Để GDP đầu người đạt mục tiêu đề ra
Nỗ lực đạt tăng trưởng GDP 5% năm 2023 Góc nhìn tươi sáng về GDP năm 2024 |
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu năm 1988, thu nhập đầu người của Việt Nam chỉ đạt dưới 100 USD/năm, nằm trong nhóm nước có mức GDP bình quân đầu người thấp nhất thế giới, thì 10 năm sau, tính chung GDP đầu người ở mức dưới 1.000 USD. Từ năm 2008, GDP bình quân đầu người tính bằng USD của Việt Nam đã vượt mốc 1.000 USD, chuyển từ nhóm và vùng lãnh thổ có thu nhập thấp, sang nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp).
Đến giai đoạn từ 2010 - 2023, GDP bình quân đầu người tính bằng USD đã liên tục tăng lên. Cụ thể, nếu năm 2010 đạt 1.614 USD/người thì đến năm 2023 đã đạt mức 4.284 USD/người. Đây là một trong những căn cứ để đề ra mục tiêu Việt Nam sẽ ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ có thu nhập trung bình thấp vào năm 2025.
Thực hiện khát vọng đất nước hùng cường, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra mục tiêu: Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Để thực hiện khát vọng này, cụ thể là mục tiêu GDP đầu người năm 2025 đạt từ 4.700- 5.000 USD, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động từ hệ lụy của các cuộc xung đột và khó khăn hậu đại dịch chưa kịp khắc phục. Khó khăn đó cũng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất - kinh doanh trong nước, đặc biệt là hệ quả từ những đại án tham ô, thất thoát, lãng phí gây ra khiến dòng vốn đầu tư trước đây không hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.
Vì vậy, để đạt mục tiêu GDP theo kế hoạch đề ra, bên cạnh công tác đẩy mạnh phòng chống, tham nhũng lãng phí; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là kết cấu hạ tầng, Chính phủ hiện đang thực hiện việc điều chỉnh dòng vốn tín dụng theo hướng đẩy mạnh vào sản xuất - kinh doanh; nguồn vốn vào đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để tránh thất thoát, lãng phí…
Hy vọng, khi “nắn” dòng tiền “chảy” vào đúng chỗ, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí dần được đẩy lùi… mục tiêu GDP sẽ đạt được kế hoạch đề ra.
Hà Lê
Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Tin khác

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM
Tài chính 20/04/2025 15:59

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm
Tài chính 17/04/2025 11:49

Quản chặt ngân sách khi bàn giao
Tài chính 17/04/2025 10:37

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch
Tài chính 15/04/2025 08:34

NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Tài chính 14/04/2025 22:36

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước
Tài chính 11/04/2025 15:13

Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã
Tài chính 09/04/2025 16:33

Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam
Tài chính 03/04/2025 17:09

Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc
Tài chính 02/04/2025 17:12

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Tài chính 02/04/2025 10:36