-->

Để di sản là viên ngọc tỏa hào quang

(LĐTĐ) Nói một cách dễ hiểu, di sản là những giá trị vật thể và phi vật thể mà thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. Và đó cũng chính là một phần tạo nên “hồn túy” không chỉ của một địa phương mà còn của cả một quốc gia. Có thể, những di sản nếu xét trên góc độ đóng góp trực tiếp vào nguồn thu ngân sách là không lớn, thế nhưng giá trị “vô hình” mà di sản mang lại cho nền kinh tế lại vô cùng lớn. Ví như người ta đến Paris là để được ngắm nhìn Tháp Eiffel, tham quan Bảo tàng Louvre,… Nếu chỉ bán vé thì nguồn thu không thấm vào đâu, nhưng chính vì những di sản này mà hút du khách đến. Nhờ đó, du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Với Hà Nội cũng vậy. Muốn có dấu ấn của Thủ đô Hà Nội trên bản đồ thế giới, chúng ta phải tập trung bảo tồn, tôn tạo những di sản hiện có, xem đó là trung tâm, là những viên ngọc quý tạo thương hiệu cho Hà Nội. Để từ đó, xây dựng một Thủ đô hiện đại, có bản sắc riêng đáp ứng mọi tiêu chí mà du khách cần. Làm được điều này, không xảy ra xung đột cũ - mới mà đúng trọng tâm như Nghị quyết của Đảng “bảo tồn, phát triển”.
Những di sản văn hóa "lắng hồn núi sông ngàn năm" Đánh thức tiềm năng di sản Thủ đô Cần cơ chế cho Hà Nội phát triển công nghiệp văn hóa

Kỳ 1: Biến di sản thành “tài sản” hữu hình

Hiện nay, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa, coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Theo các chuyên gia, hướng đi này hoàn toàn có cơ sở dựa trên việc khai thác nguồn tài nguyên di sản đồ sộ và phong phú của Thủ đô. Nếu chọn đúng thế mạnh, đúng hướng đi, thì Hà Nội vừa có thể bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, vừa biến di sản trở thành một “tài sản” cho hậu thế.

Tạo dấu ấn “di sản” hè phố, tại sao không?

Ngoài những di sản là các công trình tôn giáo, văn hóa, lịch sử; di sản mà cha ông để lại, thì những nét sinh hoạt văn hóa của người dân Thủ đô suốt bao thập kỷ qua cũng là một loại hình di sản. Ví như “văn hóa vỉa hè”. Phải công nhận, “văn hóa vỉa hè” là một trong những nét đặc trưng tạo nên một Hà Nội rất riêng, rất quyến rũ mà không đâu có được. Nhưng tiếc thay, trong cách hành xử với “văn hóa vỉa hè”, văn hóa đường phố, chúng ta đang bị xung đột bởi xây dựng thành phố văn minh gắn với trật tự đô thị và muốn phát triển kinh tế đêm, từ trung tâm là “văn hóa vỉa hè” (ẩm thực vỉa hè).

Chính vì thế, là chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, người có một tình yêu đặc biệt với Hà Nội, ông Martín Rama đã đề xuất nhiều ý tưởng tâm huyết về bảo tồn di sản và phát triển đô thị. Ông Martín Rama cho rằng Hà Nội cần trở thành một thành phố toàn cầu, có cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại, kết nối với thế giới và sôi động với sự sáng tạo. Hơn ai hết, ông luôn tin tưởng tất cả những điều này có thể thực hiện được mà không làm mất đi những nét đặc sắc, tinh tế và đáng yêu của nơi này.

Để di sản là viên ngọc tỏa hào quang
“Văn hóa vỉa hè” là một trong những nét đặc trưng tạo nên một Hà Nội rất riêng. Không riêng gì người Hà Nội, du khách phương xa khi đặt chân đến Hà Nội đều thích thú với nét văn hóa độc đáo này. (Ảnh: Hà Phong)

Năm 2014, ông Martín Rama được nhiều người Việt Nam biết tới với cuốn sách “Hà Nội, một chốn rong chơi”. Cuốn sách sau đó đã đạt Giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội”. Giờ đây, sau gần một thập kỷ, ông Martín Rama tiếp tục cho ra mắt cuốn sách thứ hai viết về Hà Nội với tựa đề được lấy từ chính tên của giải thưởng: “Vì tình yêu Hà Nội”. Ông Martín Rama cho biết, cuốn sách lần này thêm một bước “hiện thực hóa” tình yêu Hà Nội thông qua đề xuất nhiều ý tưởng tâm huyết về bảo tồn di sản và phát triển đô thị.

Gắn bó với Hà Nội từ đầu những năm 2000, Martín Rama chia sẻ rằng, ông yêu thích vẻ đẹp, sức sống riêng của thành phố này và thường gọi bằng cái tên thân thương: Nàng. Ông nhận thấy, Hà Nội có một bộ sưu tập các phong cách kiến trúc đặc sắc. Đó là hàng loạt những ngôi chùa truyền thống, khu tập thể, văn phòng và biệt thự Pháp cổ, tới các công trình kiểu Xô Viết,… “Không chỉ về kiến trúc, Hà Nội còn rất đặc biệt bởi đời sống xã hội. Có lẽ vì không gian trong nhà quá hạn chế nên nhiều tương tác của người dân được diễn ra ngoài trời. Hà Nội có một nền “văn hóa vỉa hè” phong phú, mọi người ăn uống, giao lưu, kiếm sống, hẹn hò… ở ngoài đường”, ông Martín Rama nói.

Ông Martín Rama nhận định: “Không phải ngẫu nhiên mà người nước ngoài yêu Hà Nội đến thế. Nó không chỉ là một thành phố đẹp như tranh vẽ hay một giấc mơ của các nhiếp ảnh gia, nó là một thành phố đầy cảm xúc”. Với công việc của mình, ông được đi đến nhiều nơi trên khắp thế giới và nhận thấy nhiều thành phố ở các quốc gia đang phát triển nhanh chóng, gần như tương tự nhau, “giống những loại thuốc không có thương hiệu, dù chúng có thể hiệu quả nhưng hầu như không có đặc điểm nào để phân biệt”. Tuy nhiên, ông cho rằng Hà Nội là một ngoại lệ: “Nàng thật đặc biệt”!

“Sau hai thập kỷ, tôi vẫn không hết ngạc nhiên bởi vẻ đẹp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống với kiến trúc Pháp, bởi những mặt hồ và những hàng cây, bởi sức sống văn hóa và đời sống vỉa hè sôi động của Nàng”, Martín Rama chia sẻ. Tuy nhiên, ông cũng lo lắng bản sắc và vẻ duyên dáng của thành phố đang dần biến mất do quá trình chuyển đổi kinh tế diễn ra quá nhanh chóng.

Tránh “bảo tàng hóa” di sản

Tình yêu Martín Rama dành cho Hà Nội rất đặc biệt. Ông không nuối tiếc dĩ vãng, càng không cố gắng đưa thành phố trở lại dáng vẻ trong quá khứ, ông trân trọng Hà Nội trong từng khoảnh khắc hiện tại và cả trong những dự định tương lai. Martín Rama cho rằng: “Thăng Long - Hà Nội với nghìn năm lịch sử phong phú, hào hùng, với văn hóa được tích lũy nhiều đời, không phải thủ đô nào trên thế giới cũng có được. Hà Nội không nhất thiết phải lựa chọn mô hình đầu tàu kinh tế, việc mà nhiều địa phương có nhiều thuận lợi và có khả năng làm tốt hơn Hà Nội nhiều”.

Để di sản là viên ngọc tỏa hào quang
Ông Martín Rama (trái) chia sẻ những ý tưởng về bảo tồn di sản và phát triển đô thị trong buổi tọa đàm ra mắt sách mới. (Ảnh: Anh Vũ)

Theo ông Martín Rama, “thay vì chọn một mô hình đô thị khổng lồ với vô vàn vấn nạn, từ tắc nghẽn giao thông đến ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, thị trường đất đai rối loạn... cản trở phát triển kinh tế như nhiều đô thị lớn trên thế giới đang gặp, Hà Nội nên chọn cho mình mô hình một thành phố lịch sử, văn hóa, đầu tàu về khoa học - kỹ thuật tiên tiến, có quy mô vừa phải, hợp lý, có môi trường đô thị trong lành, văn minh, công bằng, dân chủ, đủ năng lực khai thác, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến của thời đại trong xây dựng, quản lý vận hành, ngõ hầu tạo dựng một môi trường sống lý tưởng…”.

Ông Martín Rama cũng cho rằng, bảo tồn di sản có lẽ là cách hứa hẹn nhất để gìn giữ cá tính độc đáo của Hà Nội. Tuy nhiên, sẽ là một thách thức để xác định đúng đối tượng cần được bảo tồn. Điều mọi người hay nghĩ tới là những công trình nổi bật bởi kiến trúc độc đáo hoặc bởi những sự kiện quan trọng đã diễn ra ở đó, và tất nhiên việc bảo vệ những công trình như vậy là xác đáng. Điển hình như việc tất cả chúng ta đều cảm thấy biết ơn vì Văn Miếu hay Nhà hát Lớn được khôi phục lại vẻ đẹp lộng lẫy ban đầu.

“Tuy nhiên, Hà Nội có hàng trăm nghìn công trình như thế và do đó, cách tiếp cận bảo tồn di sản giống như bảo tàng, cho dù có quyết tâm đến đâu thì cũng khó tạo ra sự khác biệt trong tổng thể. Hơn nữa, các công trình nổi bật này cũng chỉ là một phần của tính cách thành phố”, ông Martín Rama nhận định.

Hà Nội còn đặc biệt bởi những bức tường sơn vàng, những khu vườn trên ban công, những quán ăn vỉa hè, hàng cây lãng mạn... Tuy nhiên, không một đặc điểm nào trong số này có tầm quan trọng đặc biệt về kiến trúc hay lịch sử và do đó không cái nào chính thức được coi là di sản, theo định nghĩa vốn có của từ này.

Từ quan điểm kinh tế học, ông Martín Rama cho rằng: “Những đặc điểm đáng được bảo tồn của thành phố là những đặc điểm giúp tăng giá trị cho thành phố đó. Cư dân cảm thấy hài lòng hơn khi sống ở nơi đây, đất nền đô thị cũng có giá trị hơn. Và điều đó cũng xảy ra khi các học giả tài năng, doanh nhân và nghệ sĩ cảm thấy muốn chuyển đến với Nàng hơn”.

Bảo tồn di sản cần chú ý đến những đặc điểm làm nên nét đặc trưng của Hà Nội và đưa ra những mô hình khả thi về mặt tài chính, có lợi nhuận cao hơn so với việc phá dỡ để xây dựng chung cư cao tầng và trung tâm mua sắm. Khi mô hình kết hợp phát triển với bảo tồn có lợi cho cả nhà đầu tư tư nhân và cộng đồng được thực hiện sẽ chứng minh rằng có cách khác tốt hơn để nâng cấp đô thị nhưng vẫn giữ nét quyến rũ của Hà Nội. “Bằng cách nhìn xa hơn những lợi ích ngắn hạn, các chính sách đô thị sáng tạo có thể làm cho Hà Nội trở nên đáng sống và thịnh vượng”, ông Martín Rama bày tỏ.

“Hà Nội là vùng tài nguyên di sản giàu có nhất, đa dạng nhất của quốc gia. Nội hàm của 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa mà Chính phủ đã xác định trong “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đều liên quan đến di sản văn hóa. Di sản văn hóa là nguồn vốn, là tài nguyên, là chất liệu, là đề tài, là nguồn cảm hứng, là chủ thể… cho các ngành công nghiệp văn hóa.

Với kho tàng di sản phong phú của mình, Hà Nội cần tập trung phát triển công nghiệp văn hóa từ vốn di sản. Để làm được điều này, thành phố cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức; chú trọng nhân tố con người trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản; cần xây dựng quy tắc đạo đức trong việc sử dụng di sản văn hóa trong kinh tế, xã hội hóa quản lý khai thác di sản, di tích với nội dung mà các công ước quốc tế, luật pháp Việt Nam quy định nhất là vấn đề bảo vệ di sản văn hóa, quyền/lợi ích của chủ thể văn hóa (cộng đồng)...”.

(Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam)

(Kỳ 2: Bồi đắp bản sắc tạo những giá trị mới)

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải và Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đã đến thăm, chúc Tết và kiểm tra sản xuất tại Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động