Để mặt bằng giá không tăng phi mã!
Hệ lụy của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất- kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, nguồn cung nguyên phụ liệu cho sản xuất bị gián đoạn. Giữa lúc ảnh hưởng hậu Covid-19 vẫn khá nặng nề, thì cuộc chiến Nga- Ucraina vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khiến thị trường dầu mỏ thế giới tăng cao.
Từ các trung tâm kinh tế thế giới như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản… giá xăng, dầu thời gian qua cũng liên tục tăng. Giá thế giới tăng, giá trong nước cũng không thể đứng ngoài cuộc. Đợt điều chỉnh giá lần thứ 6 vừa qua trong năm, với mức tăng giá xăng A95 lên tới 32.370 đồng/lít, thực sự khiến cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân, trong đó có người lao động gặp khó khăn.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Như chúng ta đã biết, xăng, dầu là một trong những mặt hàng đầu vào quan trọng của nền kinh tế. Khi giá xăng, dầu tăng cao, kéo theo chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, chi phí dịch vụ và giá thành các sản phẩm phục vụ tiêu dùng tăng theo.
Vòng luẩn quẩn ở chỗ, đối với những người hưởng lương hưu, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách, khi lương chưa tăng, giá cả trên thị trường nhảy vọt, không còn cách nào khác họ phải tiết kiệm chi tiêu. Giá điện, giá thuốc, giá đi lại, chi phí sinh hoạt nói chung cũng tăng theo. Đối với công nhân, chỉ khi “sức khỏe” doanh nghiệp tốt, ổn định, thì thu nhập mới ổn định. Song hiện tại, đa số doanh nghiệp mới bước ra khỏi cuộc khủng hoảng vì Covid-19, đang trong quá trình phục hồi sản xuất - kinh doanh, lại bị “sốc” bởi hệ lụy giá xăng, dầu tăng cao… dẫn đến thu nhập của người lao động cũng chưa thể được cải thiện (ít nhất thời điểm trước 1/7). Thu nhập không được cải thiện do các yếu tố khách quan của thị trường, giá hàng tiêu dùng tăng cao… làm cho mâm cơm của họ càng ngày “thu nhỏ” lại. Đời sống của không ít người lao động lại càng trở nên khó khăn hơn.
Lao động Thủ đô từng có bài bình luận: “Lời giải cho bài toán giá xăng, dầu”, trong đó đưa ra lập luận: Các cơ quan hoạch định chính sách như Bộ Tài chính; Kế hoạch- Đầu tư và Công Thương phải ngồi lại với nhau, tính toán rằng nếu cứ chấp nhận điều chỉnh giá xăng, dầu cao lên khi giá thế giới tăng cao, thì nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng thế nào? Cộng đồng doanh nghiệp, người dân, người lao động sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Ngân sách Nhà nước thu về được bao nhiêu từ các loại thuế suất do giá xăng, dầu tăng mang lại? Và ngược lại, nếu cắt, giảm một số dòng thuế thì cộng đồng doanh nghiệp được hưởng lợi thế nào?
Từ đó nền kinh tế thoát ra khỏi khó khăn ra sao? Các vấn đề xã hội sẽ có tác động gì từ việc điều chỉnh giá xăng, dầu. Nghĩa là 4 loại thuế đối với mặt hàng xăng, dầu, cụ thể: Thuế giá trị gia tăng 10%; Thuế nhập khẩu 10%; Thuế tiêu thụ đặc biệt 7-10%; Thuế bảo vệ môi trường 1.000 - 4.000 đồng/lít, nên tham mưu Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cắt hoặc giảm loại thuế nào để “ghìm cương” giá xăng, góp phần giảm bớt khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, người lao động và xa hơn là cả nền kinh tế.
Nhưng đến nay, vẫn chưa có cuộc ngồi lại với nhau của các bộ chuyên ngành. Mà chỉ nghe báo chí thông tin, Bộ Tài chính đang tính toán kiến nghị giảm thuế môi trường.
Phải khẳng định, tình hình thế giới sẽ còn có những chuyển biến khó lường, trong đó thị trường xăng, dầu cũng vậy. Với tư cách là các cơ quan tham mưu chiến lược và quản lý Nhà nước về kinh tế (chính sách, xuất nhập khẩu, thuế), hy vọng các Bộ: Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư sẽ sớm tham mưu cho Chính phủ các chính sách hợp lý về thuế, về trợ giá để kéo giảm giá xăng, dầu vốn đang ở mức quá cao như hiện tại, nhằm gián tiếp “phá tan” cơn “bão giá”, để giúp cộng đồng doanh nghiệp lấy lại sức khỏe, người dân vơi bớt nỗi lo toan, ổn định đời sống!
Nên xem

Thêm một doanh nghiệp kết nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản

Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh
Tin khác

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới
Bình luận 22/05/2025 17:27

Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn
Bình luận 22/05/2025 10:54

Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý
Bình luận 20/05/2025 11:02

“Lời hứa” và những con số biết nói
Thời sự 15/05/2025 11:01

Kỳ vọng xã mới
Bình luận 14/05/2025 12:17

“Giải phóng” kinh tế tư nhân
Bình luận 08/05/2025 10:31

Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống
Bình luận 07/05/2025 11:52

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới
Bình luận 30/04/2025 06:19

Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!
Bình luận 30/04/2025 06:02

Tự hào quá Việt Nam ơi!
Bình luận 28/04/2025 12:43