--> -->

Cha mẹ cần làm gì để con tránh những tổn thương tâm lý đến mức tự tử?

Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải vấn đề tâm lý đặc biệt nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến hành vi tự tử cha mẹ cần đặc biệt chú ý như trẻ bị suy giảm động cơ, không còn cảm nhận được những giá trị cuộc sống, nghĩ mọi thứ đều chán nản, thường xuyên nhắc đến cái chết...
Kỳ vọng thái quá từ cha mẹ “trói” con vào những áp lực vô hình Đừng bắt con lớn phải làm “cha, mẹ” của những đứa em

Rạng sáng ngày 1/4, một nam sinh trường THPT chuyên tại Hà Nội đã trèo qua ban công căn hộ từ tầng 28 nhảy xuống tự tử, trước đó nạn nhân có để lại một bức thư tuyệt mệnh cho gia đình.

Đến tối ngày 1/4, lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo TP Bắc Ninh cho biết, vào sáng 31/3, gia đình nữ sinh N.K.V phát hiện con tử vong trong tư thế treo cổ tại nhà riêng.

Những vụ việc học sinh tự tử xảy ra liên tiếp thời gian gần đây khiến cả xã hội không khỏi bàng hoàng, đau xót. Với các bậc phụ huynh, những sự việc đau lòng này còn là hồi chuông cảnh báo cần quan tâm hơn nữa đến sức khỏe tinh thần của trẻ.

TS Hoàng Trung Học, chuyên gia tâm lý, Trưởng khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục đã có cuộc trao đổi với VOV.VN về vấn đề này.

TS Hoàng Trung Học
TS Hoàng Trung Học

PV: Những vụ học sinh tự tử đầy thương tâm liên tiếp xảy ra, theo chuyên gia, người giám hộ, cha mẹ có trách nhiệm ra sao trong việc bảo vệ trẻ khỏi những tổn thương tâm lý nghiêm trọng này?

TS Hoàng Trung Học: Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ có hành vi tự hủy hoại bản thân, đứng trước những sự việc này, chúng ta không nên vội đổ lỗi cho bất cứ ai, mà cần nhìn nhận nguyên nhân đa chiều, đầy đủ của sự việc.

Với trẻ em, vai trò của gia đình, người giám hộ là rất quan trọng, đặc biệt với trẻ mầm non, tiểu học, THCS, trẻ ở độ tuổi vị thành niên thì vai trò của bố mẹ lại càng quan trọng hơn nữa.

Cha mẹ không chỉ là người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, hỗ trợ trẻ, mà khi con có bất cứ thay đổi nào về tâm lý, cha mẹ cũng cần có sự quan sát, hỗ trợ kịp thời. Chúng ta không nên nuôi con chỉ bằng dinh dưỡng, chăm sóc, mà vai trò dưỡng dục là đặc biệt quan trọng, cha mẹ cần quan sát, hiểu con để đưa ra những hỗ trợ kịp thời, nhất là khi phát hiện con có những bất thường về mặt tâm lý.

PV: Trong nhiều vụ việc học sinh tự tử, nạn nhân để lại bức tư tuyệt mệnh khiến người lớn xót xa khi thấy trong đó là những áp lực quá lớn từ việc học tập, những bế tắc của trẻ khi không thể giãi bày? Phải chăng những áp lực học tập quá lớn đang khiến những đứa trẻ bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng, thưa ông?

TS Hoàng Trung Học: Việc học sinh tự tử có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nhiều em có dấu hiệu trầm cảm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 75% học sinh trầm cảm có nguy cơ tự tử, bên cạnh đó cũng có những vụ tự tử do sức ép quá lớn từ việc học hay do những xung đột với bố mẹ hoặc người lớn xung quanh.

Nếu nói rằng trẻ bị áp lực đến mức tự tử do quá tải chương trình hay sự kỳ vọng quá lớn từ cha mẹ có lẽ chưa thực sự đầy đủ. Áp lực thời nào cũng có, điều quan trọng là cách ứng xử trước những áp lực đó ra sao lại là câu chuyện mà người lớn cần giúp trẻ nhận thức và vượt qua. Làm thế nào để tạo ra nội lực, "vaccine tinh thần" cho mỗi trẻ, để các em có thể ứng phó trước những khó khăn trong cuộc sống là điều đáng bàn.

Đừng chỉ nhìn thấy câu chuyện làm sao để giảm áp lực cho trẻ, chúng ta có thể giảm áp lực nhưng nếu năng lực ứng phó của trẻ kém thì vẫn luôn tiềm ẩn những vấn đề xảy ra.

Trong xã hội hiện đại, nhiều bậc cha mẹ đang nuôi con theo kiểu bao bọc quá mức. Các cặp vợ chồng có xu hướng sinh ít con để dành mọi sự chăm sóc, bao bọc tốt nhất trong khả năng cho con. Ở góc độ nào đó, việc này không hề tốt vì sẽ làm trẻ mất đi khả năng tự lập, ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống, khi gặp vấn đề, trẻ sẽ không thể tự xử lý từ đó gây ra những hành vi tiêu cực và tự tử cũng chỉ là một biểu hiện.

Nhiều khi chúng ta không thể thay đổi những áp lực trong cuộc sống nhưng lại có thể thay đổi được nội lực trong chính con người mình. Các bậc phụ huynh muốn con vượt qua áp lực thì cần rèn luyện cho con từ nhỏ, nuôi con, thương con là phải giúp con có khả năng tự đối mặt, vượt qua những khó khăn, thậm chí để cho con tự trải nghiệm những vấp ngã ở mức độ vừa phải. Cha mẹ cũng không nên làm mọi việc thay con. Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên khuyến khích, động viên, dạy con cách đối mặt với thực tế và tìm cách vượt qua.

PV: Những dấu hiệu nào có thể cảnh báo cho các bậc phụ huynh rằng con đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về tâm lý, thậm chí có thể dẫn đến việc tự tử?

TS Hoàng Trung Học: Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy một người đang nghĩ đến cái chết. Trong đó có những biểu hiện cơ bản như suy giảm động cơ, không còn cảm nhận được những giá trị, kỳ vọng trong cuộc sống, nghĩ mọi thứ đều chán nản, chán ăn, chán ngủ, chán chơi, chán tất cả mọi thứ, bao gồm cả cha mẹ, anh em…

Thứ 2, trẻ có thể thường xuyên nhắc đến cái chết. Cái chết xuất hiện trong những câu chuyện, câu hỏi thường ngày. Nếu trẻ thường đứng thất thần trên cao nhìn ra xa, hỏi vu vơ những câu như “không biết nhảy từ trên này xuống có đau không”, hay trẻ từng có ý định tự tử trong quá khứ, hoặc có thường xuyên có những hành vi như tuyệt thực thì đây là những dấu hiệu hết sức đáng ngại mà cha mẹ cần chú ý.

Đặc biệt, những dấu hiệu này càng nghiêm trọng hơn ở những trẻ trong độ tuổi THCS, THPT, vì đây là giai đoạn tâm lý đang chuyển tiếp, trẻ dễ xúc động, manh động và khả năng kiểm soát cảm xúc kém, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm tới con trong giai đoạn này.

PV: Nhiều phụ huynh vẫn nói rằng, họ muốn làm bạn với con, muốn hiểu con, nhưng sự khác biệt về thế hệ khiến điều này không dễ dàng. Chuyên gia có lời khuyên nào cho các bậc phụ huynh?

TS Hoàng Trung Học: Tôi cũng thường xuyên nhận được những câu hỏi như làm sao để làm bạn với con và tôi cũng thường đặt câu hỏi ngược lại rằng, cha mẹ có thực sự muốn làm bạn với con hay không? Khi cha mẹ nhận thức rằng cần làm bạn với con, muốn làm bạn với con, nhưng trong thâm tâm lại chưa thực sự muốn thì rất khó.

Làm bạn là phải chấp nhận, làm bạn là bình đẳng, thậm chí trước những cái sai của trẻ cần biết bao dung, lắng nghe và tôn trọng cả những gì con chưa đúng, khích lệ, động viên con những khi con gục ngã.

Chỉ khi nào các bậc phụ huynh làm được những điều trên, như vậy mới có thể làm bạn với con.

PV: Xin cảm ơn ông!

Theo Nguyễn Trang/vov.vn

https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/cha-me-can-lam-gi-de-con-tranh-nhung-ton-thuong-tam-ly-den-muc-tu-tu-post934714.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hệ thống giáo dục phải được đổi mới sâu rộng, tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo, STEM, ngoại ngữ, kỹ năng số và công nghệ hiện đại. Giáo dục trí tuệ cần đi đôi với giáo dục văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe để hình thành những cá nhân toàn diện.
Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tổ chức biểu dương “Nhà giáo Nghệ An tiêu biểu làm theo lời Bác” năm 2025
Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngày tháng 5 – Tháng Công nhân, chứng kiến niềm vui đón nhà mới của những công nhân lao động ngành Đường sắt, chúng tôi cảm nhận được tình cảm, sự đùm bọc lẫn nhau của người lao động một ngành còn những khó khăn, vất vả
Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 14/5, trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2025), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên long trọng tổ chức Hội thi kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua mô hình "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" lần thứ I - năm 2025.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.

Tin khác

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.
Chuẩn bị kỳ thi THPT và tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM

Chuẩn bị kỳ thi THPT và tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giao các sở ngành liên quan, UBND thành phố Thủ Đức và các quận huyện triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung công việc, giải pháp để tổ chức tốt kỳ thi tốt trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025 theo Công điện số 58 ngày 8/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Hiện, các đơn vị, địa phương đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện tổ chức nhằm bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, không gây xáo trộn.
Dự kiến tăng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề cho giáo viên mầm non, giáo viên trường dự bị đại học

Dự kiến tăng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề cho giáo viên mầm non, giáo viên trường dự bị đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến rộng rãi.
Hà Nội: Công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường

Hà Nội: Công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường

Chiều 13/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 các trường trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên và chuyên năm học 2025 - 2026.
Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập

Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, việc bỏ cấp Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) và phân cấp thẩm quyền xác nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông là yêu cầu tất yếu nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, Nhà nước, đáp ứng thực tiễn quản lý giáo dục và tiệm cận thông lệ quốc tế.
Học sinh Việt Nam giành 4 Huy chương tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev

Học sinh Việt Nam giành 4 Huy chương tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tham dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev lần thứ 59, 4/4 học sinh Việt Nam đều xuất sắc giành Huy chương với 2 Huy chương Vàng và 2 Huy chương Bạc.
Người “ươm mầm” giọng hát

Người “ươm mầm” giọng hát

Nếu hỏi về những gương mặt thầm lặng đứng sau thành công của nhiều giọng ca trẻ, cái tên Lê Thị Kim Tuyến chắc chắn sẽ được nhắc đến với sự trân trọng đặc biệt. Là giảng viên Khoa Thanh nhạc, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, cô Tuyến không chỉ được biết đến như một người thầy tận tụy mà còn là người gieo niềm tin, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò.
8/8 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Vật lí châu Á

8/8 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Vật lí châu Á

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham dự kỳ thi Olympic Vật lí châu Á (APhO) năm 2025 được tổ chức tại Ả rập Xê út, 8/8 học sinh Việt Nam đều giành Huy chương với 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng.
Khuyến khích nghệ sĩ, vận động viên tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, phát triển năng khiếu cho học sinh

Khuyến khích nghệ sĩ, vận động viên tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, phát triển năng khiếu cho học sinh

Trong bối cảnh năm học 2024-2025 đang bước vào giai đoạn nước rút, với hơn 22 triệu học sinh cả nước chuẩn bị kết thúc năm học và bước vào kỳ nghỉ hè, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg chỉ đạo trọng tâm về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm đủ biên chế giáo viên các cấp và tổ chức hiệu quả kỳ nghỉ hè cho trẻ em, học sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động