--> -->

Kỳ vọng thái quá từ cha mẹ “trói” con vào những áp lực vô hình

“Con đã cố gắng hết sức, nhưng vẫn không đạt được kết quả như mong muốn của bố mẹ, có cách nào để bố mẹ không tạo áp lực không, con rất sợ”.
Đừng bắt con lớn phải làm “cha, mẹ” của những đứa em Chú ý dạy con 3 điều này để đạt thành công trong tương lai

Đây là chia sẻ của một nam sinh tại Hải Phòng khi chia sẻ về mối quan hệ của bản thân và bố mẹ trong gia đình.

Có cùng tâm sự, Nguyễn Quang Minh, học sinh lớp 9 vừa trải qua kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Dương chia sẻ, em đang thấp thỏm từng ngày để đợi điểm thi, điều em sợ hãi nhất là không đỗ được trường chuyên như kỳ vọng của bố mẹ. “Sau khi so sánh lại đáp án, biết em làm sai một số câu trong bài thi Toán, mẹ em rất buồn và giận. Khi một người họ hàng hỏi thăm rằng em có làm được bài không, mẹ em nói “ăn hại rồi”. Lúc đó em vừa cảm thấy buồn, xấu hổ và vô cùng áp lực”.

Ảnh minh họa, nguồn: KT
Ảnh minh họa, nguồn: KT

Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững MSD cho biết, trong chuỗi hội thảo chia sẻ kết quả Báo cáo Tiếng nói Trẻ em Việt Nam được thực hiện vào tháng 4 vừa qua tại 7 tỉnh, thành phố, nhiều em học sinh đã chia sẻ về những vấn đề trong mối quan hệ gia đình rằng các em chưa thực sự được lắng nghe và tham gia về các vấn đề liên quan đến bản thân và gia đình như việc học tập, định hướng nghề nghiệp, vui chơi giải trí,…

Một vài ý kiến tiêu biểu như: “Bố mẹ em tự ý sắp đặt tương lai của em, em muốn học nghề nhưng bố mẹ lại muốn em học đại học để phát triển bản thân. Em đã nói chuyện với bố mẹ rồi nhưng không khả quan. Em chưa có giải pháp gì”, “Em mong bố mẹ không ép con trong học tập, thay vào bố mẹ nên lắng nghe và giúp con sửa lỗi sai, không dùng bạo lực với con”...

Là những người làm cha, làm mẹ, mỗi người đều ít nhiều đặt kỳ vọng vào những đứa con của mình. Điều này xuất phát từ tình yêu thương, bởi bất cứ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn và nỗ lực dành cho con em mình những gì tốt nhất và mong muốn con có cuộc sống tốt đẹp, thành công. Vì thế, rất nhiều cha mẹ đặt áp lực vào con cái trong chuyện học tập, lựa chọn nghề nghiệp theo ý mình mà quên mất các con cũng có những suy nghĩ, những mong muốn ước mơ riêng.

Những kỳ vọng quá lớn tạo cho trẻ những áp lực, lo âu

Theo ông Khuất Văn Quý, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, việc cha mẹ đặt kỳ vọng và áp lực cho con sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực: “Hiện nay trong một số gia đình, cha mẹ chưa quan tâm tới suy nghĩ của trẻ, không đặt trẻ ở vị trí trung tâm. Các phụ huynh mong muốn, kỳ vọng ở trẻ rất lớn. Mong muốn, kỳ vọng thì không sai, nhưng nếu bố mẹ không tìm hiểu mong muốn sở trường của con, không đặt mình vào vị thế của trẻ, có những kỳ vọng rất lớn thì sẽ tạo ra cho trẻ sự căng thẳng, mệt mỏi, lo âu. Mỗi người sinh ra có sở trường khác nhau.

Chúng ta không thể bắt một trẻ có thiên hướng về âm nhạc hội họa đi học bác sĩ. Khả năng con mình chỉ có vậy nhưng lại yêu cầu con phải học trường chuyên lớp chọn. Nếu trẻ có làm thì cũng không cảm thấy thoải mái, chỉ là chống đối. Vì vậy, chúng ta cần đặt bản thân vào vị trí của trẻ, hiểu suy nghĩ của trẻ, cùng trẻ thực hiện ước mơ. Chúng ta cần dõi theo trẻ, hướng trẻ để làm sao trẻ đều có thể theo đuổi ước mơ, và chúng ta cũng đạt được kỳ vọng, để trẻ không cảm thấy bị bố mẹ ngó lơ suy nghĩ, ý kiến của mình".

Bình luận các quan niệm của cha mẹ và con cái về khoảng cách giữa ước mơ của con, kỳ vọng của cha mẹ, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững MSD chia sẻ: “Cha mẹ thường lấy lý do “vì con" và “cha mẹ là người hiểu con nhất, thậm chí hiểu con hơn cả con" để ngụy biện cho việc áp đặt con theo ý mình. Nếu cha mẹ nhớ lại hồi mình còn trẻ, tôi không biết có bao nhiêu cha mẹ thực sự nghĩ là cha mẹ mình hiểu mình, cha mẹ đã quên mất hồi còn bé mình cũng là một cá nhân có những suy nghĩ độc lập với cha mẹ, có ước mơ và có những định hướng của riêng mình cần được tôn trọng.

Kỳ vọng thái quá từ cha mẹ “trói” con vào những áp lực vô hình
Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững MSD.

Tôi tin rằng cha mẹ “vì lợi ích tốt nhất của con", “hiểu con" cần đồng nghĩa với việc tạo môi trường và những điều kiện, những nền tảng cho con được học tập, khám phá những điểm mạnh, những tiềm năng của bản thân, lắng nghe và tôn trọng con, cùng con thảo luận các giải pháp chứ không phải là gò ép con theo ý mình. Ngoài ra, quan niệm của cha mẹ “tôi làm thế để con thành công" cũng cần phải thay đổi, quá trình con được trải nghiệm, được rèn giũa, được đưa ra các quyết định độc lập cho tương lai của mình, và kể cả quyết định sai và biết sửa chữa, khắc phục và đứng lên từ thất bại cũng quan trọng, cũng là thành công của con".

Theo PGS.TS Lê Văn Hảo - chuyên gia tâm lý, việc các bậc phụ huynh không thật sự thấu hiểu con, gò ép con sống theo lý tưởng của bố mẹ, kỳ vọng quá nhiều dẫn đến gây áp lực cho con vẫn còn khá phổ biến. Lý giải điều này, ông cho biết: “Nguyên nhân sâu xa của việc này đến từ hệ ý thức Nho giáo tồn tại qua nhiều thời đại, hay nhiều bố mẹ vẫn còn quan niệm xưa cũ như “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, và quan niệm trẻ ngoan là trẻ biết vâng lời cha mẹ.

Dù cha mẹ nhân danh tình yêu để dẫn dắt, gò ép con, thì điều này thường dẫn đến những hệ quả không mong muốn vì trẻ không được là chính bản thân mình. Nếu đem con so sánh hay định khuôn mẫu con nên trở thành thế nào có thể khiến trẻ bị “phủ nhận bản thân" tức là nghĩ bản thân của hiện tại không có giá trị, dẫn đến những hậu quả tất yếu về tâm lý và tinh thần. Một đứa trẻ như một mầm cây, nếu đủ nắng, đủ gió, đủ năng lượng,… sẽ này mầm và phát triển kỳ diệu, có thể hơn nhiều so với cha mẹ kỳ vọng".

Cha mẹ hãy là người tạo động lực cho con cái

Chia sẻ về cách thức để cha mẹ có thể đồng hành, truyền động lực cho con cái cũng như thúc đẩy sự tham gia và tiếng nói của trẻ em trong gia đình, PGS.TS Lê Văn Hảo gợi ý phương pháp để cha mẹ và con cái có tiếng nói chung như trong bất cứ tình huống nào cha mẹ cũng nên duy trì mối quan hệ tốt với con để đem lại ảnh hưởng tích cực cho con. Phần lớn những mẫu thuẫn trong gia đình đều tiếp tục khi không có giao tiếp, hoặc giao tiếp không phù hợp khiến cho một trong hai bên bị tổn thương.

PGS.TS Lê Văn Hảo- chuyên gia tâm lý cho rằng cha mẹ cần hiểu con mới có thể hỗ trợ được cho con.
PGS.TS Lê Văn Hảo - chuyên gia tâm lý cho rằng cha mẹ cần hiểu con mới có thể hỗ trợ được cho con.

Con có thể thay đổi cách truyền đạt nguyện vọng với cha mẹ một cách phù hợp. Cha mẹ cũng có thể thay đổi cách tương tác, lắng nghe con, chuyển từ áp đặt sang hỗ trợ. Cha mẹ phải hiểu con thì mới có thể hỗ trợ con. Như vậy, cha mẹ vừa là người lắng nghe, vừa là người hướng dẫn, cổ vũ con. Khi cha mẹ thay đổi, thì kết quả sẽ thay đổi.

Ông Hảo cũng nhấn mạnh: “Cha mẹ nên dùng phương pháp giáo dục tích cực - Giáo dục tích cực cũng không phải là để con làm gì tuỳ thích mà là việc cùng nhau thảo luận các giới hạn phù hợp, các giới hạn trong gia đình, theo pháp luật, theo xã hội và cuộc sống, để cùng nhau tuân thủ nhưng không hạn chế các tiềm năng của trẻ”.

Còn theo bà Nguyễn Phương Linh, các phụ huynh hãy nghiêm túc trong việc tôn trọng và lắng nghe con, hãy “họp gia đình" dành thời gian để nói chuyện và trao đổi với con ít nhất 1 giờ có chất lượng hàng ngày ngay từ khi con còn nhỏ. Không có công thức chung cho việc nuôi dưỡng một đứa trẻ vì mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau nhưng có thể có nguyên tắc chung trong việc dành thời gian cho con, tôn trọng và lắng nghe con.

Bà Linh chia sẻ một bí kíp Hành động cho cha mẹ với chữ ACT - trong đó A là Accompany - Đồng hành cùng con, C - Commitment và Communication: Cam kết, tôn trọng con và trao đổi nói chuyện với con hàng ngày và T là Time - dành thời gian chất lượng cho con. Bà Linh cũng nhấn mạnh: “Trẻ em cần học để lớn khôn, cha mẹ cũng cần học tập các phương pháp giáo dục tích cực để là động lực, tạo điều kiện cho con phát triển toàn diện, tối đa hoá các tiềm năng của mình. Chúng tôi luôn đồng hành cùng cha mẹ trong tiến trình cùng con khôn lớn”./.

Theo Nguyễn Trang/vov.vn

https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/ky-vong-thai-qua-tu-cha-me-troi-con-vao-nhung-ap-luc-vo-hinh-869527.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bài 1: Cách mạng trưởng thành từ trong gian khó

Bài 1: Cách mạng trưởng thành từ trong gian khó

Trước khi Nhân dân Việt Nam làm nên cuộc khởi nghĩa vĩ đại ngày 19/8/1945, đất nước đã trải qua những tháng ngày bị dồn nén bởi nhiều tầng áp bức, tận cùng của khổ đau, và đồng thời nung nấu trong lòng mình một nội lực đang lớn dần. Bối cảnh trước Cách mạng Tháng Tám là một chuỗi nghịch cảnh dồn dập, nhưng cũng chính là điều kiện cần và đủ - để một cuộc bứt phá lịch sử có thể xảy ra.
Phát huy vai trò Mặt trận trong giai đoạn mới: Khí thế từ Hội nghị đầu tiên tại phường Sơn Tây

Phát huy vai trò Mặt trận trong giai đoạn mới: Khí thế từ Hội nghị đầu tiên tại phường Sơn Tây

Ngày 17/7, Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Sơn Tây tổ chức Hội nghị lần thứ nhất nhằm công bố Quyết định thành lập và công nhận Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Sơn Tây; đánh giá kết quả công tác Mặt trận 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.
Ngổn ngang rác thải giữa Thủ đô: Bao giờ mới chấm dứt thói quen vứt rác tùy tiện?

Ngổn ngang rác thải giữa Thủ đô: Bao giờ mới chấm dứt thói quen vứt rác tùy tiện?

Dưới gốc cây, chân cột điện, thậm chí ở giữa đường,… bất cứ chỗ nào “tiện” đều có thể trở thành nơi đổ rác lý tưởng. Bất kể đêm hay ngày, thói quen tiện đâu vứt rác đấy của nhiều người dân biến những vỉa hè, lòng đường trở thành điểm tập kết rác bất đắc dĩ, làm xấu đi môi trường và cảnh quan của Thủ đô.
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2026: Tăng bình quân 7,2%

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2026: Tăng bình quân 7,2%

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng tháng và theo giờ sẽ được điều chỉnh tăng trung bình 7,2%, tương đương khoảng 300.000 đồng/tháng so với năm 2025.
Dốc Lết, điểm đến lý tưởng để tìm kiếm sự yên bình

Dốc Lết, điểm đến lý tưởng để tìm kiếm sự yên bình

Nếu bạn đang tìm một bãi biển không quá đông đúc, nơi có thể thật sự “sống chậm” và tận hưởng thiên nhiên một cách trọn vẹn, thì Dốc Lết là lựa chọn không thể bỏ qua.
Hà Nội: Công bố danh sách 78 doanh nghiệp đang hoạt động cho thuê lại lao động

Hà Nội: Công bố danh sách 78 doanh nghiệp đang hoạt động cho thuê lại lao động

Sở Nội vụ thành phố Hà Nội vừa chính thức công bố danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động trên địa bàn, theo Văn bản số 4073/SNV-LĐTLDN ngày 17/7/2025.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên Khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên Khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18/7, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.

Tin khác

Sinh viên Việt Nam giành giải Nhất tại cuộc thi an ninh mạng quốc tế HackTheOn Sejong 2025

Sinh viên Việt Nam giành giải Nhất tại cuộc thi an ninh mạng quốc tế HackTheOn Sejong 2025

Mới đây, tại cuộc thi an ninh mạng quốc tế HackTheOn Sejong 2025 tổ chức tại Hàn Quốc, đội tuyển Blue Light Bug đến từ Học viện Kỹ thuật Mật mã đã xuất sắc giành giải Nhất bảng Advanced, bảng đấu cao nhất dành cho các đội tuyển chuyên nghiệp. Đây là lần đầu tiên sinh viên Việt Nam đạt được thành tích này ở bảng Advanced của cuộc thi.
Thủ khoa khối C toàn quốc muốn trở thành giáo viên

Thủ khoa khối C toàn quốc muốn trở thành giáo viên

Với tổng điểm 29,75, em Nguyễn Thị Yến Nhi – học sinh lớp 12D1, Trường THPT Cửa Lò (Nghệ An) đã xuất sắc trở thành thủ khoa khối C00 toàn quốc tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Tốp các trường ở Hà Nội có điểm trung bình môn thi cao nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Tốp các trường ở Hà Nội có điểm trung bình môn thi cao nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 của thành phố Hà Nội đạt 99,73%, tính chung với cả thí sinh dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thí sinh dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) là thủ khoa khối A00 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) là thủ khoa khối A00 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Theo dữ liệu điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, thí sinh Nguyễn Tự Quyết - học sinh lớp 12A9 Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) đã đạt điểm số tuyệt đối - 30 điểm khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học).
Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025: Toàn quốc có 9 thí sinh đạt điểm tuyệt đối theo khối xét tuyển đại học

Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025: Toàn quốc có 9 thí sinh đạt điểm tuyệt đối theo khối xét tuyển đại học

Theo dữ liệu điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, cả nước có 9 thí sinh đạt điểm tuyệt đối 30/30 theo khối xét tuyển đại học.
Cả nước có trên 900 thí sinh trượt tốt nghiệp THPT năm 2025

Cả nước có trên 900 thí sinh trượt tốt nghiệp THPT năm 2025

Theo dữ liệu điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố sáng 16/7, cả nước có 936 thí sinh bị điểm liệt (dưới 1), đồng nghĩa với việc trượt tốt nghiệp THPT.
Những điều thí sinh cần lưu ý khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2025

Những điều thí sinh cần lưu ý khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2025

Từ ngày 16/7 đến 17h00 ngày 28/7/2025, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đúng 8h ngày 16/7, thí sinh có thể tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên Báo Lao động Thủ đô, tại địa chỉ http://tinbong247news.net/tra-cuu-diem-thi.
8h sáng nay (16/7), chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

8h sáng nay (16/7), chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Theo đúng kế hoạch, từ 8h00 hôm nay (16/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 đủ độ tin cậy để các trường đại học sử dụng tuyển sinh

Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 đủ độ tin cậy để các trường đại học sử dụng tuyển sinh

Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025. Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chủ trì hội nghị.
Xem thêm
Phiên bản di động