Đâu rồi, tiếng guốc?
Nước mắt | |
Đánh rơi | |
Đồng phục |
Tháng 1.1967, nhà thơ Tố Hữu có một bài thơ tứ tuyệt độc đáo mang tên “Táo rụng”. Nguyên văn:
Đạn bom giặc Mỹ phá ngày đêm Trường học rời xa, phố vắng thêm Đường sấu lâu rồi im tiếng guốc Xuân về, táo rụng nhớ đàn em...
Bài thơ có một câu diễn tả tâm trạng của một người thuộc diện đàn anh, ngồi giữa vắng lặng mà nhớ đàn em (tụi trẻ), thường về trước vườn nhà mình nhặt táo rụng hôm nào. Ấy cũng là tâm trạng “nhớ người”, “nhớ trẻ em” da diết của một thi sĩ.
Hãy thử tưởng tượng có một ngày nào đó, một tuần nào đó, một tháng nào đó…nếu thế giới này thiếu vắng trẻ em? Cho nên, cũng không phải vô cớ, mà có lần, có một nhà thơ đã thở than bằng hai câu thơ thật đúng và thật trúng: Các cháu đi rồi/ Ông thấy nghèo biết mấy!
Có lẽ ấn tượng nhất trong “Táo rụng” nằm ở 2 câu cuối, mà câu hay nhất thuộc về: Đường sấu lâu rồi im tiếng guốc. Câu thơ tuy có hơi hướm cổ thi, nhưng vẫn mới. Gần nửa thế kỷ sau, nhà thơ Đặng Cương Lăng viết bài thơ “Tiếng guốc”.
Nếu ở khổ thơ thứ nhất mới bó tròn ở đôi guốc chung chung với Một đôi guốc nhỏ/ Đi trong nắng đổ/ Đi trong mưa rơi/ Đường đời muôn ngả, thì đến khổ thơ thứ hai, đã bắt đầu xuất hiện tiếng guốc. Đó là: Tiếng guốc trưa hạ/ Tiếng guốc chiều đông...Dường như cái tứ của bài thơ bắt đầu từ: Một âm thanh lạ/ Khua vào chờ mong. Hay nói một cách khác: Bài thơ bắt đầu xuất hiện một sự đột biến nào đó từ hai câu thơ này. Nói như vậy là có cơ sở. Tại sao tiếng guốc quen thuộc, có thể không mấy ai để ý, lại trở thành một âm thanh lạ của một người? Gần như ngay lập tức câu trả lời đã có: Vì người ấy đang đợi tiếng guốc như là dấu hiệu, sở hữu của riêng mình về người mình yêu. Bởi thế mà ở câu cuối trong khổ thơ thứ hai mới có câu: Khua vào chờ mong. Rồi trong cái khoảng “Khua vào chờ mong” ấy như “tiếp sức” cho tác giả có thêm điều kiện để mường tượng ra:
Hình dung bóng ai Hình dung dáng ai Một hôm nay rộng Một ngày mai dài
Rối bời cơn gió Rồi bời trận mưa Mong mong nhớ nhớ Bao nhiêu cho vừa…
Một sự đợi chờ + lo lắng, một sự đợi chờ + mong manh, một sự đợi chờ + hồi hộp không dứt…đã xuất hiện. Và tác giả đã hồi hộp đến mức:
Chiều nay thẫn thờ
Đâu rồi, tiếng guốc?
Theo tôi, “Tiếng guốc” là bài thơ có lý do để tồn tại. Mà lý do để tồn tại chính là một tâm trạng khắc khoải do một khoảng đợi chờ, nhớ mong thành thật tạo ra.
Nếu Tố Hữu có “Táo rụng” là nhờ xa vắng tiếng guốc (Đường sấu lâu rồi im tiếng guốc) thì Đặng Cương Lăng có “Tiếng guốc” là nhờ gần gũi tiếng guốc (Tiếng guốc trưa hạ/ Tiếng guốc chiều đông). Mà xa vắng tiếng guốc hay gần gũi tiếng guốc, suy cho cùng, nào có gì quá quan trọng. Quan trọng là khả năng khai thác điều mình phát hiện ra và gửi đến một thông điệp thơ nào đó, để độc giả có thể tiếp nhận và chia sẻ được.
Nói cho cùng thì đấy cũng là chức phận của mỗi bài thơ và chức phận của mỗi thi nhân.
Nhà thơ Đặng Huy Giang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54