-->

Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

Với tính pháp lý rõ ràng, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, mức giá phù hợp, đất đấu giá tại nhiều địa phương của Hà Nội đang ngày càng được nhiều người dân quan tâm tìm hiểu. Trong điều kiện lý tưởng, việc hoàn thành các phiên đấu giá đất không những tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn giúp dẫn dắt thị trường; ngược lại, nếu làm không tốt, dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ, tạo bong bóng bất động sản.
Đề nghị có chế tài xử lý các trường hợp gây nhiễu loạn đấu giá, thị trường bất động sản Làm rõ nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất

Thêm nguồn thu ngân sách

Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 - Quốc gia vừa ra thông báo đấu giá tài sản của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm. Theo đó, tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng để bán và xây dựng công trình thương mại, dịch vụ, bãi đỗ xe tại khu đất Tháp Vàng, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Khu đất có diện tích 16.862,2 m2, gồm 15.058,1 m2 đất nhà ở liền kề (mật độ xây dựng 88,2%, tầng cao 4 tầng, số lô đất 182, hệ số sử dụng đất 3,5 lần, dân số dự kiến 728 người); 848,5 m2 đất thương mại dịch vụ (mật độ xây dựng 31,3%, hệ số sử dụng đất 0,63, tầng cao 2 tầng); 955,6 m2 đất bãi đỗ xe.

Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao
Việc hoàn thành các phiên đấu giá đất không những tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn giúp dẫn dắt cho thị trường.

Phía bắc khu đất đấu giá giáp đường liên thôn xã Phú Thị, phía tây giáp sông Thiên Đức, phía đông giáp đường liên xã Phú Thị - Dương Quang, phía nam giáp khu đất nông nghiệp thôn Trân Tảo, xã Phú Thị. Giá khởi điểm khu đất hơn 540,1 tỷ đồng. Hình thức đấu giá là bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng và tối thiểu phải qua 3 vòng đấu giá bắt buộc, theo phương thức đấu giá trả giá lên.

Còn tại huyện Mê Linh, trong tháng 1/2024 vừa qua, đơn vị cũng đã hoàn thành phiên đấu giá quyền sử dụng đất 47 thửa đất tại thôn Chu Trần, xã Tiến Thịnh, mỗi thửa đất có diện tích từ 90m2 đến hơn 123m2, với mức giá khởi điểm từ hơn 20 triệu đến gần 32 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá đã thành công, thu ngân sách hơn 136 tỷ đồng, chênh lệch hơn 23 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Tiếp nối phiên đấu giá thành công này, mới đây Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh phối hợp Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - quốc gia vừa thông báo phát hành, bán và tiếp nhận hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất đối với 26 thửa đất tại khu Quán Chợ, thôn Bồng Mạc, xã Liên Mạc và bốn thửa đất tại điểm X2, Tổ dân phố số 4, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh. Bốn thửa đất đấu giá tại đây có diện tích từ 125m2 đến 129m2, với mức giá khởi điểm từ 26 - 27 triệu đồng/m2. Dự kiến, trong năm 2024, huyện Mê Linh sẽ đấu giá khoảng 500 thửa đất để dành nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng, nhằm đáp ứng tiêu chí lên quận và thành phố trực thuộc Thủ đô trong thời gian tới.

Không riêng gì tại Mê Linh và Gia Lâm, các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đông Anh, Hoài Đức, Thị xã Sơn Tây... cũng đã tổ chức thành công nhiều phiên đấu giá đất trong quý I/2024. Nhìn chung các phiên đấu giá thu hút đông người tham gia, và giá trúng đấu giá đều cao hơn mức giá đưa ra, từ đó tạo thêm nguồn thu cho ngân sách.

Cần cơ chế kiểm soát

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho hay, đất đai và bất động sản là một trong những nguồn lực chính đóng góp cho sự tăng trưởng chung của các địa phương. “Việc tổ chức quy hoạch, xây dựng hạ tầng khung, từ đó tiến hành đấu giá đất vẫn nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách là việc làm cần thiết. Các mức giá sẽ do thị trường điều tiết, cứ nhìn lại sự chênh lệch giữa giá trị đấu giá thành công sẽ thấy rõ”, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng cũng lưu ý, tổ chức “thành công” các phiên đấu giá đất là không dễ dàng, trong đó có rất nhiều lưu ý từ xác định giá thẩm định đất, duyệt kết quả trúng đấu giá. Về lý thuyết anh cứ trả giá cao là trúng đấu giá, tuy nhiên, giao dịch cuối cùng có thành công hay không cũng là câu chuyện khác, có rất nhiều mánh khóe được sử dụng như tạo hồ sơ ảo, cố tình nâng giá… Chưa kể đến việc quản lý giá, nếu bước giá lên quá cao cũng sẽ tạo nên tình trạng đầu cơ, bong bóng bất động sản.

Câu chuyện về phiên đấu giá với 33 thửa đất tại dự án Hạ tầng kỹ thuật, để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại Khu Mả Trâu, thôn Đồng Nhân, xã Đông La là một ví dụ điển hình. Ngày 25/3, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 Quốc gia tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại địa chỉ nêu trên. Cuộc đấu giá thực hiện đấu nhiều vòng để lựa chọn người trúng đấu giá. Tại vòng 1 cuộc đấu này, 15/33 thửa đất có giá khởi điểm hơn 57 đến hơn 62 triệu đồng/m2 đã được người tham gia đấu giá trả lên trên 100 đến 180 triệu đồng/m2.

Sau đó tại vòng 2 khách hàng trả giá cao nhất lại không trả giá để bị truất quyền, tạo điều kiện cho người trả thấp hơn ở vòng 1 trúng đấu giá. Xét thấy khách hàng có dấu hiệu đấu vi phạm quy định về đấu giá tài sản nên căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 47 Luật đấu giá tài sản năm 2016, Đấu giá viên cuộc đấu giá đã tuyên bố dừng cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 33 thửa đất này. Ngay sau đó, Công ty Đấu giá Hợp danh số 5 - Quốc gia phối hợp cùng Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức niêm phong toàn bộ 138 hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, 371 phiếu trả giá vòng đấu giá số 1, 364 phiếu trả giá vòng đấu giá số 2 để chuyển cơ quan công an điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Diễn biến của vụ việc cho thấy sự liên quan từ công ty thẩm định giá, các đơn vị chức năng trong huyện thậm chí cả cán bộ Chi cục Quản lý đất đai thuộc Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hà Nội…

Rõ ràng nguồn lực đất đai và bất động sản là con dao hai lưỡi, nếu làm tốt thì đây sẽ là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương cũng như sự phát triển bền vững của đô thị, đặc biệt tại huyện ngoại thành, ven đô, nơi đang rất cần nhiều nguồn lực phát triển hạ tầng. Ngược lại làm không tốt, thiếu kiểm soát sẽ rất dễ tạo ra bong bóng bất động sản, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.

Tin khác

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng cho các công trình không sử dụng vốn đầu tư công hoặc nguồn tài chính công đoàn. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 14/4/2025, với mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội.
Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Trước thực trạng giá bất động sản ngày một tăng chóng mặt, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang ở trọ, thuê nhà trọn đời thay vì cố gắng sở hữu cho mình một ngôi nhà hay một căn hộ. Theo nhiều người, việc thuê nhà trọn đời sẽ giúp họ bớt áp lực về mặt tài chính và có điều kiện trải nghiệm không gian sống tốt hơn.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản (BĐS) khác nóng lên từng ngày, thì BĐS nghỉ dưỡng vẫn im lìm “ngủ đông”. Không chỉ các chủ đầu tư lớn mà nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mua loại hình BĐS này nhằm mục đích cho thuê cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.
Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Sau gần 2 năm thị trường đất nền “nằm im” vì lãi suất cao và tín dụng bị siết chặt thì đến quý đầu năm 2025, đất nền đã bắt đầu hồi phục và có dấu hiệu bật tăng khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Cơn “sốt ảo” này ngày càng có dấu hiệu vượt đỉnh trước các thông tin về việc sáp nhập địa giới các tỉnh, thành.
Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Vào ngày 3/4 tới, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 47 lô đất thuộc 7 xã trên địa bàn huyện.
Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Những thông tin tích cực của hạ tầng khu vực đang tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của thị trường đất nền Hòa Lạc.
Xem thêm
Phiên bản di động