Đề xuất ban hành Luật Bảo vệ người làm việc tốt
![]() | Cần thiết duy trì quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước |
![]() | Hiệp định Bảo hộ đầu tư tăng cường gắn kết giữa Việt Nam và EU |
![]() | Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội trực tiếp đi kiểm tra công tác tổ chức đại hội |
Sáng 22/5, trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, trong năm 2019, Quốc hội đã xem xét, thông qua 18 Luật, 3 Nghị quyết và cho ý kiến đối với 10 dự án luật khác; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 3 Nghị quyết về điều chỉnh Chương trình năm 2019.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Tờ trình dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV |
Theo Chương trình đã được quyết định, tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020), Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) và Nghị quyết về Chương trình năm 2021; đồng thời cho ý kiến đối với 7 dự án luật khác.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, thời gian qua, công tác xây dựng pháp luật từ khâu chuẩn bị đề xuất đưa dự án vào chương trình đến xem xét, thông qua tiếp tục có những cải tiến, đổi mới. Công tác phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc lập và thực hiện Chương trình vẫn còn những hạn chế chậm được khắc phục như: Tính dự báo của Chương trình không cao; việc đề nghị điều chỉnh Chương trình để bổ sung dự án vẫn còn nhiều, trong đó có không ít dự án được đề nghị bổ sung vào thời điểm gần sát kỳ họp Quốc hội, gây khó khăn, bị động cho các cơ quan của Quốc hội; tình trạng xin lùi thời gian trình hoặc rút dự án ra khỏi Chương trình do chưa chuẩn bị kịp, không bảo đảm chất lượng vẫn còn; việc lấy ý kiến trong quá trình xây dựng dự án nhiều trường hợp còn hình thức, hiệu quả thấp, đối tượng được lấy ý kiến chưa đầy đủ; việc rà soát để nhận diện những quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo nhằm đề xuất sửa đổi, bổ sung ngay trong quá trình soạn thảo trong một số trường hợp chưa được chú trọng dẫn đến nội dung dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chỉ rõ, nguyên nhân của những hạn chế nêu trên chủ yếu là do khâu tổ chức thực hiện chưa tốt, kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật chưa nghiêm; một số cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quy trình xây dựng pháp luật chưa phát huy hết trách nhiệm, nhất là trong công tác chuẩn bị dự án.
Bên cạnh đó, trong lập đề nghị xây dựng luật, một số cơ quan được giao chủ trì chuẩn bị chưa có sự quan tâm, đầu tư thoả đáng, chưa bám sát yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chưa chú trọng công tác tổng kết, đánh giá tác động của chính sách cũng như việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động của chính sách theo quy định, chưa trù liệu được hết các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng chuẩn bị dự án.
Tham gia thảo luận về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đã đề xuất Quốc hội cần nghiên cứu ban hành đạo luật mới, đó là Luật Bảo vệ người làm việc tốt. Theo đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, do xã hội ngày càng phát triển và quy định pháp luật cũng ngày càng bao quát đến gần hết các hành vi của con người trong đời sống xã hội nên hành vi đạo đức dần bị thu hẹp.
“Nhiều việc chúng ta thấy người ngoài xã hội vô cảm trước những khó khăn, vô cảm trước các nguy hiểm có thể xảy ra với người khác. Một phần ít trong số đó là những người không tốt, còn lại một số người không giúp đỡ người khác là do họ có tâm lý sợ phiền hà, trách nhiệm về tâm lý, sợ bị hiểu nhầm”, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh nhấn mạnh.
Cũng theo đại biểu đoàn Bình Định, người làm việc tốt có thể giúp đỡ người khác không mong được trả ơn, nhưng họ không làm bởi hành động của họ có rủi ro mà chưa được pháp luật bảo vệ, bởi ngoài tự bảo vệ cho bản thân thì họ phải chăm lo cho gia đình. Pháp luật mà chỉ quy định việc tốt là nghĩa vụ thì sẽ bị hạn chế vì từng con người mong muốn làm việc tốt", ông Nguyễn Văn Cảnh nói.
Từ đó, để phát huy hành vi đạo đức trong xã hội, ông Cảnh đề nghị Quốc hội ban hành luật Bảo vệ người làm việc tốt. Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh từng được biết đến với nhiều đề xuất gây chú ý. Năm 2017, khi thảo luận tình hình kinh tế xã hội ở hội trường Quốc hội, ông Cảnh đề nghị Chính phủ điều chỉnh giờ làm việc của công chức khối hành chính dịch vụ công và khối giáo dục công lập ở các đô thị trên khắp cả nước từ 8 giờ 30, kết thúc lúc 17 giờ, nghỉ trưa một giờ vì cho rằng thế giới đã nghiên cứu và áp dụng giờ làm như vậy là hợp lý.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xây dựng hệ thống dữ liệu đồng bộ tạo nền tảng cho chính quyền số

Ấm áp “Bữa cơm Công đoàn” tại Công đoàn Công ty TNHH một thành viên In Tiến Bộ

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội dự “Bữa cơm Công đoàn” cùng hơn 23.500 công nhân

Học Bác bằng những việc làm “thầm lặng”

“Đánh thức” tài nguyên đất ven sông

Nỗ lực tuyên truyền, đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống

Xã Đại Thanh: Xây dựng bộ máy hành chính hiện đại, gần dân
Tin khác

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An động viên các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ
Tin mới 28/07/2025 10:26

Thủ tướng: Quảng Trị cần phát huy khác biệt “không nơi nào có được”, vươn lên mạnh mẽ hơn
Tin mới 27/07/2025 21:13

Tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La
Tin mới 27/07/2025 20:52

Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức
Tin mới 27/07/2025 17:39

Miền đất hương quế anh hùng và những nghĩa cử tri ân tháng Bảy
Tin mới 27/07/2025 09:42

Dấu ấn Lễ hội "Việt Nam - Sắc màu từ miền nhiệt đới" tại Thủ đô Moscow, Nga
Tin mới 26/07/2025 22:01

Bộ Tài chính thông tin về việc một Vụ trưởng bị ngã tử vong
Tin mới 25/07/2025 19:12

Quân đội tổ chức thêm 4 chuyến bay chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An
Tin mới 25/07/2025 09:14

Bằng mọi cách tiếp cận địa bàn bị chia cắt, tiếp tế lương thực cho người dân trong mưa, lũ
Tin mới 24/07/2025 22:02

Toàn văn Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 24/07/2025 18:40