Để văn hóa Tràng An mãi trường tồn
Tinh hoa “Tiên ẩm” đất Tràng An | |
Khắt khe để giữ gìn văn hoá Thăng Long - Hà Nội |
Tuy nhiên, cùng với toàn cầu hóa và sự lên ngôi của kỷ nguyên số, không ít tinh hoa văn hóa của Hà Nội xưa đã bị phai nhạt. Làm thế nào để gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa của Thăng Long - Hà Nội cũng như quảng bá văn hóa Thăng Long đến được với bạn bè quốc tế, vai trò của thế hệ trẻ rất quan trọng.
Vậy các bạn trẻ nghĩ gì về văn hóa truyền thống, về trách nhiệm của mình với việc bảo tồn, phát huy văn hóa Thăng Long- Hà Nội. Đại diện một số bạn trẻ đã chia sẻ với Lao động Thủ đô những suy nghĩ của mình.
Đỗ Văn Dệ - Giám đốc Trung tâm phát triển Thanh thiếu niên Việt Nam, Chủ tịch Cộng đồng tình nguyện Việt Nam: “Nhân rộng việc tử tế, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp” Người Hà Nội vốn từ xưa tới nay đã nổi tiếng bởi nếp sống văn minh, thanh lịch chẳng lẫn với bất kì nơi đâu, và nếp sống đó vẫn luôn được duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nếp sống ấy không chỉ xuất hiện qua những trang sách, trang sử được lưu truyền từ xưa đến nay, mà còn được gìn giữ, phát huy trong bất kì hoàn cảnh nào. Ngày nay, cuộc sống quanh chúng ta hiện đại hơn, xô bồ hơn, Hà Nội cũng là thành phố của biết bao người dân từ những nơi khác tới nhập cư, học tập, làm việc, mang theo lối sống, tính cách, phong tục tập quán của từng vùng miền khác nhau. Chính vì vậy, nền văn hoá của Hà Nội cũng đã dần dần bị giao thoa, mai một ít nhiều. Hàng ngày, chúng ta có thể bắt gặp những hình ảnh thiếu văn hoá ở rất nhiều nơi, những hình ảnh phản cảm, những tệ nạn xã hội, đánh đập, chửi bới, cướp giật, và những hệ luỵ của sự mai một ấy đang đưa xã hội ngày càng đi xuống. Là một người trẻ tuổi, mang trong mình trái tim nhiệt huyết và khát khao đóng góp sức mình cho xã hội, thiết nghĩ, những nét văn hoá tốt đẹp, những truyền thống đáng tự hào của người Hà Nội nên được gìn giữ và phát huy, và thế hệ trẻ chắc chắn phải là thế hệ tiên phong làm điều đó. Chúng ta hãy kế thừa, học hỏi những nét văn hoá ấy bằng việc thay đổi chính bản thân mình và lan toả tới những người xung quanh, tích cực học tập, rèn luyện, trau dồi bản thân, luôn giữ hình ảnh chuẩn mực, không sa đà vào các tệ nạn xã hội. Hơn thế nữa, các bạn trẻ nên tự đề ra Quy tắc ứng xử và quy tắc sống cho bản thân, cẩn thận phát ngôn và không buông thả bản thân. Làm tốt được những điều đó, chính các bạn sẽ là những người có tầm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Chúng ta sẽ cùng chung tay để tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn bằng cách quan tâm tới mọi việc xung quanh, tích cực làm những công việc có ý nghĩa, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, những số phận kém may mắn... Bởi lẽ, lan toả yêu thương là cách tốt nhất để nhân rộng việc tử tế, khiến cho trái tim rộng mở hơn và tâm tính con người trở nên nhẹ nhàng hơn, và, yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi, nên đó sẽ là một trong những cách tốt nhất nếu chúng ta muốn giữ những giá trị trong nét đẹp văn hoá của người Hà Nội xưa và nay. Cuộc sống dù có phát triển đến đâu, thì giá trị chân - thiện - mỹ vẫn là những giá trị cốt lõi, bởi vậy, dù có phải người Hà Nội hay không, thì nét đẹp trong văn hoá người Hà Nội cũng vẫn là những chuẩn mực, những nét văn hoá tiêu biểu đặc trưng của cả dân tộc Việt Nam, rất đáng để chúng ta trân trọng, phát huy và tự hào. Hãy giữ những điều chân phương, giản dị mà sâu sắc nhất ấy, hãy sống bằng tình yêu thương được lan toả khắp mọi nơi và dùng sự chân tình để đối đáp với nhau, rồi chúng ta sẽ tạo nên một xã hội với nét đẹp văn hoá được gìn giữ đến muôn đời. |
Hoàng Dương – CEO G&D Design House, thành viên nhóm Đình làng Việt: “Cần phục dựng lại những nét Hà Nội xưa” Người ta vẫn thường nói: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An”. Chỉ bằng một câu nói ví von ngắn gọn, nhã nhặn, nhún nhường vậy thôi cũng đã cho ta thấy cái lịch lãm, tế nhị, tự tin của người Hà Nội. Hà Nội là mảnh đất hội tụ, nơi tích hợp các luồng văn hoá, để rồi thẩm thấu, chắt lọc và toả sáng. Đây cũng đồng thời là nơi tập hợp các danh nhân văn hoá, các tao nhân mặc khách ở mọi thời đại và mọi thế hệ. Chính những yếu tố đó làm nên văn hoá thanh lịch của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Tuy nhiên cuộc sống hiện đại ngày nay, cá nhân tôi thấy một số bạn trẻ không chú trọng việc bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hoá Hà Nội. Các bạn trẻ bị ảnh hưởng rất lớn bởi làn sóng công nghệ nên dần mất đi văn hoá đọc sách, mà những giá trị văn hóa tinh hoa lâu đời của Hà Nội lại được lưu lại trong những cuốn sách. Bên cạnh đó, họ chưa được sự đầu tư khai thác hiệu quả giá trị mà những công trình văn hoá vật thể còn hiện hữu. Các giá trị văn hoá phi vật thể mặc dù đã và đang được quan tâm bảo tồn nhưng sự lan tỏa và phát huy những nét văn hoá đó lại chưa được thực hiện đồng bộ. Chính điều này khiến những người trẻ loay hoay mà không biết đâu là văn hoá truyền thống, đâu là văn hoá du nhập. Theo tôi, để có thể gìn giữ được những nét văn hoá truyền thống ấy không có cách nào khác là chúng ta phải tuyên truyền, quảng bá thậm chí phục dựng lại những nét Hà nội xưa, những phong tục tập quán xưa để minh họa cho giới trẻ hiểu. Những năm gần đây, nhóm Đình Làng Việt đã và đang tổ chức thường xuyên các cuộc điền dã tới các di tích trong Thủ đô thu hút sự quan tâm của cộng đồng tới di sản. Tổ chức các chương trình toạ đàm tôn vinh nét đẹp văn hoá truyền thống xưa. Đình làng Việt dần trở thành một địa chỉ văn hóa trên truyền thông và mạng xã hội, nơi những thành viên gửi gắm những tâm huyết dù lớn dù nhỏ cho văn hoá truyền thống Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. |
Hoàng Xuân Chinh - Giáo viên Địa lý, Trường Phổ thông Quốc tế Newton: Gốc rễ của văn hóa là giáo dục Hà Nội - trái tim của cả nước là nơi hội tụ linh khí đất trời Việt Nam, nơi địa linh nhân kiệt. Trên mảnh đất thiêng liêng này, những người con kiệt xuất của dân tộc đã tạo dựng, tích lũy và gìn giữ 1 kho tàng đồ sộ những giá trị văn hoá tinh hoa nhất, đặc sắc nhất cho dân tộc. Nét đặc trưng nhất làm nên thương hiệu văn hóa của Hà Nội là nếp sống thanh lịch văn hóa, giản dị nhưng rất tinh tế. Điều này thể hiện ở mọi mặt trong đời sống, từ ngôn ngữ với lối phát âm nhẹ nhàng, cách dùng từ tao nhã đến các thú ăn chơi mang đầy tính thưởng lãm như: Chơi chữ, chơi hoa, cây cảnh, vật cảnh… Tuy nhiên, nếp sống kinh kỳ thời mở cửa hội nhập đã xuất hiện những hiện tượng không lành mạnh, kém văn hóa. Cách nói năng tùy tiện, sử dụng từ ngữ thô tục lại thường thấy ở cửa miệng của những cô cậu học trò. Nhiều cô gái Hà Nội ngày nay ăn mặc phô phang tấm thân ngọc ngà trời cho, thay vì luôn giữ tế nhị như xưa họ lại xăm trổ khắp cơ thể và cho đó là mốt đẹp. Cách ăn uống giờ cũng xô bồ, chạm cốc bia vại, hô lớn "dô dô" rồi ngửa cổ uống ừng ực, bia bọt tràn mép một cách bất nhã. Chưa kể, lối sống gấp, thích hưởng thụ theo bản năng đã làm một bộ phận không nhỏ thanh niên đang sinh sống ở Hà Nội. Họ chỉ biết vì mình, coi tiền là tất cả. Từ thực tế trên, tôi luôn cho rằng, gốc rễ của văn hóa là giáo dục. Muốn duy trì được nếp sống thanh lịch của người Tràng An trước hết trong gia đình, cha mẹ, ông bà cần làm gương cho con cái noi theo. Khi trẻ đến trường thì thầy cô giáo thông qua từng bài giảng cụ thể lồng ghép thêm những ví dụ sinh động, gần gũi giúp học sinh hình thành thói quen cư xử có văn hóa như: Lễ phép trong giao tiếp với người lớn, ăn mặc phù hợp trong từng hoàn cảnh khác nhau, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè khi khó khăn... Ngoài ra, nhà trường cần thường xuyên tổ chức những chuyến đi về nguồn khơi dậy tinh thần ham thích tìm hiểu và phát huy truyền thống cha ông của học sinh. Bên cạnh đó, bản thân mỗi người đang sống, làm việc hay học tập ở Hà Nội nên dành thời gian nhìn lại trách nhiệm và ý thức công dân của mình để có lối sống phù hợp với mảnh đất này. Điều này sẽ tạo nên một xã hội biết đề cao giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. |
Lê Dương Duyên - Giáo viên lớp thư pháp tại chùa Tảo Sách, Hà Nội Phải bắt nguồn từ thế hệ trẻ Thật ra chúng ta biết rất nhiều cách để giữ gìn, nhưng vì chưa biết áp dụng cách nào trước để đạt hiệu quả cao nhất. Điều tiên quyết, phải giáo dục từ cấp tiểu học. Chú trọng vào lớp măng non, vì tre già khó uốn, trẻ con dễ dạy bảo. Khi xây dựng một thế hệ trẻ vững vàng rồi thì việc giữ gìn, phát huy văn hóa nước nhà sẽ đi vào lộ trình, ngày càng văn minh hơn. Hơn nữa, chúng ta phải biết kết hợp giữa đời sống thực tiễn với đời sống tâm linh. Vì khi người ta tin vào cái gì thì người ta sẽ làm theo không điều kiện, nhưng kiên quyết không mê tín dị đoan, theo đạo nào cũng được nhưng nên nhớ đạo gì cũng không qua đạo đức. Khi chúng ta biết tự trọng, tính đạo đức cao thì sẽ biết tự xấu hổ mà vươn lên. Mỗi người đều tự thân vận động, không dựa dẫm thì kết thành khối đoàn kết vững mạnh, từ đó nhà nước tuyên truyền, đưa ra những chính sách thỏa lòng dân thì chắc chắn Thủ đô văn minh, đất nước phát triển là điều hiển nhiên. Tâm thái tốt thì hành động tốt, luôn suy nghĩ tích cực thì mọi khó khăn là bàn đạp để ta phát triển. Mỗi người trong chúng ta đều biết yêu thương thì đất nước ta là quốc gia hạnh phúc. |
Nguyễn Thúy Ngân - Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản: Quảng bá văn hóa quê hương Từ nghìn năm trước, Hà Nội đã là kinh đô của đất nước, vì thế, xứ kinh kỳ có điều kiện thẩm thấu, chắt lọc và lan tỏa vẻ đẹp cốt cách, tinh thần, cũng như bồi đắp thêm chất văn hóa hào hoa và thanh lịch cho mình. Đến nay dẫu cuộc sống có vội vã, bon chen thì người Tràng An vẫn cố gắng gìn giữ, bảo tồn nét thanh lịch trong nếp sống hàng ngày. Ở những gia đình người Hà Nội gốc, chất văn hóa vô cùng tự nhiên đã ngấm sâu vào máu của mỗi cá nhân, truyền từ đời này sang đời khác. Chính điều này đã khiến những người con của Hà Nội khi đi xa mảnh đất thân thương lòng luôn khắc khoải nhớ đến những truyền thống tốt đẹp mà cha ông đã gây dựng. Ở nơi đất khách quê người là lúc tình yêu quê hương trỗi dậy rõ nhất và cũng là cơ hội để người Việt xa xứ nói chung, người Hà Nội nói riêng nhìn lại nét đẹp văn hóa mẹ đẻ. Theo tôi, lòng yêu quê hương là khái niệm trừu tượng nhưng nó cần được lượng hóa bằng những việc làm cụ thể. Khi coi văn hóa là nền tảng tinh thần thì du học sinh ngoài việc mở cửa đón cái mới, cái hay của văn hóa thế giới cũng cần phải phổ biến văn hóa dân tộc cho bạn bè quốc tế hiểu hơn. Hiểu được điều đó, trong suốt chặng đường vừa qua, nhiều bạn trẻ Hà Nội ở Nhật Bản đã không ngừng nỗ lực quảng bá văn hóa quê hương tới bạn bè xứ sở hoa anh đào. Vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc dù ở xa nhưng du học sinh Việt vẫn cố gắng bày biện một mâm cỗ với đầy đủ món ăn truyền thống cho bạn bè quốc tế hiểu về ẩm thực cầu kỳ, tinh tế của đất kinh kỳ. Ngoài ra, theo tôi với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay, chúng ta sẽ không thiếu những công cụ để quảng bá văn hóa Hà Nội tới các bạn Nhật Bản, từ quảng bá văn hóa qua âm nhạc, điện ảnh, đến quảng bá thông qua du lịch, giáo dục, sách vở… Người Nhật Bản đã tổ chức thành công những tuần lễ phim Nhật tại Hà Nội thì chúng ta nên nghĩ đến việc đem “Em bé Hà Nội”, “Người Hà Nội” hay “Sống mãi với Thủ đô”… tới Tokyo trình chiếu. Hoặc có thể tổ chức những lễ hội giao lưu về ẩm thực, trình diễn về áo dài để người dân nước mặt trời mọc được trải nghiệm, tìm hiểu nét đẹp văn hóa thanh lịch và con người Hà Nội. Trong việc quảng bá du lịch nên tận dụng văn hóa truyền thống với những 36 phố phường, những di sản lịch sử gắn với thăng trầm của dân tộc để khai thác. Đây không phải điều mới mẻ, bởi trước Việt Nam các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc… đã có những thành công nhất định và tạo dấu ấn đậm nét trong lòng khách du lịch, góp phần gìn giữ văn hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế Thủ đô. |
Phương Bùi - Mai Phương (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30