-->

Để bố mẹ không cần 'nhảy bổ' vào định hướng con

Nếu Bộ Giáo dục định tập trung vào giáo dục định hướng nghề nghiệp, thì việc đầu tiên không phải là xem xét thay đổi số năm học các cấp, mà phải tính đến hiệu quả.
Khi phụ huynh đặt đâu… con ngồi đó
Thí sinh và phụ huynh băn khoăn chọn ngành, chọn nghề
Tăng cường hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông

Mới đây, trong một phiên họp liên quan đến đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Hội đồng quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực đề xuất thêm 2 phương án xác định lại số năm học của mỗi cấp học. Trong đó, phương án 1 là thêm 1 năm cho Giáo dục cơ bản (tức là 10 năm học, gồm 5 năm tiểu học, 5 năm THCS), giáo dục định hướng nghề nghiệp (THPT) chỉ còn 2 năm.

Theo Bộ GD-ĐT, phương án 1 có ưu điểm thêm 1 năm để học sinh có điều kiện trang bị tốt kiến thức phổ thông nền tảng. Độ tuổi 16 học xong giáo dục cơ bản phù hợp hơn độ tuổi 15 khi triển khai phân luồng sau THCS. Giáo dục THPT trong 2 năm so với 3 năm học sẽ thuận tiện định hướng nghề nghiệp hơn.

Nỗ lực đổi mới là cần thiết. Song điều tôi muốn bàn ở đây là liệu thay đổi này có đạt được mục đích hướng nghiệp tốt hơn cho học sinh, hay lại "bình mới, rượu cũ"?

Bố mẹ hay nhà trường định hướng ?

Mấy người cháu tôi hiện đang học trung học tại Việt Nam (từ 3 năm, có thể tới đây sẽ rút xuống còn 2 năm nếu đề xuất của Bộ GD-ĐT được thông qua). Tuy nhiên, những môn học mà các cháu đang học về căn bản vẫn y chang các môn học mà các cháu học ở cấp cơ sở. Với khối lượng 13-14 môn học trải đều trong từng năm, các cháu bò ra học lặc lè 3 ca, cả học chính lẫn học phụ, học thêm... Thời khóa biểu nhìn vào đủ hoa mắt, chóng mặt.

Cách học thì chắc "nhắm mắt" vào cũng có thể đoán, chủ yếu vẫn là thày đọc, trò chép, thày bảo sao, trò làm vậy. Thày dạy mánh để luyện nhiều thì thành "gà chọi", vượt được các kỳ thi, chứ không phải dạy để trò biết cách làm chủ việc học.

Còn việc định hướng nghề nghiệp hầu như mới dừng ở chỗ gia đình và các cháu tự tìm ra cách nào để chỉ tập trung vào 3 môn thi đại học trong khi đối phó với thi tốt nghiệp. Sau đó thì cắm đầu vào mà "cày" với hy vọng sống còn sẽ vào được đại học. Tôi không thấy nhà trường có nội dung định hướng nghề nghiệp trong chương trình giảng dạy, cũng như đội ngũ thày cô chuyên tư vấn, giúp đỡ.

Một người cháu khác của tôi đang học trung học nội trú ở Mỹ, thời gian là 4 năm. Một năm cháu chỉ học từ 4-5 môn học theo tín chỉ, học xong không quay lại nữa chứ không học dàn trải. Ví dụ như năm lớp 10 đã học Hóa, Sinh, Lịch sử Mỹ, Văn chương Mỹ... thì qua năm là kết thúc, sang học môn khác.

Tuy nhiên, học trung học ở Mỹ thực sự tập trung sâu vào định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Thứ nhất, lối học theo tín chỉ giống như ở đại học sẽ làm các cháu sau này dễ tiếp cận bậc học này.

Thứ hai, những môn nào mà sau này chọn làm nghề nghiệp sẽ được các cháu chọn học các lớp khó (lớp Honor - như lớp chuyên của ta và lớp AP - dự bị đại học). Khi vào đại học, các cháu đã học qua các lớp này sẽ được ưu tiên hơn và thậm chí tính luôn tín chỉ.

Thứ ba, cách học của học sinh trung học Mỹ y như sinh viên đại học. Vì học ít môn nhưng học sâu và tập trung, hầu như thày cô chỉ hướng dẫn, gợi mở, các cháu sẽ phải tự tìm tòi, đọc sách, nghiên cứu, làm bài tập, làm việc nhóm và viết luận văn. Các đề tài mà thày cô cho nghe y như đề của đại học.

Ví như cháu tôi học Lịch sử Mỹ được thày giao đề tài: "Hãy cho biết ý kiến của bạn về việc vì sao chi tiêu cực kỳ tốn kém mà người Mỹ vẫn thua trong chiến tranh Việt Nam?". Thày yêu cầu cháu phải đi thư viện, đọc hàng chồng sách báo liên quan trong 1 tháng, sau đó suy nghĩ và viết bài luận báo cáo.

Thứ tư, các kỹ năng sống như kỹ năng lãnh đạo, làm chủ cuộc sống, vượt qua thách thức, quản trị rủi ro và khủng hoảng, làm việc nhóm, chi tiêu tài chính cá nhân được dạy rất kỹ cho từng cháu.

Thứ năm, trường có một đội ngũ tư vấn nghề nghiệp chuyên nghiệp làm việc với từng cháu suốt 4 năm để chuẩn bị cho định hướng tương lai. Tùy học sinh mà thày cô chỉ cách tìm nghề nào phù hợp, cho đi tham quan và gặp gỡ những công ty và nhân sự của nghề định chọn, phân tích và cân nhắc kỹ lưỡng để học sinh hiểu rõ những gì đời mình sẽ theo đuổi mai này.

Suốt quá trình này, phụ huynh chỉ tham gia rất ít, nếu có cũng chỉ là cho con vài lời khuyên (chứ không phải "nhảy bổ" vào tự lo cho con như ở VN).

Theo tìm hiểu của người viết, những hình thức hướng nghiệp tương tự cũng được áp dụng tại một số quốc gia có nền giáo dục tiên tiến khác.

Bình mới và rượu cũ ?

Có thể nói rằng việc định hướng nghề nghiệp ngay từ cấp học phổ thông là rất cần thiết. Nhưng để điều này mang lại tác dụng thực tiễn, những đổi mới trong giáo dục đòi hỏi phải có chiến lược, hệ thống.

Như vậy, nếu Bộ Giáo dục định tập trung vào giáo dục định hướng nghề nghiệp, thì việc đầu tiên không phải là xem xét thay đổi số năm học các cấp, mà phải tính đến cách làm thế nào cho hiệu quả. Nếu không, nó sẽ chỉ là hình thức.

Trong khi đó, những tác động từ thay đổi này rõ ràng rất lớn. Chẳng hạn,theo PGS Trần Xuân Nhĩ, Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, còn rất nhiều ý kiến bàn luận về đề xuất này.

Cụ thể, nếu áp dụng có nghĩa là tăng thêm 1 năm với khoảng 1 triệu học sinh, chưa kể giáo viên, vào bậc học này. Điều này sẽ kéo theo vấn đề cơ sở vật chất với khoảng 30.000 phòng học mới cho học sinh. Trong khi đó, bậc THPT lại trở nên "rỗng ruột" khi bị rút từ 3 triệu xuống còn 2 triệu học sinh. Những vấn đề trên trước mắt là bất khả thi vì sẽ khó khắc phục được.

Còn trên tờ Thanh niên, GS Nguyễn Minh Thuyết đánh giá: "Thêm hay bớt 1 năm THCS không phải vấn đề cốt lõi, không giải quyết được chuyện gì mà chỉ tạo thêm rắc rối, xáo trộn. Theo tôi, Bộ GD-ĐT cần xem xét lại việc này".

Những hệ lụy thì đã được các chuyên gia cảnh báo, trong khi đổi mới mà bộ GD-ĐT đề xuất dường như vẫn chưa đi vào cốt lõi, vẫn lòng vòng "bình mới rượu cũ". Mỗi thay đổi của Bộ Giáo dục liên quan trực tiếp đến số phận của rất nhiều con người, của học sinh và phụ huynh. Liệu có nên đưa học sinh và phụ huynh vào vòng xoay của các chương trình thí nghiệm, thí điểm... mất thời gian, tốn công của xã hội mà hiệu quả lại khó nhìn thấy hay không?

Thay đổi về giáo dục đang rất cấp bách với người dân VN, tuy nhiên, điều này có lẽ cần bắt đầu từ việc thay đổi các nhà quản trị để có một nền giáo dục với bản chất hữu ích và sát hợp với nhu cầu của người dân.

Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng

Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

(LĐTĐ) Theo thống kê của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, 6 khu công nghiệp trên địa bàn có 7.340 lao động thuộc 16 doanh nghiệp đăng ký làm việc trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, dịp cận Tết, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao...
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 13/1/2025 về triển khai công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2

Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2

(LĐTĐ) "Ngày hội việc làm" năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 8/2/2025 trên địa bàn huyện Hưng Nguyên với chủ đề “Kết nối, tư vấn việc làm, tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp VSIP Nghệ An".
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước

Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp gia nhập thị trường tiếp tục cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; tình hình xuất nhập khẩu và du lịch tiếp tục khởi sắc góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước trong quý 4/2024.
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ

Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ

(LĐTĐ) Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết cổ truyền, nên những ngày này đội quân làm dịch vụ vệ sinh nhà cửa luôn tất bật với một loạt công việc, cả có tên lẫn không tên. Mục đích cuối cùng, chạy đua cùng thời gian để gia chủ có ngôi nhà sạch sẽ, khang trang kịp đón năm mới.
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề

Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, và phải làm việc trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản, hoặc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. Như vậy, cá nhân sẽ không còn được đơn phương hành nghề như trước đây.
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động

Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trong năm 2024, lĩnh vực lao động, việc làm ước đạt và vượt các chỉ tiêu được giao. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 69%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ ước đạt 28,1%...
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng

TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Trong năm 2024, nhu cầu về mức lương làm việc của người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ở mức từ 5-10 triệu đồng/tháng chiếm 11,65%, trên 10-15 triệu đồng/tháng chiếm 41,15%, trên 15-20 triệu đồng/tháng chiếm 26,25%, trên 20 triệu đồng/tháng chiếm 19,89% tổng nhu cầu mức lương.
Xem thêm
Phiên bản di động