-->

Đề nghị có chế tài xử lý các trường hợp gây nhiễu loạn đấu giá, thị trường bất động sản

Đề nghị có chế tài xử lý các trường hợp gây nhiễu loạn đấu giá, thị trường bất động sản, đấu giá với giá trúng cao nhiều so với giá thị trường sau đó không thực hiện các kết quả đấu giá.
Tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, tháo các "điểm nghẽn" đầu tư công để kinh tế Thủ đô phát triển

Ngày 5/7, tại Kỳ họp thứ 7 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Bùi Duy Cường đã báo cáo tình hình triển khai và tiến độ công tác đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, thực hiện Công điện số 1767/CĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác đấu giá QSD đất trên địa bàn cả nước, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã kịp thời ban hành 3 văn bản chỉ đạo các sở, ngành và quận, huyện thực hiện công tác đấu giá, chấn chỉnh tổ chức công tác đấu giá QSD đất đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về đấu giá.

Căn cứ chỉ tiêu được giao, trên cơ sở đăng ký của các đơn vị, chỉ tiêu thu từ đấu giá QSD đất năm 2022 là 12.450 tỷ đồng. UBND Thành phố đã phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của các quận, huyện, thị xã gồm 634 dự án với tổng diện tích khoảng 1.561,42ha làm căn cứ thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng chuẩn bị quỹ đất đấu giá QSD đất năm 2022 và các năm tiếp theo.

Về kết quả thực hiện công tác đấu giá QSD đất, các đơn vị đã tố chức đấu giá QSD đất tại 33 dự án với tổng diện tích khoảng 5,87ha, số tiền trúng đấu giá khoảng 1.955,95 tỷ đồng; đã thu được 3.106 tỷ đồng (đạt 25% chỉ tiêu thu ngân sách 2022), trong đó số thu từ năm 2021 chuyển sang là 1.991 tỷ đồng.

Đề nghị có chế tài xử lý các trường hợp gây nhiễu loạn đấu giá, thị trường bất động sản
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bùi Duy Cường báo cáo tình hình triển khai và tiến độ công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố. (Ảnh: KT&ĐT)

Hiện trên địa bàn Thành phố có 143 dự án/khu đất với tổng diện tích 87,6ha đã đủ điều kiện GPMB, đầu tư hạ tầng, hiện các quận huyện đang chuẩn bị các thủ tục để thực hiện đấu giá.

Phản ánh các khó khăn, vướng mắc trong công tác này, ông Bùi Duy Cường cho hay, công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất để thực hiện các dự án đấu giá QSD đất còn chưa thực sự nhận được sự đồng thuận cao của người dân bị thu hồi đất.

Từ cuối năm 2021 đến nay, việc đấu giá QSD đất phải thực hiện bổ sung thủ tục hành chính theo quy định mới tại Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, Nghị định 49/2022/NĐ-CP quy định phải dành 20% quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội đối với những dự án quy mô trên 2ha…

Một số đự án phải bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội nhưng theo quy hoạch đã được duyệt thì chỉ được xây dựng nhà ở thấp tầng, không phù hợp với mục tiêu của nhà ở xã hội hoặc dẫn tới sẽ phát sinh quỹ đất dành xây dựng nhà ở xã hội có diện tích nhỏ, manh mún.

Cùng đó, công tác xác định giá khởi điểm còn chậm, nhiều nội dung vướng mắc trong chính sách giá khởi điểm, như phải xác định giá cụ thể (với các phương pháp trực tiếp, so sánh, chiết trừ, thặng dư) gặp rất nhiều khó khăn khi xác định.

Về hạn chế, các đơn vị được giao chủ đầu tư còn thiếu tính chủ động trong thực hiện các quy trình thủ tục liên quan đấu giá. Đáng nói, có vụ việc đấu giá có tồn tại nên các đơn vị tham gia thực hiện có tâm lý e ngại do sợ vi phạm các quy định dẫn đến chậm thực hiện các thủ tục; việc tăng nguồn thu ngân sách từ tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất chưa được thực hiện; công tác tuyên truyền về đấu giá trên địa bàn một số quận, huyện, thị xã còn có những hạn chế; quá trình tố chức đấu giá QSD đất có sai sót…

Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế này, theo Giám đốc Sở TN&MT, khách quan trước hết do pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai còn nhiều nội dung chưa đồng bộ, thống nhất, dẫn đến khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện; một số quy định mới của Chính phủ (Nghị định 31/2021/NĐ-CP, số 49/2021/NĐ-CP...) dẫn đến phải điều chỉnh thủ tục, trong khi các thủ tục đã được thực hiện từ trước khi có các nghị định.

Đồng thời, hiện các công ty tư vấn thẩm định giá đều e ngại hoặc từ chối tham gia xác định giá khởi điểm; phương pháp xác định giá cụ thể (giá khởi điểm đấu giá) phải thu thập nhiều thông tin tài sản so sánh.

Nguyên nhân chủ quan, là công tác kiểm tra, giám sát từ khâu thiết lập hồ sơ, thủ tục đấu giá còn chậm; Thành phố chưa chủ động trong đấu thầu thực hiện dự án có sử dụng đất; việc đề xuất, thẩm định, phê duyệt về quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, xác định giá khởi điểm, thực hiện các thủ tục hành chính còn chậm theo yêu cầu; các công ty thẩm định giá gặp vướng mắc, khó khăn.

Về các giải pháp trong thời gian tới, Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội cho biết, UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện Công điện chỉ đạo của Thủ tướng và các bộ, ngành về công tác đấu giá QSD đất; yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung hoàn thiện các thủ tục về đấu giá QSD đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất và hình thức thỏa thuận nhận chuyển nhượng QSD đất; đôn đốc các quận, huyện, thị xã hoàn thành nhanh thủ tục xác định giá khởi điểm theo phân cấp, ủy quyền.

Đề nghị có chế tài xử lý các trường hợp gây nhiễu loạn đấu giá, thị trường bất động sản
Toàn cảnh Kỳ họp.

Thực hiện các quy trình thủ tục đấu giá đảm bảo công khai, minh bạch; thường xuyên kiểm tra hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện các thủ tục tổ chức đấu giá; đôn đốc các địa phương khẩn trương thu nghĩa vụ tài chính, thu tiền sau khi trúng đấu giá để kịp thời nộp ngân sách theo tiến độ.

UBND Thành phố cũng kiến nghị HĐND Thành phố giao UBND Thành phố tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất theo quy định; cho phép thực hiện thí điểm đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh có sử dụng đất và không thuộc đối tượng Nhà nước thu hồi đất, nên sau khi trúng thầu xong thì nhà đầu tư thực hiện thỏa thuận GPMB.

Đồng thời, kiến nghị giao UBND Thành phố tiếp tục đề xuất các cơ quan Trung ương sửa đổi Luật Đất đai quy định rõ các dự án thu hồi đất GPMB không đầu tư hạ tầng thực hiện đấu giá dùng vốn thông qua quỹ phát triển đất với dự án đấu giá QSD đất; cho phép UBND Thành phố thực hiện phát triển nhà ở xã hội tập trung thay bằng các quỹ đất 20% hiện nay đang nhỏ lẻ tại các dự án…

UBND Thành phố đề xuất HĐND Thành phố báo cáo xin chủ trương và tổ chức thí điểm thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở không thuộc đối tượng thu hồi đất, theo đó chủ đầu tư tự thỏa thuận về bồi thường GPMB sau khi trúng thầu; cho phép UBND Thành phố áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất.

Đáng chú ý, UBND Thành phố cũng đề nghị quy định chế tài với các trường hợp gây nhiễu loạn đấu giá, thị trường bất động sản, đấu giá với giá trúng cao nhiều so với giá thị trường sau đó không thực hiện nộp tiền trúng đấu giá theo quy định.

H.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google vừa chính thức giới thiệu hai công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tên Veo 2 và Whisk Animate, cho phép người dùng tạo ra video ngắn từ mô tả bằng văn bản hoặc hình ảnh.
Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Tối ngày 19/4, tại Quảng trường Bình Minh, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Cửa Lò năm 2025.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Raphinha rực sáng, Barca ngược dòng điên rồ chạm tay vào ngôi vương La Liga

Raphinha rực sáng, Barca ngược dòng điên rồ chạm tay vào ngôi vương La Liga

Barcelona đã có màn lội ngược dòng nghẹt thở trước Celta Vigo, giành chiến thắng 4-3 đầy cảm xúc tại vòng 32 La Liga vào tối 19/4. Sự tỏa sáng đúng lúc của Raphinha cùng tinh thần chiến đấu kiên cường giúp đoàn quân Hansi Flick nắm lợi thế lớn trong cuộc đua vô địch, tạm hơn Real Madrid tới 7 điểm.
Everton 0-2 Man City: Lực bất tòng tâm, Man xanh giành 3 điểm trong gian khó

Everton 0-2 Man City: Lực bất tòng tâm, Man xanh giành 3 điểm trong gian khó

Trước áp lực phải thắng để nuôi hy vọng dự Champions League mùa tới, Man City đã trải qua một buổi tối không hề dễ dàng trên sân Goodison Park. Nhưng với bản lĩnh của một đội bóng lớn, đoàn quân của Pep Guardiola vẫn biết cách vượt khó, giành chiến thắng 2-0 đầy nhọc nhằn trước một Everton kiên cường.
Lịch thi đấu giải bóng chuyền các CLB nữ châu Á 2025: VTV Bình Điền Long An sẵn sàng chinh phục châu lục

Lịch thi đấu giải bóng chuyền các CLB nữ châu Á 2025: VTV Bình Điền Long An sẵn sàng chinh phục châu lục

Giải bóng chuyền vô địch các CLB nữ châu Á 2025 (AVC Women's Club Championship) chính thức khởi tranh từ ngày 20/4 đến 27/4 tại Pasig, Philippines. Đại diện của Việt Nam – CLB VTV Bình Điền Long An – sẽ góp mặt với quyết tâm cao, hướng tới tấm vé vào vòng knock-out.
Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Áp lực bồi thường bảo hiểm cộng với chi phí vận hành ở mức cao khiến lực đỡ từ lợi nhuận tài chính không đủ sức giúp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam thoát khỏi tình trạng thua lỗ liên tiếp. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế gần 870 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 6.300 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn.

Tin khác

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động