--> -->

Đánh thức những đồi chè

Tận dụng lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, những năm qua, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã đẩy mạnh phát triển cây chè theo tiêu chuẩn VietGAP, mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều hộ nông dân. Trong đó, từng bước nỗ lực khôi phục thương hiệu chè Long Phú, xây dựng mô hình sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, trở thành vùng nguyên liệu lớn cho nhiều doanh nghiệp chế biến.
Mãn nhãn với đồi chè xanh mướt ở Long Cốc Bài ca sâu lắng về “Thủ đô gió ngàn”

Hồi sinh thương hiệu chè sạch Thủ đô

Về thôn Long Phú (xã Hòa Thạch) trong những ngày đầu tháng 8, trên đồi chè bạt ngàn xanh mướt, người dân Long Phú đang tất bật thu hoạch. Thời tiết từ đầu năm tới nay khá thuận lợi, chè xanh tốt, búp đều và dày nên bà con càng thêm phấn khởi. Thoăn thoắt đôi tay hái chè, ông Nguyễn Văn Phong (thôn Long Phú) chia sẻ: “Nhờ thời tiết đầu năm tới nay thuận lợi và cây chè được chăm sóc bài bản nên búp chè dày, đẹp và đều. Nhìn những ngọn chè non xanh mơn mởn, chúng tôi cũng bớt đi phần nào mệt nhọc và có thêm động lực để thu hái”.

Đánh thức những đồi chè
Những năm qua, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã đẩy mạnh phát triển cây chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Kim Tiến.

Sản xuất trên diện tích 3.000m2, gia đình ông đã gắn bó với nghề trồng chè gần 20 năm nay. Ông Phong cho biết, thu nhập của gia đình phần lớn dựa vào cây chè, tuy nhiên, việc trồng chè cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Những năm qua, người dân cũng như chính quyền địa phương đều rất nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng, giá trị cho cây chè ở Long Phú. “Tôi mong muốn trong thời gian tới, các cấp chính quyền sẽ tiếp tục ủng hộ, đầu tư và có những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thu nhập ổn định cho người nông dân”, ông Phong bày tỏ.

Được biết, cây chè là một trong những cây trồng chủ lực ở xã Hòa Thạch hiện nay, nhiều năm qua, cây chè đã góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, đồng thời phủ xanh đất trống đồi núi trọc tại địa phương. Ông Lê Văn Huệ (Trưởng ban Kiểm soát Hợp tác xã chè Long Phú) cho biết, nhiều năm trước đây, chè Long Phú vốn nổi tiếng một thời, được xuất khẩu sang thị trường Đông Âu. Sau khi khối Đông Âu tan rã, việc tiêu thụ chè Long Phú trở nên khó khăn. Đặc biệt, từ sau khi Công ty Chè Long Phú không thu mua chè cho nông dân thì sản xuất chè tại Long Phú gần như đình trệ. Nhiều năm trở lại đây, chè Long Phú sản xuất chủ yếu để phục vụ nhân dân địa phương dưới dạng chè tươi. Phần lớn các nương chè được trồng từ năm 1988 đến nay đã già cỗi, năng suất, chất lượng kém. Tuy nhiên, nghề trồng chè vẫn là nguồn thu nhập của người dân địa phương.

Trước thực trạng đó, năm 2012, Hợp tác xã Long Phú được thành lập nhằm khôi phục, giữ gìn và phát triển thương hiệu chè Long Phú, xây dựng vùng nguyên liệu lớn cho nhiều doanh nghiệp chế biến chè trong nước. Tuy nhiên, những ngày đầu thành lập, Hợp tác xã gặp nhiều khó khăn khi người trồng chè không còn hào hứng, tin tưởng vào cây chè…

Ông Đỗ Tiến Hùng - Giám đốc Hợp tác xã Long Phú, cho biết: “Khi bắt đầu quyết định thành lập Hợp tác xã Long Phú và triển khai mô hình sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở, vật chất không có gì, thiếu sự ủng hộ của người dân”. Để gây dựng Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, ông Hùng và một số thành viên cốt cán ban đầu của Hợp tác xã đã đến từng gia đình vận động người dân tham gia, chung sức gây dựng lại thương hiệu chè Long Phú. Mưa dầm thấm lâu, sự nhiệt huyết của các thành viên Hợp tác xã Long Phú đã vận động thành công nhiều gia đình tham gia.

“Dồn lực” nâng tầm thương hiệu

Từ chỗ chỉ dăm bảy thành viên, đến nay, Hợp tác xã Long Phú có 243 thành viên tham gia. Diện tích trồng chè cũng được mở rộng. Đặc biệt, sau nhiều năm hoạt động, đến nay, Hợp tác xã đã thực hiện cải tạo giống chè già cỗi và trồng, sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, từng bước trở thành vùng nguyên liệu lớn cho các công ty sản xuất chế biến chè. Hơn hết, việc định hướng và xây dựng mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã cho năng suất chè cao hơn trước. Ngoài năng suất và sản lượng cao, việc sản xuất chè an toàn còn tích cực ở chỗ, góp phần nâng cao nhận thức của người nông dân trong vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Theo đó, thông qua việc đẩy mạnh sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, có tính an toàn và ít độc hại thì số lần dùng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè cũng được chú trọng giảm thiểu tối đa. Chè an toàn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên giá trị sản phẩm vì vậy cũng được tăng lên. Cũng theo Giám đốc Hợp tác xã Long Phú, gần chục năm nỗ lực xây dựng mô hình chè thương phẩm an toàn, Hợp tác xã chè Long Phú đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap của Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm Hà Nội.

Với chứng nhận này, sản phẩm chè của Hợp tác xã Long Phú được biết đến là sản phẩm sạch, an toàn đối với người tiêu dùng, điều này sẽ “tiếp sức” cho chè Long Phú có cơ hội tạo lập thương hiệu đối với thị trường chè trong nước cũng như nước ngoài. Giám đốc Hợp tác xã Long Phú cũng cho biết, để bảo vệ nhãn hiệu chè Long Phú, Hợp tác xã Long Phú đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Chè Long Phú - Quốc Oai”. Chè Long Phú cũng đã được cấp chứng nhận OCOP theo Chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm”. Việc này vừa khẳng định thương hiệu chè sạch Long Phú - Quốc Oai, vừa giúp bảo vệ nhãn hiệu, tránh tình trạng làm giả, lám nhái các sản phẩm chè Long Phú. Đó cũng là bước đi có tính chất pháp lý nhằm củng cố thương hiệu, xây dựng giá trị, niềm tin đối với người tiêu dùng.

“Tới đây, Hợp tác xã đang có kế hoạch làm xưởng sản xuất để sơ chế, chế biến, đảm bảo chất lượng cho chè Long Phú. Do vậy, chúng tôi cũng mong muốn được vay vốn ưu đãi để thực hiện xây dựng nhà xưởng, đầu tư cho bà con để quản lý chất lượng. Đặc biệt, trong thời gian tới, địa phương cũng nằm trong quy hoạch để phát triển du lịch trải nghiệm. Đây cũng chính là cơ hội để thương hiệu chè Long Phú được mọi người biết đến”, ông Hùng bày tỏ./.

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân xã Hòa Thạch, toàn xã hiện có trên 200ha chè, tập trung chủ yếu tại các thôn Long Phú và Hòa Phú. Lâu nay, xã Hòa Thạch xác định chè là cây trồng chủ lực, đem lại giá trị kinh tế cao. Hiện năng suất chè tại xã Hòa Thạch đạt khoảng 12 - 13 tấn/ha, doanh thu đạt từ 700 - 800 triệu đồng/ha/năm. Ủy ban nhân dân xã Hòa Thạch thời gian qua đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phát triển thương hiệu chè Long Phú nhằm hỗ trợ nông dân nơi đây tiêu thụ sản phẩm chè.
Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Kết thúc Tháng Công nhân năm 2025, có 27.075 Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp tổ chức ít nhất một hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, vượt chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao năm 2025; có 40 địa phương, ngành ghi nhận 100% Công đoàn cơ sở khối hành chính sự nghiệp có hoạt động cụ thể hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025.
Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tin khác

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Từ Liêm đã xây dựng phương án cụ thể để bảo vệ người dân, trong đó chuẩn bị di dời 55 hộ dân tại các khu vực nguy cơ ngập sâu và yêu cầu dừng thi công các công trình có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều 21/7, đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các gia đình học sinh gặp nạn do lật tàu tại Quảng Ninh.
Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Ngày 21/7, Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Đô đã tổ chức Chương trình khám sức khỏe, tư vấn, cấp thuốc cho 722 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng đang sinh sống trên địa bàn.
Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Sau trận mưa giông lớn trút xuống vào chiều 19/7, nhiều tuyến đường phố ở trung tâm Thủ đô ngổn ngang cây đổ, tôn bay. Công trường phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập bên hồ Gươm cũng bị ảnh hưởng. Trong ngày 20 và sáng ngày 21/7, các công nhân đã khẩn trương dọn dẹp, gia cố chắc chắn khu vực thi công để đảm bảo an toàn trước nguy cơ bão lũ.
Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu phát triển nông thôn thông minh, bền vững. Để hiện thực hóa, cần cụ thể hóa mô hình chuyển đổi, cải cách đất đai và phát huy vai trò người dân, tạo đột phá cho Thủ đô.
Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Dưới tác động của cơn bão số 3 đang tiến gần đất liền, các địa phương ngoại thành Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra các khu vực xung yếu, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai.
Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Xem thêm
Phiên bản di động