--> -->

Đề nghị phạt nặng nếu đấu giá xong bỏ cọc

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo cho rằng, cần quy định cụ thể trả giá vượt mức khởi điểm bao nhiêu lần, nhưng khi trúng giá lại không thực hiện và bỏ đặt cọc, dẫn đến hủy kết quả đấu giá thì phải chịu số tiền phạt bao nhiêu lần so với tiền đặt cọc.
Gỡ vướng đấu giá trực tuyến Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

Tăng chế tài với hành vi bỏ tiền cọc

Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vừa thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Trong đó, vấn đề xử lý hành vi trúng đấu giá rồi bỏ cọc được xây dựng theo hướng bổ sung trường hợp người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản mà vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền trúng đấu giá dẫn đến quyết định công nhận kết quả đấu giá bị huỷ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị cấm tham gia đấu giá đối với loại tài sản đó trong thời hạn từ 6 tháng đến 5 năm.

Đề nghị phạt nặng nếu đấu giá xong bỏ cọc
Đại biểu Nguyễn Tạo đề nghị phạt tiền với hành vi trả giá rất cao rồi bỏ cọc. (Ảnh: Quốc hội)

Góp ý về nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) cho rằng quy định chế tài mới để xử lý với những trường hợp này là rất cần thiết. Tuy nhiên, theo đại biểu, việc không cho tham gia đấu giá lần sau trong thời gian 6 tháng là quá ít, mà cần nâng lên từ 1 năm trở lên, đặc biệt với tài sản là bất động sản hoặc khoáng sản. Điều này nhằm răn đe, tránh tình trạng như bán đấu giá biển số xe ô tô trong thời gian qua, có những đối tượng trúng xong bỏ cọc, 2-3 tháng sau tổ chức đấu giá lại, lại tham gia, xem như trò chơi...

“Dùng những biện pháp răn đe, ràng buộc như thế thì khi người ta tham gia đấu giá mới suy nghĩ kỹ, cặn kẽ, rõ ràng mình muốn mua món đồ đó và mình bỏ được số tiền đó thì dù có lời hay lỗ thì mình cũng phải nhận được, để cho pháp luật được nghiêm minh”, ông Hòa nói.

Cùng góp ý vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương) phân tích, trong bối cảnh tình trạng lợi dụng tham gia đấu giá sau đó thắng thầu rồi bỏ cọc của nhà đầu tư để thổi giá thị trường lên cao như hiện nay, đặc biệt là giá đất thì việc tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất là cần thiết.

Tuy nhiên, đại biểu nhìn nhận, bản chất quan hệ đấu giá tài sản là quan hệ dân sự, tôn trọng thỏa thuận giữa các bên, vì vậy nên cân nhắc kỹ lưỡng các biện pháp xử lý được đưa ra để tránh sự can thiệp quá sâu vào quan hệ dân sự, nhất là khi chúng ta đã có những quy định để xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình sự nếu có vi phạm trong hoạt động đấu giá. Cùng với đó, Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 cũng sẽ góp phần khắc phục một số những bất cập, tồn tại trong lĩnh vực đất đai thời gian qua.

Đối với quy định cấm tham gia đấu giá tại khoản 2 Điều 70, đại biểu đề nghị cân nhắc bổ sung trường hợp người trúng đấu giá vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền trúng đấu giá, dẫn đến quyết định công nhận đấu giá bị hủy từ 2 lần trở lên trong thời hạn 1 đến 2 năm liên tục thì mới áp dụng quy định về cấm tham gia đấu giá.

“Điều này vẫn có ý nghĩa trong việc ngăn chặn các hành vi tiêu cực, tình trạng bỏ cọc, thổi phồng giá trị tài sản mà vẫn có sự mềm mỏng hơn, tôn trọng thỏa thuận dân sự giữa các bên trong hoạt động đấu giá”, đại biểu nói.

Bổ sung mức phạt tiền

Đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn tỉnh Lâm Đồng) cho rằng, hiện tượng “nâng giá, chân gỗ, đại gia ảo, bỏ cọc” là những vấn đề thực tiễn qua nhiều năm, cần phải tìm được giải pháp để ngăn chặn dần tình trạng bất hợp lý này.

Theo ông Tạo, trong thực tế cho thấy, những vụ đấu giá đất Thủ Thiêm, đấu giá biển số xe ôtô trả giá trên 30 - 40 tỷ đồng, bỏ cọc mất 40 triệu đồng... trả giá cao xong bỏ cọc như vậy gây thất thoát, tốn kém thời gian và tiền bạc của xã hội. Đây là hành vi cần bị lên án và đưa ra những hình thức răn đe thích hợp.

“Điểm mấu chốt ở đây là tất cả những tài sản vừa qua đều liên quan đến tài sản công, từ biển số xe, quyền cho thuê kinh doanh mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất. Hành vi như trên là hiện tượng thao túng giá khởi điểm để trả giá rất cao rồi bỏ cọc tạo ra hiệu ứng giá ảo. Từ đó cho thấy khung hành lang pháp lý quy định đối với công tác đấu giá còn nhiều hạn chế và bất cập”, đại biểu nhìn nhận.

Tuy nhiên, chưa có quy định rõ ràng nào về trách nhiệm cụ thể đối với người có hành vi dẫn đến việc phải hủy kết quả đấu giá và ngay trong dự án Luật này cũng còn bỏ ngỏ. Vì vậy, đại biểu đề nghị “quy định ngay trong Luật một số hành vi có dấu hiệu vượt quá giá trị thực, hoặc quá vô lý để xác thực, bảo đảm việc trả giá thực chứ không phải là trả giá ảo”.

Đồng thời, quy định cụ thể trách nhiệm về mặt dân sự khi đối tượng đấu giá trả giá một cách xa vời thực tế. Cụ thể, khi đã được đấu giá viên giải thích tại phiên đấu giá tài sản trực tiếp và đối tượng vẫn tiếp tục chấp nhận giá một cách chủ quan phi thực tế, thì cần quy định việc trả giá vượt mức khởi điểm bao nhiêu lần, khi trúng giá lại không thực hiện và bỏ đặt cọc, dẫn đến hủy kết quả đấu giá thì phải chịu số tiền phạt bao nhiêu lần so với tiền đặt cọc.

“Quy định như vậy tạo sự chặt chẽ trong xây dựng mức giá, tương tự đối với đấu giá biển số xe hiện nay cũng cần phải xem xét quy định chặt chẽ như vậy. Đấu giá viên hoặc người điều hành phiên đấu giá đó có quyền đưa ra những quyết định để chấm dứt ngay hành vi đưa giá ảo”, đại biểu Nguyễn Tạo đề nghị.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn tỉnh Quảng Bình) đề nghị bổ sung hai hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản. Thứ nhất, đó là gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong hành nghề đấu giá.

Thứ hai, nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người đăng ký tham gia đấu giá ngoài tiền bán hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ 3 để thực hiện; không thực hiện việc đấu giá tài sản hoặc thực hiện việc đấu giá tài sản không đúng quy định.

Theo đại biểu, Luật Đấu giá tài sản hiện hành chỉ mới quy định cấm việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích để nhằm mục đích làm sai lệch kết quả đấu giá mà chưa có quy định cấm đối với hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích để nhằm mục đích làm sai lệch kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Vấn đề này trên thực tế cũng đã xảy ra.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Sau trận mưa giông lớn trút xuống vào chiều 19/7, nhiều tuyến đường phố ở trung tâm Thủ đô ngổn ngang cây đổ, tôn bay. Công trường phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập bên hồ Gươm cũng bị ảnh hưởng. Trong ngày 20 và sáng ngày 21/7, các công nhân đã khẩn trương dọn dẹp, gia cố chắc chắn khu vực thi công để đảm bảo an toàn trước nguy cơ bão lũ.
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 3, bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu phát triển nông thôn thông minh, bền vững. Để hiện thực hóa, cần cụ thể hóa mô hình chuyển đổi, cải cách đất đai và phát huy vai trò người dân, tạo đột phá cho Thủ đô.
Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Dưới tác động của cơn bão số 3 đang tiến gần đất liền, các địa phương ngoại thành Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra các khu vực xung yếu, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Sau sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 60-NQ/TW đến ngày 15/7/2025, cả nước còn 8.642.169 đoàn viên công đoàn, giảm 3.665.175 đoàn viên, trong đó có 2.513.569 người thuộc đối tượng thôi là đoàn viên công đoàn, giảm khác là 1.151.606 đoàn viên.

Tin khác

Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ra lệnh tạm giữ hình sự đối với 8 đối tượng trong băng, ổ nhóm tội phạm do Bùi Quốc Ý (tức Ý Ẻng, SN 1981) cầm đầu.
Hưng Yên: Xử phạt 180 triệu đồng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tẩy rửa giả nhãn hiệu D-nee, Tauau

Hưng Yên: Xử phạt 180 triệu đồng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tẩy rửa giả nhãn hiệu D-nee, Tauau

Một doanh nghiệp tại Hưng Yên vừa bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính 180 triệu đồng vì sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene, Tauau. Toàn bộ tang vật buộc tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Khởi tố, tạm giam 4 tháng tài xế Lê Minh Giáp gây tai nạn nghiêm trọng ở Dương Nội

Khởi tố, tạm giam 4 tháng tài xế Lê Minh Giáp gây tai nạn nghiêm trọng ở Dương Nội

Ngày 17/7, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam 4 tháng đối với Lê Minh Giáp để điều tra về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ". Giáp là tài xế đã uống rượu và lái xe gây ra vụ tai nạn liên hoàn đặc biệt nghiêm trọng tại phường Dương Nội, khiến 1 người tử vong và 3 người bị thương nặng.
Tạm giữ tài xế Lê Minh Giáp để điều tra vụ tai nạn ở Dương Nội

Tạm giữ tài xế Lê Minh Giáp để điều tra vụ tai nạn ở Dương Nội

Liên quan đến vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, nhiều người bị thương do Lê Minh Giáp (sinh năm 1984, trú ở phường Yên Nghĩa - Hà Nội) điều khiển xe ô tô biển số 30k-730... gây ra. Ngay trong đêm xảy ra vụ việc, cơ quan Công an đã tạm giữ tài xế Lê Minh Giáp để phục vụ công tác điều tra và xử lý.
Khởi tố 6 đối tượng nâng điểm bài thi lớp 10 tại Thanh Hoá

Khởi tố 6 đối tượng nâng điểm bài thi lớp 10 tại Thanh Hoá

Sau một thời gian tập trung điều tra, xác minh, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố 6 bị can về tội "Giả mạo trong công tác"…
Xử phạt tài xế xe khách vừa lái xe vừa "lướt điện thoại" trên cao tốc

Xử phạt tài xế xe khách vừa lái xe vừa "lướt điện thoại" trên cao tốc

Camera hành trình của người dân đã ghi lại hình ảnh tài xế xe khách 60F-002.XX "vô tư" dùng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Cảnh sát giao thông (CSGT) đã nhanh chóng vào cuộc, xử phạt nghiêm tài xế.
TP.HCM: Triệt phá các đường dây buôn bán "bóng cười" quy mô lớn

TP.HCM: Triệt phá các đường dây buôn bán "bóng cười" quy mô lớn

Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông tin, đơn vị này vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với 8 đối tượng để điều tra về hành vi “Buôn bán hàng cấm”.
Cảnh báo: Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì ứng dụng chứng khoán giả mạo SKSVIP

Cảnh báo: Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì ứng dụng chứng khoán giả mạo SKSVIP

Hàng loạt nhà đầu tư tại Hà Nội đã sập bẫy lừa đảo tinh vi từ ứng dụng chứng khoán giả mạo SKSVIP, mất trắng hàng tỷ đồng. Với giao diện y hệt sàn giao dịch thật cùng lời hứa hẹn "mua cổ phiếu thưởng giá rẻ", các đối tượng đã chiếm đoạt số tiền lớn, khiến nạn nhân không thể rút tiền và liên tục bị yêu cầu nộp thêm phí vô lý.
Triệt phá đường dây ma túy do đối tượng đang điều trị tâm thần cầm đầu

Triệt phá đường dây ma túy do đối tượng đang điều trị tâm thần cầm đầu

Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán ma túy quy mô lớn do Bùi Thị Thanh Thủy cầm đầu. Đối tượng này đã lợi dụng vỏ bọc bệnh nhân tâm thần đang điều trị bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương để điều hành các hoạt động phạm tội. Công an đã bắt giữ 10 đối tượng, thu giữ khoảng 22 kg ma túy các loại.
Khởi tố 18 bị can trong vụ án hối lộ tại Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế và các công ty liên quan

Khởi tố 18 bị can trong vụ án hối lộ tại Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế và các công ty liên quan

Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án hình sự "Đưa hối lộ và Nhận hối lộ" và khởi tố 18 bị can, bao gồm cả nguyên Cục trưởng và Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế, cùng lãnh đạo một số công ty dược phẩm. Đây là diễn biến mở rộng điều tra liên quan đến các sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Xem thêm
Phiên bản di động