--> -->

Covid-19 trở lại: Không chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang

Sau một thời gian dài tưởng chừng như đã lui vào quá khứ, Covid-19 đang có dấu hiệu quay trở lại tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù không ghi nhận các ổ dịch lớn nhưng các cơ sở khám chữa bệnh đã sẵn sàng phương án thu dung, điều trị và cách ly ca bệnh Covid-19.
Số ca mắc Covid-19 tại Thái Lan gia tăng, Việt Nam chủ động các biện pháp ứng phó Việt Nam ghi nhận 148 trường hợp mắc Covid-19

Khi bùng phát dữ dội trong các năm 2020 - 2021, Covid-19 được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm (nhóm A). Tuy thế, từ ngày 19/10/2023, virus SARS-CoV-2 đã được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, cùng nhóm với cúm mùa, thủy đậu hay sởi. Điều này khẳng định, Covid-19 không còn là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao như trước.

Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tính từ đầu năm 2025 đến nay, nước ta đã ghi nhận khoảng 150 ca mắc Covid-19 rải rác tại 27 tỉnh, thành, trung bình khoảng 20 ca mỗi tuần, tuy nhiên chưa có trường hợp nào tử vong. Trước tình hình này, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã có văn bản gửi các Sở Y tế yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng một số phòng cách ly trong nội bộ bệnh viện nhằm tránh lây nhiễm chéo cho các bệnh nhân nặng, người có bệnh nền hoặc những người vừa trải qua phẫu thuật. Việc cách ly tập trung như trước đây đã không còn được áp dụng.

Covid-19 trở lại: Không chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang
Covid-19 trở lại, người dân cần đề phòng nhưng không nên quá hoang mang. (Ảnh minh họa)

Theo Dược sĩ Nguyễn Ngọc Diệp (Đại học Dược Hà Nội), tình hình dịch Covid-19 hiện tại đã khác xa với các đợt bùng phát trước đó. Virus chủ yếu là các biến thể phụ của Omicron, có tốc độ lây lan nhanh nhưng độc lực thấp. Các ca bệnh hầu hết đều nhẹ, ít biến chứng. “Dịch vẫn tồn tại trong cộng đồng với các ca bệnh rải rác nhưng sẽ không bùng phát mạnh như thời kỳ trước và không gây quá tải cho hệ thống y tế” - Dược sĩ chia sẻ.

Dược sĩ Diệp cho biết, người dân có thể mắc Covid-19 nếu có triệu chứng như sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, mất vị giác, khứu giác hoặc đau mỏi người. Trong một số trường hợp có thể gặp tiêu chảy. Để xác định chắc chắn, người bệnh nên sử dụng test nhanh kháng nguyên tại nhà hoặc đến cơ sở y tế làm xét nghiệm RT-PCR (xét nghiệm chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm) nếu có triệu chứng rõ rệt.

“Biến thể của virus Covid hiện nay có tốc độ lây lan khá nhanh. Vì thế, mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn một số vật tư và thuốc cơ bản tại nhà, bao gồm thuốc hạ sốt (Paracetamol), thuốc ho hoặc siro ho, dung dịch điện giải, vitamin C, kẽm, khẩu trang, cồn sát khuẩn và bộ test nhanh. Đặc biệt, đối với gia đình có người già hoặc người mắc bệnh nền, nên có thêm nhiệt kế và máy đo SpO2 (máy đo nồng độ oxy trong máu) sẽ giúp theo dõi tình trạng sức khỏe tốt hơn nếu không may mắc bệnh” - Dược sĩ Ngọc Diệp chia sẻ.

Khi có triệu chứng như sốt hoặc ho, người bệnh có thể sử dụng Paracetamol 500mg nếu sốt trên 38,5 độ C, kèm theo thuốc ho hoặc siro long đờm tùy triệu chứng. Ngoài ra, việc bổ sung vitamin, nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và uống nhiều nước cũng là điều cần thiết giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Trong tình hình mới hiện nay, các nhóm nguy cơ cao như người trên 50 tuổi, người có bệnh nền hoặc nhân viên y tế rất nên đi tiêm phòng nhắc lại vắc xin. Người trẻ, khỏe mạnh có thể không bắt buộc tiêm, tuy nhiên vẫn nên cân nhắc nếu mũi tiêm gần nhất cách hơn 6 tháng để tăng cường miễn dịch cộng đồng và bảo vệ người thân trong gia đình.

Cuối cùng, để phòng tránh lây nhiễm cho gia đình và bản thân, người dân vẫn cần duy trì những thói quen tốt như đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người có biểu hiện bệnh, giữ thông thoáng không gian sống và tự test nếu có nghi ngờ mắc bệnh.

Dù dịch Covid-19 có thể đã bước sang giai đoạn “sống chung”, không còn nguy hiểm như trước, nhưng tất cả mọi người vẫn nên giữ vững tinh thần phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân và cả cộng đồng.

Kim Quyên - Phương Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

ROX Group 29 năm bền bỉ sáng tạo giá trị thuận ích cho cuộc sống

ROX Group 29 năm bền bỉ sáng tạo giá trị thuận ích cho cuộc sống

Xuyên suốt quá trình phát triển, sứ mệnh kiến tạo giá thị thuận ích luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ROX Group. Doanh nghiệp mang đến các sản phẩm, dịch vụ chất lượng đồng thời khuyến khích khách hàng, cộng đồng theo đuổi lối sống văn minh, hài hòa cả về thể chất và tinh thần.
Để không bị phạt tiền, trừ điểm khi lái xe vào cao tốc

Để không bị phạt tiền, trừ điểm khi lái xe vào cao tốc

Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an khuyến cáo, các chủ xe trước khi đi vào cao tốc cần kiểm tra phương tiện của mình có dán thẻ ETC, tài khoản thẻ còn tiền hay không. Nếu không đủ các điều kiện này mà vẫn điều khiển xe vào cao tốc sẽ bị xử phạt từ 2-3 triệu đồng, trừ 2 điểm trên giấy phép lái xe.
Tóm tắt tiểu sử nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tóm tắt tiểu sử nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Do có công lao to lớn đặc biệt xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng và nhiều Huân chương, Huy chương, phần thưởng, danh hiệu cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
Danh sách Ban Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Danh sách Ban Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ban Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương gồm 34 thành viên, do Chủ tịch nước Lương Cường làm Trưởng Ban. Ban tổ chức Lễ tang gồm 25 thành viên, do Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm trưởng ban.
Thông cáo đặc biệt về Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Thông cáo đặc biệt về Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương với nghi thức Quốc tang.
Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Ngày 22/5, Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội đến thăm các tổ chức tôn giáo và trao quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Huế.
Đại biểu Quốc hội: Đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất

Đại biểu Quốc hội: Đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất

Đánh giá cao ý nghĩa nhân văn của chính sách miễn, giảm học phí, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cũng đề nghị cần xác định rõ cơ chế hỗ trợ học phí với cơ sở giáo dục công lập, quy định rõ nguyên tắc hỗ trợ, tiêu chí xác định mức hỗ trợ, tránh dẫn đến chênh lệch lớn giữa các địa phương; đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất, tránh miễn một khoản chính thức nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác.

Tin khác

Gia tăng ca cấp cứu vì biến chứng làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng

Gia tăng ca cấp cứu vì biến chứng làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng

Thời gian qua, một số bệnh viện trên địa bàn Thành phố đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bị biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ tại các cơ sở không đảm bảo an toàn, kém chất lượng. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị trở lên khó khăn và tốn kém hơn.
Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Sáng 21/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin, cơ quan này vừa ra quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố 12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
CDC Hà Nội giám sát ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại Đan Phượng

CDC Hà Nội giám sát ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại Đan Phượng

Đoàn giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội vừa tổ chức đi giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội).
Người dân mong sớm công bố danh sách tên thực phẩm chức năng giả, thuốc tây giả để tránh hoang mang

Người dân mong sớm công bố danh sách tên thực phẩm chức năng giả, thuốc tây giả để tránh hoang mang

Vụ triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả do cặp vợ chồng dược sĩ Phạm Ngọc Tiến, Đoàn Thị Nguyệt cầm đầu đã gây chấn động dư luận. Nhiều người dân bày tỏ sự lo lắng khi không biết liệu những sản phẩm mình đang sử dụng hàng ngày có nằm trong số hàng giả đã bị thu giữ hay không.
Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/5 đến ngày 16/5), toàn Thành phố ghi nhận 181 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện; số mắc giảm 8 ca so với tuần trước.
Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tình hình dịch sốt xuất huyết có thể gia tăng trong thời gian tới do bước vào “mùa dịch”. Bởi vậy, ngoài sự vào cuộc một cách quyết liệt của ngành Y tế Thủ đô, của các cơ quan chức năng, thì người dân cũng cần nâng cao ý thức, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế

Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Nguy hại khi sử dụng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Nguy hại khi sử dụng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Thời gian gần đây các cơ quan chức năng liên tục triệt phá những đường dây sản xuất thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thiết bị y tế giả… điều này khiến nhiều người dân không khỏi hoang mang, lo lắng. Đáng lo ngại, theo các chuyên gia y tế, nếu người bệnh dùng phải thuốc giả, thực phẩm chức năng giả sẽ gây tác hại khôn lường.
Nỗi lo vô sinh sau biến chứng quai bị và hành trình làm cha đầy bất ngờ

Nỗi lo vô sinh sau biến chứng quai bị và hành trình làm cha đầy bất ngờ

Không giống như nhiều cặp vợ chồng khác may mắn dễ dàng đón con, hành trình tìm con của vợ chồng anh Trương Đăng Nam (sinh năm 1984, ở Huế) lại đầy những thử thách. Bởi anh Nam mắc hội chứng Klinefelter (47,XXY) và bị biến chứng bệnh quai bị, dẫn đến tình trạng “vô tinh”.
3 nguồn lực tài chính để hướng tới mục tiêu miễn viện phí toàn dân

3 nguồn lực tài chính để hướng tới mục tiêu miễn viện phí toàn dân

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, để tiến tới thực hiện mục tiêu miễn viện phí toàn dân thì vấn đề nguồn lực tài chính là yếu tố then chốt. Để thực hiện được mục tiêu này cần huy động nguồn lực tài chính từ Bảo hiểm y tế, ngân sách Nhà nước và nguồn lực xã hội hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động