--> -->

Để doanh nghiệp ở lại thị trường

Số liệu công bố mới đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, từ đầu năm 2023 đến nay, trung bình mỗi tháng có hơn 19.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.
Mỗi tháng có gần 20.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường Tiếp tục chỉ đạo, định hướng các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho doanh nghiệp

Theo thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 108,57 tỷ USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương,… cũng có mức giảm khoảng 3,7-20%.

Khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, có 41,2% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết đang gặp khó khăn do thị trường bị thu hẹp, 17,6% doanh nghiệp bị ảnh hưởng do giá nguyên liệu đầu vào tăng, 17,6% doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh và các khó khăn khác.

Để doanh nghiệp ở lại thị trường
Ảnh minh họa.

Theo dự báo của các chuyên gia, trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ còn phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như giá nguyên liệu tăng, tổng cầu trên thị trường giảm, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, việc thiếu ổn định về chất lượng và chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động xuất khẩu chính ngạch,… cũng là rào cản rất lớn của doanh nghiệp.

Thực tế này buộc các doanh nghiệp phải nghiên cứu, chuyển đổi sản xuất cho phù hợp. Chia sẻ về khó khăn của ngành Dệt may, ông Trần Như Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn hàng xuất khẩu ngành Dệt may giảm hơn 50%. Yếu tố cốt lõi để cạnh tranh với hàng dệt may các nước lân cận không còn là giá rẻ mà là xanh hóa sản xuất. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng tái đầu tư theo hướng xanh hóa, tái sinh, tái chế chất thải, chuyển đổi công nghệ sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo và sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường.

Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần được hỗ trợ vốn vay. Ngân hàng Nhà nước cần triển khai sớm gói vay lãi suất ưu đãi để doanh nghiệp trả lương cho người lao động, giảm thuế, tiền thuê đất; nghiên cứu, đề xuất thay đổi điều kiện tiếp cận gói cấp bù lãi suất 2% và chỉ đạo các ngân hàng thương mại khẩn trương triển khai cho doanh nghiệp vay vốn.

Ở góc độ khác, nhiều doanh nghiệp cho rằng, Chính phủ nên tăng cường đầu tư hạ tầng xanh. Trong đó, có chiến lược phát triển nguồn cung năng lượng tái tạo, hoàn thiện hành lang pháp lý để hình thành thị trường tín chỉ carbon, thị trường tái sinh... Đây là cơ sở chính yếu để doanh nghiệp chuyển đổi xanh hoặc tiếp cận kinh tế tuần hoàn, áp dụng giải pháp trung hòa carbon thông qua hình thức mua tín chỉ carbon để đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn rào cản xanh khi xuất khẩu.

Chính phủ cũng nên sớm hình thành và đa dạng nguồn vốn tín dụng xanh với lãi suất vay ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước khi nguồn vốn này hiện khá phổ biến trên toàn cầu. Theo đó, doanh nghiệp các nước có thể tiếp cận vay vốn chuyển đổi xanh với lãi suất vay 0-4%, thấp hơn rất nhiều so với mức vay doanh nghiệp trong nước đang tiếp cận.

Các doanh nghiệp cũng kiến nghị Bộ Công Thương tăng cường xúc tiến thương mại, chương trình làm việc giữa Việt Nam và các quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua tham tán thương mại, tập trung vào các quốc gia tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và EU,... Hy vọng, với những giải pháp hỗ trợ nhanh và đồng bộ có thể giúp doanh nghiệp duy trì chỗ đứng trên thị trường.

Tường Vi

Nên xem

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai vào sáng mai (11/7) để trao đổi về phương án lương tối thiểu vùng năm 2026.
EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

Kể từ ngày 1/7/2025, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức lại mô hình các Công ty Điện lực trực thuộc. Theo đó, EVNHANOI tổ chức lại các Công ty Điện lực cấp quận/huyện từ 30 đơn vị xuống còn 12 Công ty Điện lực khu vực. Việc sắp xếp này nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, phát huy hiệu quả nguồn lực, hướng đến xây dựng mô hình hoạt động chuyên nghiệp, hiện đại, đồng bộ với tiến trình chuyển đổi số toàn diện trong ngành điện.
Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 10/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn công tác chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tới cán bộ, viên chức, người lao động BHXH các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bệnh viện sản nhi Nghệ An đã tiếp nhận gần 900 ca trẻ em nhiễm ký sinh trùng như giun đũa chó mèo và sán dây – những bệnh lý thường lây truyền từ thú nuôi trong gia đình
Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Các nước ASEAN và đối tác cam kết đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Trong bối cảnh khu vực và thế giới biến động khó lường, các nước nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đối thoại, hợp tác, phối hợp hành động ứng phó các thách thức chung, đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và ra mắt tòa soạn hội tụ. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đánh giá cao những đóng góp nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam với Bộ, ngành Tư pháp.

Tin khác

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Cần ứng dụng các giải pháp số như ứng dụng AI để phân biệt hàng thật, hàng giả, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các ngành, địa phương trong xử lý hàng giả… Đó là thông tin được các đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra tại Hội nghị “Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới” vừa qua.
Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ hướng đến việc tạo môi trường pháp lý minh bạch, thúc đẩy sáng tạo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường quản lý nhà nước và phát triển TMĐT bền vững; mà còn đặt nền móng pháp lý mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu số, hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường toàn cầu.
Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình

Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình

Kỷ nguyên số đặt ra thách thức lớn với mọi mô hình quản trị truyền thống. Đổi mới quản trị không chỉ là thay đổi cách làm, mà là tái cấu trúc tư duy, công cụ và văn hóa để doanh nghiệp thích ứng nhanh, vận hành hiệu quả và phát triển bền vững.
Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Không đợi ưu ái, không xin hỗ trợ, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân vẫn ngày ngày lặng lẽ lớn lên bằng chính nội lực của mình. Trong dòng chảy đổi mới mạnh mẽ từ Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, niềm tin đã trở thành “chất dẫn” giúp kinh tế tư nhân khẳng định vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Những chia sẻ chân thật từ các doanh nghiệp cho thấy điều họ cần nhất không phải ưu đãi, mà chính là sự tin tưởng, đồng hành và khích lệ phát triển dài hạn.
Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh

Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh

Từ năm 2026, thuế khoán - phương thức thu thuế đã áp dụng suốt nhiều thập kỷ với các hộ kinh doanh sẽ chính thức bị xóa bỏ, đánh dấu bước ngoặt lớn trong công tác quản lý thuế ở Việt Nam.
Bộ Tài chính lên tiếng sau khi bị nhắc nhở về báo cáo vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Bộ Tài chính lên tiếng sau khi bị nhắc nhở về báo cáo vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Sau khi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê bình Bộ Tài chính liên quan đến việc Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu, Bộ Tài chính cho biết sẽ phối hợp Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Đồng Nai rà soát các nội dung để báo cáo lại Chính phủ.
Tín hiệu vui khi doanh nghiệp gia nhập thị trường cao hơn số doanh nghiệp rút lui

Tín hiệu vui khi doanh nghiệp gia nhập thị trường cao hơn số doanh nghiệp rút lui

Số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đã vượt số doanh nghiệp rút lui với tỷ lệ 1,2 lần trong tháng 6 vừa qua. Đây được xem là tín hiệu vui, phản ánh sự hồi phục rõ rệt của niềm tin kinh doanh.
Bộ Tài chính báo cáo chậm, không đủ nội dung trong vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Bộ Tài chính báo cáo chậm, không đủ nội dung trong vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê bình Bộ Tài chính chậm trễ, chưa rõ trách nhiệm trong quản lý đấu thầu.
Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?

Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Từ 1/7, quy định cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua Hệ thống eCoSys chính thức có hiệu lực

Từ 1/7, quy định cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua Hệ thống eCoSys chính thức có hiệu lực

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Thông tư được ban hành theo khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ, nhằm cụ thể hóa chủ trương phân quyền, phân cấp và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Xem thêm
Phiên bản di động