viên.

Đáng quan tâm, nhiều ý kiến tán thành chính sách được nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của pháp luật đối với giáo viên mầm non; đề nghị bổ sung tiêu chí nhà giáo phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên mới được nghỉ hưu trước tuổi và không bị trừ tỉ lệ tiền lương hưu được hưởng.

Bên cạnh đó, có ý kiến băn khoăn về nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách này và cho rằng phải bảo đảm nguyên tắc có đóng - có hưởng theo Luật Bảo hiểm xã hội.

Thường trực Ủy ban cho rằng, việc cho phép giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm so với độ tuổi quy định của pháp luật là chính sách được xây dựng dựa trên đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của đối tượng này và phù hợp với đặc thù người học là trẻ mầm non.

Dự thảo Luật đã chỉnh lý và bổ sung quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 5 năm và không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.

Nhất trí nhiều cơ chế ưu đãi với nhà giáo

Thảo luận tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy ủng hộ quy định nhà giáo được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở giáo dục đại học thành lập hoạt động trong lĩnh vực phát triển khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

Đồng quan điểm, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải nhìn nhận, việc cho phép nhà giáo tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở giáo dục đại học thành lập hoạt động trong lĩnh vực phát triển khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ là sự cách mạng.

Theo Trưởng ban Công tác đại biểu, việc hình thành các doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học là hết sức cần thiết và có đóng góp quan trọng vào phát triển khoa học, công nghệ. Hiện, nhiều trường có các mô hình vườn ươm công nghệ, các thầy, cô là chủ nhiệm đề tài khoa học các cấp, nếu tiếp tục được quản lý, điều hành doanh nghiệp công nghệ đó sau khi được chuyển giao thì rất thuận lợi.

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm 5 năm không bị trừ lương
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh kết luận nội dung thảo luận. Ảnh: Quốc hội

Về đạo đức của nhà giáo, bà Nguyễn Thanh Hải mong muốn quy định cụ thể hơn về những việc không được làm và nên cho phép Chính phủ quy định chi tiết về điều này, để khi cần sửa đổi, bổ sung thì nhanh gọn hơn.

Quan tâm đến chế độ nghỉ hưu với nhà giáo ở bậc học mầm non, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nhìn nhận, quy định nhà giáo ở bậc học mầm non được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn là phù hợp với Bộ luật Lao động, nhưng nếu nhà giáo mới có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ lương hưu của họ rất thấp.

Vì vậy, cần có quy định tạo điều kiện cho nhà giáo ở bậc học mầm non ngoài việc có thể nghỉ hưu thấp hơn, còn có thể chuyển đổi sang vị trí công tác khác phù hợp để tiếp tục làm việc, tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội để có lương hưu cao hơn...

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí quy định trong luật là lương nhà giáo xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp; nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp khác theo quy định của pháp luật; cơ chế hỗ trợ tiền thuê nhà cho giáo viên khi đến công tác tại vùng khó khăn trong điều kiện không bố trí được nơi ở.

Về chính sách nghỉ hưu sớm trước tuổi với giáo viên mầm non, thống nhất bổ sung điều kiện phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên thì mới được nghỉ hưu sớm và không bị giảm tỷ lệ lương hưu được hưởng...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, người lao động

Phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động luôn được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Qua đó đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Tuyên Quang: Xử phạt tài xế cản trở đoàn xe ưu tiên

Tuyên Quang: Xử phạt tài xế cản trở đoàn xe ưu tiên

(LĐTĐ) Sáng 7/2, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, Phòng CSGT Công an tỉnh Tuyên Quang đã lập biên bản xử phạt trường hợp tài xế ô tô đầu kéo có hành vi cản trở xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ.
"Đèn âm hồn", "Nụ hôn bạc tỷ" dẫn đầu, phim Trấn Thành mất ngôi vương phòng vé sau Tết

"Đèn âm hồn", "Nụ hôn bạc tỷ" dẫn đầu, phim Trấn Thành mất ngôi vương phòng vé sau Tết

(LĐTĐ) Cuộc đua phòng vé sau Tết Nguyên đán 2025 đang diễn ra hết sức gay cấn. Lần đầu tiên sau 3 năm, phim Tết của Trấn Thành không còn độc chiếm phòng vé sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
TP.HCM: Kéo dài thời gian trưng bày linh vật Rắn tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

TP.HCM: Kéo dài thời gian trưng bày linh vật Rắn tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tiếp tục trưng bày linh vật Tết Ất Tỵ đến hết ngày 9/3/2025 để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của nhân dân, du khách và Lễ hội Áo dài TP.HCM lần thứ 11.
Thủ tướng yêu cầu công bố phương án tuyển sinh THCS, THPT trong tháng 2/2025

Thủ tướng yêu cầu công bố phương án tuyển sinh THCS, THPT trong tháng 2/2025

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 10/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở (THCS), tuyển sinh trung học phổ thông (THPT) và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong dự lễ phát động Tết trồng cây tại quận Hai Bà Trưng

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong dự lễ phát động Tết trồng cây tại quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Sáng 7/2, tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 do quận Hai Bà Trưng tổ chức.
TP.HCM bứt tốc ngay từ đầu năm 2025

TP.HCM bứt tốc ngay từ đầu năm 2025

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có những bứt tốc đáng chú ý khi nhiều chỉ số kinh tế tăng cao so với năm 2024.

Tin khác

Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị cho Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9

Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị cho Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 12/2 và bế mạc vào ngày 18/2/2025.
Sau khi sắp xếp, dự kiến các cơ quan của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban

Sau khi sắp xếp, dự kiến các cơ quan của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp, số lượng các cơ quan chuyên môn của Quốc hội dự kiến gồm Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên

Trong chuyến công tác tại Hà Giang, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", chiều 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ và tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang).
Bảo đảm Chính phủ làm đúng vai là cơ quan trình dự án luật

Bảo đảm Chính phủ làm đúng vai là cơ quan trình dự án luật

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sẽ quy định bảo đảm Chính phủ làm đúng vai là cơ quan trình dự án luật và chịu trách nhiệm đến cùng với dự án luật do mình trình.
Xây dựng Đảng bộ Chính phủ vững mạnh

Xây dựng Đảng bộ Chính phủ vững mạnh

Chiều 5/2, Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ nhất. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.
Đề xuất quy định số lượng cấp phó có thể nhiều hơn khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Đề xuất quy định số lượng cấp phó có thể nhiều hơn khi sắp xếp tổ chức bộ máy

(LĐTĐ) Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị bổ sung quy định về việc cho phép số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy có thể nhiều hơn số lượng tối đa theo quy định hiện hành.
Đề xuất tổ chức Ủy ban nhân dân theo mô hình cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng

Đề xuất tổ chức Ủy ban nhân dân theo mô hình cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng

(LĐTĐ) Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị quy định thống nhất theo hướng cả nơi tổ chức cấp chính quyền địa phương và nơi không tổ chức cấp chính quyền địa phương thì Ủy ban nhân dân đều được tổ chức theo mô hình cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương làm việc theo chế độ thủ trưởng.
Sửa Luật Tổ chức Chính phủ: Tiếp tục hoàn thiện các quy định về “phân cấp”, “ủy quyền”

Sửa Luật Tổ chức Chính phủ: Tiếp tục hoàn thiện các quy định về “phân cấp”, “ủy quyền”

(LĐTĐ) Sáng 5/2, tại Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Đây là một trong các dự án luật được xem xét sửa đổi nhằm phục vụ cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Đề xuất cơ cấu tổ chức Chính phủ sau sắp xếp gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ

Đề xuất cơ cấu tổ chức Chính phủ sau sắp xếp gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ.
Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh vừa chủ trì họp, chỉnh lý một số quy định tại dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 42.
Xem thêm
Phiên bản di động