--> -->

Để người dân về quê đón Tết: Cần thống nhất quy định kiểm soát dịch

Nhu cầu người dân về quê trong thời gian này tăng rất cao. Tuy nhiên, hiện nhiều địa phương đang ban hành những quy định khác nhau về việc cách ly, xét nghiệm với người trở về đón Tết khiến người dân lo lắng, bối rối. Điều này đặt ra vấn đề nên thống nhất quy định kiểm soát dịch bệnh tại địa phương trong dịp Tết Nguyên đán.
Người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh băn khoăn chuyện về quê đón Tết Tuy xa nhà nhưng công nhân lao động được đón Tết vui vẻ, đầm ấm
Nhiều địa phương siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch nhằm đảm bảo an toàn khi người dân về quê ăn Tết. Ảnh: Đức Hùng  
Nhiều địa phương siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch nhằm đảm bảo an toàn khi người dân về quê ăn Tết. Ảnh: Đức Hùng

Mỗi nơi quy định một kiểu

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là sắp đến Tết Nguyên đán, nhiều địa phương ban hành thêm các quy định để kiểm soát người đến từ vùng cam, vùng đỏ. Trong đó, một số địa phương yêu cầu thực hiện biện pháp cách ly người về từ vùng đỏ và vùng cam. Đơn cử, tại Hải Phòng người từ vùng vàng và vùng xanh về phải tự theo dõi sức khỏe trong 7-14 ngày. Còn tại Thanh Hóa, người về từ vùng đỏ phải cách ly tại nhà 7 ngày, theo dõi y tế 7 ngày…

Đặc biệt, để hạn chế dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, mới đây, gần 30 hộ dân xã Thiệu Phú (huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã bị chính quyền xã cử người đến khóa cổng nhà do có người từ tỉnh ngoài về quê dịp trước Tết gây bức xúc trong dư luận. Sau khi báo chí phản ánh, huyện đã chỉ đạo “mở hết ổ khóa” cho người dân.

Một số nơi yêu cầu người đến từ tỉnh, thành có ca nhiễm cộng đồng vào địa bàn phải có kết quả test nhanh âm tính trong 48 giờ hoặc giấy xét nghiệm PCR âm tính trong 72 giờ. Đơn cử, tỉnh Hưng Yên yêu cầu người ở địa phương khác trở lại tỉnh, người từ vùng dịch về địa bàn, người từ địa phương khác về quê ăn Tết, phải có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ hoặc test nhanh ngay khi về đến địa phương.

Còn tỉnh Ninh Bình yêu cầu những trường hợp có nhu cầu đến/về Ninh Bình phải khai báo y tế, thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú và làm xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh nếu âm tính mới được trở về gia đình.

Tỉnh Phú Thọ yêu cầu người dân trở về từ các xã, phường thuộc cấp độ 1, cấp độ 2 chủ động tự theo dõi sức khỏe 7 ngày, khuyến khích tự thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên. Nếu trở về từ địa phương thuộc cấp độ dịch 3 và 4, người dân phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.

Tương tự, tỉnh Bắc Giang yêu cầu người đến từ tỉnh, thành phố có ca nhiễm cộng đồng vào địa bàn phải có kết quả test nhanh âm tính trong 48 giờ hoặc giấy xét nghiệm PCR âm tính trong 72 giờ. Với Bắc Ninh, người từ những nơi có cấp độ dịch 3 và 4 chỉ cần xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, nếu âm tính thì không phải cách ly. Tỉnh Hà Nam chỉ cách ly y tế với người đến từ vùng dịch cấp độ 4 hoặc vùng đang cách ly y tế. Các khu vực khác, người dân chỉ cần khai báo y tế.

Trong khi đó, tỉnh Quảng Ninh, khuyến khích người lao động ở lại ăn Tết và tiêm mũi thứ 3. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh yêu cầu tất cả cơ quan, địa phương, đơn vị động viên người lao động không về quê ăn Tết, không ra khỏi địa bàn, đồng thời có biện pháp tăng cường chống dịch dịp Tết. Còn với Thái Nguyên yêu cầu giấy xét nghiệm với người đến, về địa phương. Theo đó, người dân vận động, thông tin đến người thân trong gia đình đang học tập và làm việc ngoại tỉnh không đi, về thành phố Thái Nguyên từ nay đến dịp Tết.

Chấn chỉnh việc áp dụng biện pháp phòng dịch không phù hợp

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, các địa phương khó có thể áp dụng biện pháp hành chính để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, làm việc và sinh hoạt là rất quan trọng trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt. Hạn chế đi lại hay cách ly người về từ vùng dịch là biện pháp chống dịch của quá khứ, không nên mang để áp dụng lúc này. Một địa phương đặt thêm các quy định giữ an toàn cho tỉnh mình là không còn phù hợp.

Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế cho rằng, thay vì vận động hoặc ra quy định “làm khó” người dân, chính quyền các địa phương có thể xây dựng một thông điệp khác có ý nghĩa hơn nhiều. Đó chính là thông điệp "đón Tết an toàn".

Thực hiện điều này, người lao động vừa thấy an lòng khi có quê hương ở phía sau, vừa truyền cảm xúc tích cực, người dân sẽ ý thức, trách nhiệm tự bảo vệ mình và người thân trước dịch. Và điều quan trọng nhất “đón Tết an toàn” là hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết 128 của Chính phủ là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong điều kiện bình thường mới.

Theo chuyên gia y tế, thay vì “vận động” người dân không về quê đón Tết các địa phương nên yêu cầu họ thực hiện nghiêm các quy định về công tác phòng, chống dịch. Đó là thực hiện nghiêm quy định 5K, khai báo y tế đầy đủ, thông tin cho chính quyền địa phương, chủ động xét nghiệm khi về quê để tăng ý thức phòng dịch cho cả bản thân lẫn người nhà, không tổ chức ăn uống linh đình, hạn chế thăm nom, tụ tập đông người... Những thông điệp này chắc chắn sẽ là dịp truyền cảm xúc tích cực cho người dân trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19.

Các chuyên gia y tế cũng cho rằng, hướng dẫn của Bộ Y tế về quy định cách ly người về từ các tỉnh, thành phố phải cách ly từ 7-14 ngày (tùy mức độ dịch) hiện không còn phù hợp. Bởi tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 ở nước ta hiện rất cao, đã lên đến 168.960.116 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.618.347 liều, tiêm mũi 2 là 72.437.514 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 17.904.255 liều. Khi độ bao phủ vắc xin cả nước đã ở tỷ lệ cao, nếu cứ sợ, thì chẳng lẽ đợi ngày Zero Covid-19 mới về quê ăn Tết chăng? Hay việc ra quy định như thế này là "làm khó" người dân về quê dịp Tết sẽ tạo ra tiền lệ không hay…

Trước việc một số địa phương áp dụng biện pháp quản lý, cách ly chưa phù hợp hay việc trạm y tế tự ý thu tiền xét nghiệm khi đến tiêm vaccine Covid-19, Bộ Y tế đề nghị các địa phương chấn chỉnh biện pháp phòng, chống dịch không phù hợp. Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xác minh hoặc điều tra, nếu có vi phạm yêu cầu xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật hoặc chuyển ngay hồ sơ đến cơ quan công an để xem xét, xử lý.

Đồng thời, các địa phương cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định. Bộ Y tế cũng lưu ý các địa phương kịp thời chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch không phù hợp, kiên quyết không để xảy ra các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Hiện, mỗi địa phương đã đưa ra một số quy định cụ thể để đảm bảo an toàn cho người dân trong việc quay trở về quê đón Tết. Tuy nhiên, những lời kêu gọi kiểu thư ngỏ, văn bản vận động người dân hạn chế về quê dịp Tết không tạo cảm xúc tích cực cho xã hội, còn có thể gây tâm lý kỳ thị người ở xa về với cộng đồng tại địa phương. Điều đó có thể khiến người dân bức xúc khi chính quyền vô cảm với nỗi nhọc nhằn của lao động xa quê.

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội (Viện Social Life)

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến ngày 16/1, cả nước có 33 tỉnh, thành vùng xanh (cấp độ dịch 1); 23 tỉnh vùng vàng (cấp độ dịch 2); 7 tỉnh vùng cam (cấp độ dịch 3), không có tỉnh, thành thuộc vùng đỏ. Trong đó, vùng xanh là vùng có mức độ bình thường mới trong phòng chống dịch Covid-19. 23 tỉnh, thành phố thuộc vùng vàng gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng, Hà Nội, Gia Lai, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, thành phố Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai. 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng cam gồm: Bình Phước, Bình Định, thành phố Hải Phòng, Hậu Giang, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh và Vĩnh Long.

Theo Trần Thảo/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/de-nguoi-dan-ve-que-don-tet-can-thong-nhat-quy-dinh-kiem-soat-dich.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Ngày 14/5, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố bản luận tội, đề nghị mức án đối với cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo liên quan đến vụ án đất hiếm ở Yên Bái.
Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) của quận Bắc Từ Liêm phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh 30kg mỡ lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Trong ngày đầu tiên được chiếm bái Xá lợi Phật 14/5, hàng nghìn người dân từ khắp nơi về chùa Quán Sứ chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam.
AI Overviews: Tương lai tìm kiếm hay thách thức mới cho người dùng?

AI Overviews: Tương lai tìm kiếm hay thách thức mới cho người dùng?

AI Overviews, tính năng tổng hợp thông tin bằng trí tuệ nhân tạo của Google, đang ngày càng khẳng định vị thế trên trang kết quả tìm kiếm, mang đến một cách tiếp cận thông tin nhanh chóng và tiện lợi chưa từng có cho người dùng. Tuy nhiên, sự phổ biến và mở rộng của AI Overviews không chỉ là một cải tiến công nghệ đơn thuần, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi và thách thức đáng kể cho cả người dùng, các nhà xuất bản nội dung trực tuyến và cộng đồng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 64/CĐ-TTg về việc triển khai các biện pháp nhằm quản lý hiệu quả thị trường vàng trong bối cảnh giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp.
Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân.

Tin khác

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Nhấn mạnh các vụ án liên quan sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả là vấn đề lớn, nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thẳng thắn cho rằng do có sự buông lỏng của một số cơ quan và một số địa phương liên quan. Đồng thời đặt câu hỏi, phải chăng do thiếu tinh thần trách nhiệm; chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ…
Sáng nay (14/5), Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Sáng nay (14/5), Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng nay (14/5), Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Chiều 13/5, chuyên cơ chở Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Hà Nội. Khoảnh khắc thiêng liêng và trang nghiêm khi Xá lợi Phật được cung rước từ sân bay Nội Bài về chùa Quán Sứ, qua các tuyến đường chính của Thủ đô trong không khí tôn kính của người dân Hà Nội đã tạo nên một trong những sự kiện tôn giáo quan trọng nhất năm 2025.
Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết 24/NQ-HĐND ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn Thành phố (Đợt 1).
Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025

Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025

Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ X - năm 2025 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng, thu hút sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; củng cố niềm tin, quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW của Ban Chỉ đạo hướng dẫn về một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí. Hướng dẫn nêu 7 hành vi gây lãng phí cần tập trung chỉ đạo phòng, chống.
Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục

Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục

Dự thảo hồ sơ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đăng tải trên Công thông tin điện tử của Bộ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến. Thời gian lấy ý kiến đến ngày 9/7/2025.
Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Xem thêm
Phiên bản di động