Để "khủng hoảng tuổi lên 2" của con trôi qua nhẹ nhàng
Tại sao gọi là khủng hoảng tuổi lên 2?
Cụm từ “khủng hoảng tuổi lên 2” được dùng để chỉ những thay đổi xảy ra trong giai đoạn từ 18 tháng đến 3 tuổi. Theo các chuyên gia tâm lý, ở mọi độ tuổi trẻ đều có những khủng hoảng tâm lý riêng, chỉ là nhiều hơn hay ít hơn ở cách biểu hiện. Tuổi lên 2 cũng vậy. Đây là thời điểm trẻ bắt đầu có những thay đổi về tâm lý, thích nói “không” với bất kỳ điều gì chúng không thích. Nhiều trẻ còn có xu hướng “bạo lực” thích đấm đá, cào cấu, ăn vạ…
Quan sát con đang lớn từng ngày, từ sơ sinh tới 18 tháng biết đi, biết chơi, biết phân biệt những sự vật đơn giản, biết ăn cơm, hiểu phần nào ngôn ngữ mẹ truyền đạt… mẹ cũng cần tập học cách làm quen với sự thay đổi này. Kiên nhẫn chính là chìa khóa giúp mẹ chế ngự giai đoạn khủng hoảng của bé yêu, giúp mẹ dần nhận thức được đâu là điều nên và không nên làm và dần hình thành một thói quen tốt cho con.
"Khủng hoảng tuổi lên 2" là giai đoạn nhiều nước mắt nhất của trẻ. (ảnh minh họa: Khánh Ly) |
Đối phó với khủng hoảng tuổi lên 2 của bé như thế nào?
Khi trẻ có những biểu hiện tiêu cực, cư xử không đúng mực và những gì bé nói lúc này là “không”, “không” và “không” thì đây chính là lúc ba mẹ thể hiện “bản lĩnh” của mình bằng biện pháp chế ngự thật khéo léo, hướng bé tới những điều tích cực.
Luôn giữ bình tĩnh
Bạn chính là tấm gương đầu tiên của con trẻ, vì vậy, đừng tức giận la mắng, đánh con hay cười nhạo bé. Hãy nói chuyện một cách thật điềm tĩnh, đừng cố hét lớn hơn bé khi con đang mở hết âm lượng của mình. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm, nếu bé biết bạn đã bị đẩy đến giới hạn, bé sẽ tiếp tục lập lại những hành động của mình như một cách thách thức.
Để trẻ một mình, mẹ ngồi gần đó và làm việc riêng mình muốn, dĩ nhiên vẫn dành sự quan tâm cho trẻ, chỉ đơn giản là trẻ không cảm nhận được. Mẹ cần giữ thái độ bình thản và vui vẻ và lờ trẻ đi. Bạn càng bình thản bao nhiêu, khả năng trẻ sớm “bình thường trở lại” càng nhanh bấy nhiêu.
Cố gắng tìm nguyên nhân đích thực
Khi bé mệt, đói, buồn chán hay quá phấn khích, những hành vi quá đà sẽ xảy ra. Đừng vội quở trách con mà hãy tìm nguyên nhân thưc sự đằng sau.
Nói chuyện khi trẻ bình tĩnh sau cơn ăn vạ
Nếu trẻ ăn vạ thì nên lờ đi chỗ khác hoặc đánh lạc hướng trẻ bằng cách thu hút trẻ tham gia các hoạt động khác. Không đưa ra bất kỳ bình luận hay những lời quát mắng nào khi trẻ đang ở giữa cơn ăn vạ. Chỉ đến khi trẻ hết giận, bạn mới bắt đầu nói chuyện và bình thường hóa quan hệ như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Sau 2, 3 lần lặp lại như thể trẻ sẽ tự hiểu là cơn làm mình làm mẩy của mình không hề hiệu quả mà chỉ tự làm mình mệt hơn.
Không thỏa hiệp
Đừng vì những tiếng gào thét mà dễ dàng thỏa hiệp với trẻ nhỏ. Điều đó tuyệt đối không nên lúc này. Một lần thỏa hiệp sẽ dần là thói quen để những đứa trẻ sẽ vịn vào đó mà càng ngày càng ương bướng. Nếu quá dễ dãi chúng ta khó có thể dạy con trở thành một em bé ngoan được.
Linh động trong xử lí tình huống
Xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 khó có thể theo một phép tắc hoặc thước đo nào, điều quan trọng là ba mẹ cố gắng kiềm chế cảm xúc và dạy con theo hướng tích cực. Trong mỗi tình huống, hãy linh động việc dạy bảo trẻ để trẻ có thể hiểu chuyện và dần dần thoát được những khủng hoảng ở độ tuổi này.
Tạo thói quen độc lập tích cực cho trẻ
Người lớn cần tạo cho trẻ cơ hội để trẻ tự phục vụ. Hãy hình thành tính độc lập tích cực cho trẻ bằng việc cho trẻ thực hiện một số thao tác tự chăm sóc bản thân của trẻ và tin tưởng vào khả năng đó của trẻ đồng thời cũng phải quan tâm hướng dẫn trẻ kịp thời để tránh hình thành những thói quen xấu.
Tôn trọng trẻ
Người lớn cần khuyến khích trẻ làm theo những yêu cầu của mình thay vì áp đặt trẻ làm theo, cần giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải như vậy và bày tỏ thái độ tôn trọng trẻ cũng như tôn trọng những việc làm và khả năng của trẻ.
Ngừng sử dụng những câu mệnh lệnh hay phủ định với con: Thay vì nói “đừng nghịch nữa” hay “con phải đi tắm”, mẹ có thể khuấy động tâm trạng của bé bằng câu nói “nào, đến giờ tắm rồi!”.
Cung cấp các lựa chọn thay thế có giới hạn để con lựa chọn: thay vì hỏi “bây giờ con muốn làm gì?”, hãy gợi ý bé giữa những lựa chọn “con thích chơi ôtô hay chúng ta cùng đọc một cuốn sách nhỉ?”
Khánh Ly (Tổng hợp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54