-->

Dạy ngôn ngữ bằng ký hiệu cho người khuyết tật: Nhu cầu bức thiết

Việc nghiên cứu, thống nhất và phổ biến ngôn ngữ ký hiệu cho người câm điếc ở Việt Nam đang là nhu cầu khách quan, bức thiết, cần được quan tâm. Đề xuất nhân rộng mô hình dạy ngôn ngữ ký hiệu tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên trong một hội thảo do Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam và Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức vừa qua, đã thu hút sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng người khuyết tật.

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về thông tin, học tập của người điếc ngày càng cao. Theo thống kê, Việt Nam có gần 7 triệu người khuyết tật (NKT), trong đó có hơn 1 triệu người khiếm thính (chiếm khoảng 13,5% số NKT). Trong số hơn 1 triệu người khiếm thính ở Việt Nam hiện nay, có khoảng hơn 400 nghìn người khiếm thính trong độ tuổi đi học. Hàng năm, có khoảng 20 nghìn trẻ khiếm thính đến độ tuổi đi học. Trên thực tế, các cơ sở giáo dục trẻ khiếm thính ra đời ngày càng nhiều ở các vùng miền, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế… song ngôn ngữ ký hiệu ít được sử dụng chính thức như các môn học.

Trong năm 2014, Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người đã tiến hành khảo sát thực trạng giáo dục ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính. Theo đó, hội đã tổ chức khóa tập huấn cho đội ngũ giảng dạy ngôn ngữ khiếm thính của Chi hội người điếc Hà Nội và Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân về các phương pháp giảng dạy tích cực. Tháng 10/2014, đã có 23 người khiếm thính và người thân của họ được học ngôn ngữ ký hiệu. Chương trình này đã được triển khai thử nghiệm tại quận Thanh Xuân. Ngoài ra, 60 người khiếm thính và thân nhân tại huyện Chương Mỹ đã được Trung tâm Vì ngày mai hướng dẫn các ký hiệu cơ bản để có thể giao tiếp với người khiếm thính.

Lý giải điều này, bà Phạm Thị Bích Diệp, Phó giám đốc Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội cho biết: “Để được sử dụng, duy trì và phát triển ngôn ngữ ký hiệu cần có một lượng người sử dụng. Trên các phương tiện thông tin đại chúng thu hút nhiều người theo dõi như kênh O2, chường trình thời sự của VTV dành riêng cho người khiếm thính lúc 22h hàng ngày...). Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này gặp nhiều khó khăn bởi ký hiệu các vùng miền không có sự thống nhất, đặc biệt đối với người khuyết tật ở các vùng sâu vùng xa...”

Bà Diệp cho biết thêm: “Việc lựa chọn Trung tâm Giáo dục thường xuyên làm nơi phổ biến, dạy ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính và người thân của họ là hoàn toàn hợp lý, bởi đây là địa chỉ giáo dục cho mọi người và cũng là địa điểm tiếp cận thuận lợi của mọi người dân”.

Trước thông tin về đề xuất nhân rộng mô hình giảng dạy ngôn ngữ ký hiệu cho NKT tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, chị Nguyễn Thị Ánh Ngọc, hoa hậu Vầng trăng khuyết (2012) cho biết: “Việc nhân rộng mô hình dạy ngôn ngữ cho NKT khiến tôi cũng như cộng đồng NKT cảm thấy được quan tâm hơn, đặc biệt là nhóm người câm điếc phải chịu nhiều sự thiệt thòi trong quá trình giao tiếp. Hi vọng sắp tới sẽ có nhiều hơn nữa những mô hình hoạt động góp phần giúp những NKT hòa nhập cộng đồng...”.

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, bà Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sống độc lập cho biết: Không phủ nhận những tích cực của mô hình này khi được nhân rộng, tuy nhiên để có hiệu quả như mong muốn cần phải có một chiến dịch truyền thông dài hơi để thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người. Các chương trình giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ điếc dù chính thức hay tự biên soạn đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếp cận nghe – nói. Vì thế, ngay cả những người bình thường cũng cần tham gia theo học những chương trình đào tạo này, bởi nhu cầu giao tiếp của NKT không chỉ bó hẹp giữa những NKT với nhau, họ cũng có nhu cầu mở rộng giao tiếp với cộng đồng để phát triển và hoàn thiện mình. Bên cạnh đó, việc chủ động giao tiếp với NKT cũng góp phần giúp họ xóa bỏ mặc cảm để hòa nhập cộng đồng hơn nữa...”.

Cũng theo bà Hồng Hà, cần điều tra thông tin cơ sở về người khiếm thính trên phạm vi rộng hơn (trình độ, khả năng sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu); phổ biến ngôn ngữ ký hiệu trên cả nước; phát triển và hoàn chỉnh tài liệu dạy – học ngôn ngữ ký hiệu đặc biệt là những tài liệu dạy ngôn ngữ ký hiệu tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Chiều 24/11, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, do lưu lượng phương tiện từ Trung tâm ra cửa ngõ Thủ đô tăng cao, từ 16h hôm nay 24/1 đến 6h sáng mai 25/1, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ phân làn cho phương tiện đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao.
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại đây vừa liên tục tiếp nhận 8 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột, trong đó có chùm ca bệnh gồm 5 trẻ là bạn học (ở độ tuổi từ 7-9 tuổi tại Tuyên Quang).
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị.
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

(LĐTĐ) Không chỉ là một đảng viên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của chi bộ, anh Trịnh Trung Dũng (sinh năm 1986), còn là Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam năng nổ, hết mình vì đoàn viên, người lao động.
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.

Tin khác

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(LĐTĐ) Nguồn gốc của tục cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian kể về ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, thường gọi chung là ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ba vị thần này chính là những người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình, giữ nhiệm vụ ghi chép lại mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình suốt một năm.
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, bài khấn ông Công, ông Táo là nghi thức không thể thiếu mỗi khi gia đình làm lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Dưới đây là bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025 phổ biến, được nhiều gia đình sử dụng.
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua vé máy bay, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh, sinh viên và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

(LĐTĐ) Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nghi thức truyền thống quan trọng, thể hiện lòng thành kính và mong cầu một năm mới an lành, ấm no của người Việt. Việc lựa chọn giờ đẹp để cúng lễ, hóa vàng, thả cá hay cách thực hiện các nghi thức đều mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

(LĐTĐ) Dọn nhà đón Tết là cơ hội loại bỏ năng lượng tiêu cực, thu hút may mắn cho năm mới. Bỏ đồ hỏng để không gian thông thoáng, đón tài lộc. Sắp xếp đúng phong thủy giúp cân bằng âm dương, thu hút thịnh vượng cho năm mới an lành.
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Trước những tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Snapchat và TikTok, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ trẻ em trong không gian số. Các động thái này không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến sức khỏe tâm lý và sự an toàn của trẻ em mà còn đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các giải pháp quản lý mạng xã hội hiện nay.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động