--> -->

Bài ca sâu lắng về “Thủ đô gió ngàn”

“Hương Chè” - Đó là ca từ. Không, đầu tiên vẫn là bài thơ mới nhất của Thi sĩ- nhạc sĩ - Nhà báo Tào Khánh Hưng, viết về đất chè - nơi chốn vốn đã, đang là “danh bất hư truyền” của loài cây đặc sản ẩm thực (đồ uống) số 1 cả nước, cũng là “Thủ đô kháng chiến” - “Thủ đô gió ngàn” thời 9 năm đánh Pháp.
Thêm yêu mùa hoa Thủ đô qua "Hà Nội hoa tình" Hà Nội tình yêu trong tôi…

Sau vài lần nghe ca khúc “Hương Chè” qua giọng ca của nữ ca sĩ Hoài Phương - Giảng viên Khoa Thanh nhạc, Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương (Bộ GD&ĐT); thực sự đã lôi cuốn tôi bởi hai thứ cốt lõi nhất trong một bài hát - là “tứ thơ” kết hợp với “tứ nhạc” không thể nhuần nhị hơn, hay nói cách khác “như hình với bóng” của bài ca này. Sự ăn nhập đó, đúc thành “hình tượng âm nhạc” (tư duy trừu tượng của nhạc sĩ, thông qua cảm xúc thẩm mỹ để đến với người nghe) trong một tác phẩm âm nhạc vốn là sở trường của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Người nhạc sĩ tài hoa, trọn đời chỉ có thể phổ nhạc trên chính các ca từ do mình đặt - thực chất là những bài thơ độc lập do ông sáng tạo nên.

Bài ca sâu lắng về “Thủ đô gió ngàn”
Ảnh minh họa.

Thế nên, Trịnh Công Sơn gần như không phổ thơ người khác khi làm ca khúc. Trong cả kho tàng nhạc sĩ để lại (hiện chưa có thống kê chính xác về số tác phẩm), ước đoán không dưới 600 ca khúc; tuy nhiên số ca khúc của ông được công chúng biết đến rộng rãi đã là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Điều này lý giải được phần nào, tại sao tác phẩm để đời của những tác giả vừa là “thi” vừa là “nhạc”, luôn dễ dàng lay động hàng triệu người nghe, trở thành những bài ca “đi cùng năm tháng”.

Tào Khánh Hưng chưa và còn lâu nữa mới trở thành một tác gia âm nhạc. Nhưng con đường thơ - nhạc anh đang khai phá, bước đầu phải nói là khá thành công. Chỉ trong một thời gian ngắn, Thi - nhạc - nhà báo này đã có một chùm ca khúc đáng nể trọng: “Trường Sa yêu thương”, “Tự hào cô giáo trẻ”, “Về Hà Nam anh nhé”, “Cha ở đâu?”, “Mường Tè quê em”, “Tình người Hà Nội”…

Bài ca sâu lắng về “Thủ đô gió ngàn”
Nhà báo Lê Quang Vinh (bên trái) trao đổi với Phó TBT Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng về ý tưởng và nội dung ra đời ca khúc “Hương Chè’ - một tác phẩm âm nhạc sâu lắng về “Thủ đô gió ngàn”.

Nghề báo đã cho anh nhiều cơ hội của những chuyến đi đến với nhiều vùng miền trên đất nước. Ở đâu từng in dấu chân anh, cũng để lại nhiều ấn tượng được thể hiện khá sâu đậm trong các tác phẩm báo chí đăng ở báo trung ương lẫn địa phương. Tào Khánh Hưng đi để cảm nhận, nhập tâm; cũng là dịp để chắt lọc chất liệu cho những ca từ, hình ảnh thơ sau này trong các bài hát.

“Trường Sa yêu thương” là ca khúc viết ngay sau chuyến đi công tác hơn mười ngày trên quần đảo Trường Sa cùng Nhà giàn ĐK1 giữa đại dương. Cảm xúc từ lời ca đến nét nhạc trong đó thật dạt dào, lắng đọng, lại quá gần gũi với đời sống của người chiến sĩ Hải quân ngày đêm kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió trước sự rình rập của kẻ thù. Bài hát từng được vang lên trong một chương trình của Kênh truyền hình Quốc hội, thu hút hàng triệu người nghe, khẳng định chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam; gửi gắm đến các chiến sĩ Trường Sa, Hoàng Sa nỗi lòng tác giả cũng như mọi người dân Việt: những người lính biển khơi luôn trong trái tim đồng bào; đồng bào cả nước luôn hướng về Trường Sa, Hoàng Sa: “Trường Sa quần đảo linh thiêng/ Em biết không có máu xương bao người/ Em ơi ra đảo một lần/ Để lòng ta thấy thêm gần Trường Sa…”.

Bài hát “Cha ở đâu?”, là cảm xúc của Tào Khánh Hưng sau chuyến cùng TBT Báo Xây dựng Nguyễn Anh Dũng, TBT Tạp chí Hòa nhập Nguyễn Ngọc Quyết vào Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 ở Quảng trị trong dịp tháng 7/2019. Tại đây, hơn 2 ngày Phó TBT Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng cùng đoàn công tác đã dâng hương hoa, lễ vật tri ân các Anh hùng - Liệt sĩ, tặng quà bà con một số xã ở huyện Hướng Hoá; thăm những địa danh nổi tiếng như Tà Cơn, Khe Sanh, Làng vây, Thành cổ Quảng trị. Sau chuyến đi, Tào Khánh Hưng viết bài thơ “Cha ở đâu?”, kịp gửi đi tham dự cuộc thi sáng tác thơ với chủ đề “Tri ân chiến sĩ” do Trung tâm thơ ca Việt Nam tổ chức.

Bài ca sâu lắng về “Thủ đô gió ngàn”

Bài thơ có những câu khi đọc lên, khiến lay lắt cả cõi lòng: “Tiếng con gọi cha trời đất cũng rưng rưng/ Nghĩa trang Trường Sơn hào quang sáng bừng hàng mộ/ Con thắp nén hương thơm, hương chia đều theo gió/ Vòng hoa con dâng linh hồn cha bay cao, trường tồn”.

Không ngẫu nhiên, bài thơ “Cha ở đâu? ” đã vượt lên gần một nghìn bài thơ khác để đoạt giải Ba. Tứ thơ là cả câu chuyện có thật về người cha liệt sĩ của chính vợ mình; cộng hưởng cùng cảm xúc khi chứng kiến hàng hàng lớp lớp các ngôi mộ vô danh (chưa biết tên) tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9 đang hiện hữu trước mắt tác giả.

Bài thơ sau vài ngày ra đời, được Tào Khánh Hưng phổ thành ca khúc cùng tên. Nó cũng lập tức được tuyển chọn để trình diễn trong chương trình đặc biệt “Những ca khúc bất hủ đi cùng năm tháng”, phát sóng lúc 9 giờ đến 9 giờ 30 phút sáng ngày 27/7/2021 - đúng dịp Kỷ niệm 74 năm “Ngày Thương binh - Liệt sĩ” trên sóng VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam).

Sự kiện âm nhạc đặc biệt này có tất cả 5 ca khúc, thì “Cha ở đâu?” là ca khúc mới toanh, vinh dự được cất lên cùng giọng ca opera của ca sĩ Tường Lâm (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam), bên cạnh 4 ca khúc đã rất nổi tiếng suốt mấy chục năm nay, gồm: “Màu hoa đỏ” (của nhạc sĩ Thuận Yến), “Cỏ non thanh cổ” (của nhạc sĩ Tân Huyền), “Bài ca không quên” (của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn), “Miền Xa thẳm” (của nhạc sĩ Đức Trịnh).

Bài ca sâu lắng về “Thủ đô gió ngàn”
Ảnh minh họa.

Rồi một ca khúc khác, “Về Hà Nam anh nhé!”. Với ca từ giản dị, chất nhạc chủ đạo là dân ca đồng bằng Bắc bộ mượt mà, sâu lắng; bài hát đã giới thiệu với nhân dân cả nước quê hương nhà cách mạng tiền bối Nguyễn Hữu Tiến - người con của mảnh đất truyền thống Núi Đọi, Sông Châu (Duy Tiên, Hà Nam) - tác giả Quốc kỳ nước ta (người vẽ lá cờ Tổ quốc). Bài hát được hát vang trong chương trình ca nhạc đặc biệt của Đài tiếng nói Việt Nam chào mừng Khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (sáng 26/1/2021 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội). Chương trình phát sóng trước 1 ngày, lúc 11h 30 phút trưa ngày 25/1/ 2021.

Trở lại bài thơ - lời ca khúc “Hương Chè”.

Mở đầu là những câu thơ hào sảng nhưng không kém phần trữ tình thường thấy trong các trường ca viết về đất nước - đề tài rộng lớn, trùm lên cả những giai đoạn lịch sử: “Câu hát then, tiếng đàn tính/ Đưa anh về - về quê em bát ngát đồi chè”; “Dòng sông Công mơ màng, con đò ai đứng đợi/ Núi Cốc chung tình vời vợi chờ mong”...

Khổ thơ tiếp theo, vẫn trên nền của tinh thần niềm tự hào vùng đất “danh bất hư truyền” về cây chè, nhưng được đẩy lên cao trào mang tính thời đại - thứ mà trong truyền thống, dù đã rất đẹp rồi (“Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi/ Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt/ Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát/ Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…” - bài thơ “Ta đi tới” của Tố Hữu); nhưng chưa bao giờ có: “Thành phố lung linh ánh thép rực hồng/ Nhà máy vào ca xanh màu xanh áo thợ/ Núi rừng trập trùng nhớ chiến khu xưa/ Còn in bóng Bác Thủ đô gió ngàn”.

(Tác giả cực kỳ khôn khéo, khi đang cao hứng miêu tả hiện thực ập ùa trong trái tim, thì lập tức gợi lại trọng trách đặc biệt được lịch sử giao phó của quê hương Thái Nguyên đã từng là trái tim của chiến khu Việt Bắc - vinh dự không một miền quê nào có: “Núi rừng trập trùng nhớ chiến khu xưa/ Còn in bóng Bác Thủ đô gió ngàn”).

“Anh qua sông Cầu dạt dào câu hát

Khúc dân ca lời khoan nhặt ngọt ngào

Thái Nguyên ơi… thơm, ngọt hương chè

Câu sli, câu hát lượn mời người về thăm

Thái Nguyên ơi... thấp thoáng bóng áo chàm

Xanh ngát đồi chè, xanh nương lúa, nương ngô

Nón lá nghiêng nghiêng tay em nâng búp chè

Đón anh về, về Thái Nguyên quê hương em”.

Đây là hai khổ thơ hay nhất, trữ tình nhất, đáng yêu nhất khó có thể viết hay hơn về Thái Nguyên - “Thủ đô gió ngàn” của “thì hiện tại”.

Có lẽ bài thơ và sau đó là nét nhạc vừa trữ tình vừa hào sảng, lại rất sâu lắng của nhạc phẩm, Tào Khánh Hưng đã “đo ván” các Ban biên tập âm nhạc Đài phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh cũng như trung ương, để bài hát ngay sau khi ra đời chỉ vài ngày, đã được phủ sóng toàn quốc - thời điểm cả nước chuẩn bị mừng Quốc khánh 2/9 lần thứ 76 (2/9/1945 - 2/9/2021) trong hoàn cảnh toàn Đảng toàn dân quyết tâm cao nhất, bằng mọi giá khống chế - kiểm soát dịch ngay trong tháng 9 này - tháng từng mở đầu kỷ nguyên mới của đất nước, Tổ quốc Việt Nam thân yêu cách đây hơn 3/4 thế kỷ./.

Lê Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường Tây Tựu Nguyễn Hữu Tuyên đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại tổ dân phố Trung 5 nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám lần thứ I

Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám lần thứ I

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới của toàn thể đảng viên trong chi bộ, nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm kỳ qua, đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới.
Đảng bộ phường Hoàn Kiếm tổ chức Đại hội lần thứ I

Đảng bộ phường Hoàn Kiếm tổ chức Đại hội lần thứ I

Sáng 23/7, Đảng bộ phường Hoàn Kiếm long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Với tinh thần "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển", Đại hội khẳng định quyết tâm xây dựng địa phương trở thành đô thị biển văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Nhân dịp 25 năm vận hành thị trường chứng khoán (TTCK), Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính), tổ chức Tọa đàm “Lực đẩy dòng vốn mới”. Tọa đàm tập trung vào việc giải mã lực đẩy thực sự của dòng vốn trong giai đoạn mới.
Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Bộ Nội vụ yêu cầu không xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác khi tăng lương tối thiểu vùng.
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.

Tin khác

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

Ở thời buổi công nghệ chiếm lĩnh trong đời sống xã hội, chỉ một cái chạm người ta có thể dễ dàng cập nhật tin tức đang diễn ra khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, đâu đó trên các góc phố, vẫn có những khán giả trung thành với báo giấy như một phần không thể thiếu.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Không bắt đầu bằng những buổi tọa đàm, cũng không phải những khẩu hiệu sáo rỗng, hành trình của "Seeds of Hope" (Hạt giống hy vọng) khởi nguồn từ một câu hỏi tưởng như đơn giản: "Ai sẽ lắng nghe các em học sinh khi các em buồn?" Từ trăn trở về khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, một người trẻ đã cùng cộng sự của mình tạo nên dự án, nơi 15 học sinh THPT ở Vĩnh Phúc được đào tạo, học cách thở, lắng nghe và thấu cảm để trở thành những "đại sứ" gieo trồng ước mơ và hy vọng. Đứng sau dự án là một nữ leader khiêm tốn nhưng đầy nội lực, với niềm tin rằng: “Nếu các em được quan tâm từ bây giờ, các em có thể mang thay đổi đến cho cả một thế hệ.”
Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Tối 18/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức công diễn vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. GRDP ước tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương sắc tháng Bảy

Hương sắc tháng Bảy

Mỗi độ tháng bảy về, quê tôi lại rộn ràng vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng óng ả gió nhẹ nhàng lướt qua nhìn như những đợt sóng chạy lăn tăn trải dài, thoảng từ xa là tiếng cười giòn tan của người dân quê tôi khi được vụ bội thu.
Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Theo thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, hiện Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 15/7 và dự kiến mở cửa lại vào ngày 6/8 tới đây.
Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), ngày 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son”.
Xem thêm
Phiên bản di động