-->

Đám cưới không bia rượu- biết đến bao giờ?

(LĐTĐ) Việc uống rượu bia trong tiệc cưới đã trở thành luật bất thành văn ở khắp mọi miền đất nước. Thiết nghĩ cần thay đổi thói quen này để hình thành văn minh trong cưới xin.
Kỳ cuối: Đừng để rượu bia tàn phá sức khỏe Kỳ 5: Để khẩu hiệu “đã lái xe thì không rượu, bia” đi vào cuộc sống Cán bộ công chức uống rượu bia trước, trong và nghỉ giữa giờ bị xử phạt thế nào?

Đám cưới linh đình, nhậu nhẹt liên miên

Nhớ lại những năm đất nước còn nghèo, thời bao cấp cơm chưa đủ ăn, áo không đủ mặc song mỗi lần tổ chức đám cưới thật vui. Trong tiệc cưới, chỉ có trầu, cau dành cho các cụ cao niên; bánh kẹo, thuốc lá cho thanh niên và trẻ nhỏ. Hội hôn chủ yếu là các tiết mục văn nghệ tự hát cho nhau nghe. Sau khi kết thúc hôn lễ, nhà trai làm mấy mâm cỗ mời nhà gái ở lại chung vui. Thành phố cũng vậy, đám cưới thời bao cấp, đa số cũng chỉ tiệc ngọt, nhà gái cũng không phải đứng ra tổ chức linh đình đám cưới cho con về nhà chồng.

Cùng với đổi mới nền kinh tế, hội nhập, đời sống khấm khá lên thì đám cưới, đám hỏi cũng có những đổi mới rất nhiều so với trước. Điều đáng nói sự đổi mới này không phải để bắt nhịp với xu thế hội nhập mà ngày càng trở nên phức tạp. Hiểu đúng nghĩa thay vì đi vui hôn lễ thiên về yếu tố tinh thần là chính, giờ đây đám cưới đang quá nặng về yếu tố vật chất, nhậu nhẹt liên miên.

Đám cưới không bia rượu- biết đến bao giờ?
Ảnh minh hoạ một đám cưới sử dụng nước ngọt thay rượu, bia.

Đặc biệt, đám cưới được tổ chức linh đình, tràn lan nhiều ngày liền. Trong đó, không thể thiếu những cuộc nhậu, rượu bia quá chén. Chú rể luôn trong tình trạng say khướt vì phải tiếp khách. Chuyện sử dụng bia, rượu làm đồ uống chính trong tiệc cưới đã trở thành luật bất thành văn ở khắp mọi miền đất nước. Một đám cưới trung bình hiện nay khoảng 40-50 mâm cỗ với khoảng 300 khách mời, trong đó có nam thanh, nữ tú, trung niên, cao niên, ai nấy đều "dô…dô", "123... trăm phần trăm" cụng ly chúc mừng hạnh phúc của đôi trẻ.

Từ ngàn xưa, cha ông ta lấy lúa gạo làm lương thực chính và đã biết sử dụng chúng để nấu thành các loại rượu truyền thống. Trong nhiều nghi thức truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam như cưới xin, cúng giỗ, ma chay và lễ hội, rượu là một thứ đồ uống, đồ cúng không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Từ đó, uống rượu trở thành là hình thức để thỏa mãn nhu cầu gặp gỡ, chia sẻ vui buồn trong các dịp lễ, hội, việc làng... thể hiện tính đặc trưng của văn hóa làng xã Việt Nam. Ngoài là nét đẹp văn hoá, khi chúng ta uống ở mức độ vừa phải, như một ly rượu vang đỏ mỗi ngày còn có thể có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, khi việc sản xuất bia, rượu đã phát triển thành một ngành công nghiệp, việc uống rượu, bia trở nên quá dễ dàng, thường xuyên, tràn lan trong bất cứ hoàn cảnh nào ở nông thôn lẫn thành thị. Tiệc tùng là bia rượu. Gặp gỡ là bia rượu. Vui cũng bia rượu, buồn cũng rượu bia...

Đặc biệt, rõ nét nhất là việc uống rượu bia, ép nhau nâng cốc trong những đám cưới linh đình đang ngày càng phổ biến. Dễ thấy tình trạng nhiều người không muốn hoặc không uống được rượu bia, nhưng vẫn bị người khác lôi kéo, ép buộc. Có khi trẻ em cũng bị người lớn ép buộc uống. Hoặc bạn bè, đồng nghiệp dự cuộc vui, dù không uống được nhưng vẫn bị ép. Những câu nói như "uống để chúc phúc cho cô dâu, chú rể", "anh không uống là không nể mặt tôi" đã trở thành quen thuộc. Nhiều người không uống được, dù phải lái xe nhưng vẫn bị bắt uống, dẫn đến nguy cơ không đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, nó còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều người, tạo ra những thói quen không văn minh. Sau bữa tiệc đó, rượu bia đã trở thành một nguy cơ đe dọa tính mạng con người, đặc biệt là những người say rượu không làm chủ được bản thân và gây ra những tai nạn giao thông thảm khốc, hay một số người quá chén cãi vã, xô xát làm mất vui bữa tiệc…

Tiệc trà thay tiệc rượu

Hiện nay, để thực hiện nếp sống văn minh trong lễ cưới, nhiều quy định đã được ban hành nhằm khuyến khích các cặp đôi nên tổ chức tiệc ngọt (tiệc trà) thay cho tiệc mặn (tiệc rượu). Việc đãi khách bằng trà, bánh thay cho rượu, thịt không chỉ góp phần tiết kiệm cho đôi vợ chồng trẻ mà còn hạn chế tình trạng nhậu nhẹt say sưa, tiệc tùng kéo dài gây phiền hà lối xóm xung quanh.

Đáng tiếc là việc này chỉ được thực hiện ban đầu chứ không trở thành một phong trào sâu rộng bởi nhiều nguyên nhân. Nhiều người quan niệm, việc cưới xin "đời người chỉ có một lần", cho nên phải tổ chức chu đáo, linh đình còn đãi tiệc trà thì giống như một đám cưới… nghèo, mời người ta đến dự mà chỉ cho uống trà, ăn bánh thì có vẻ như không tôn trọng khách. Bên cạnh đó là những nghi ngại phải "mừng" phong bì sao cho xứng đáng với lễ cưới...

Bà Trần Thị Thuận, nguyên Phó Chủ tịch phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết: "Từng là Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề văn hoá xã hội, những năm 1998 để thực hiện Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị về thực hiện văn minh cưới xin, tôi đã từng tổ chức cưới cho các cặp đôi lên phường kèm theo người đại diện bên nội ngoại. Sau đó, cán bộ tư pháp sẽ hỏi cô dâu, chú rể đã sẵn sàng chưa rồi trao giấy chứng nhận kết hôn trước sự chứng kiến của đôi bên và đại diện pháp luật. Trong buổi hôm đó, cũng chuẩn bị ít hoa quả, bánh kẹo gọi là mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ. Tất cả thủ tục đó diễn ra chưa đầy một tiếng đồng hồ. Đơn giản, nhưng thoải mái và văn minh".

Còn anh Nguyễn Văn Dương, công nhân xây dựng tại quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết: "Bản thân tôi là người lao động trực tiếp nên rất hiểu cảm giác uống rượu bia ảnh hưởng như nào đến sức khoẻ và năng suất lao động. Thời điểm này đang là mùa cưới, mỗi tháng có 3-4 cái đám cưới là chuyện bình thường. Đi đám cưới không tránh khỏi việc phải uống nhiều bia rượu dẫn đến say khướt vì thế, tôi rất ủng hộ việc tổ chức đám cưới không rượu bia. Đây là một nét đẹp, một sự tiến bộ của giới trẻ trong thời đại ngày nay. Không rượu bia đảm bảo sức khỏe, an toàn khi tham gia giao thông và không ảnh hưởng tới năng suất làm việc. Không rượu bia còn tránh được một số người quá chén gây cãi vã, xô xát làm mất vui bữa tiệc nữa".

Có thể thấy, việc tổ chức đám cưới văn minh, không rượu bia linh đình là không khó. Quan trọng là những người tổ chức phải nhận ra ý nghĩa của một tiệc cưới văn minh và quyết tâm thực hiện đến cùng. Đám cưới đơn giản, tiết kiệm với những tiếng cụng của những ly nước ngọt, nước suối cùng lời chúc phúc chân thành của bạn bè và người thân vẫn thật vui và ấm cúng.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.

Tin khác

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

(LĐTĐ) Các cơ sở y tế đã tổ chức thường trực đầy đủ 4 cấp, thực hiện khám, cấp cứu 548.151 lượt người trong 8 ngày nghỉ Tết.
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết

10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết

(LĐTĐ) Tết là dịp để đoàn tụ gia đình, thưởng thức các món ăn ngon và tận hưởng không khí sum vầy. Tuy nhiên, đối với người tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm là vô cùng quan trọng để duy trì mức đường huyết ổn định, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025

Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tại các bệnh viện chuyên khoa sản trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm mới Ất Tỵ 2025.
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng

Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng

(LĐTĐ) Với yêu cầu nhiệm vụ, trong những ngày Tết, các “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng luôn phải luân phiên trực, đảm bảo mọi hoạt động khám, chữa bệnh vẫn diễn ra thông suốt, vì vậy họ không có những ngày nghỉ Tết trọn vẹn bên gia đình. Tuy nhiên, dù không được đón Tết đầm ấm cùng người thân, gác lại những khó khăn, vất vả ấy, người bệnh và các bác sĩ tạo thành một gia đình để cùng nhau đón xuân mới.
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết

247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết

(LĐTĐ) Trong 3 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 đã ghi nhận 247 ca khám, cấp cứu vì ngộ độc thức ăn tự chế biến, say bia rượu.
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết

Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết

(LĐTĐ) Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố liên tục tiếp nhận nhiều ca bệnh là trẻ nhỏ bị chấn thương do pháo nổ; ngộ độc do uống nhầm dầu thắp hương, hay thuốc diệt chuột, hóc dị vật...
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

(LĐTĐ) Trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều 27/1 - tức 28 Tết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết, sẵn sàng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan.
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết

Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết

(LĐTĐ) Để đảm bảo công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều bệnh viện của Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí thường trực 4 cấp, sẵn sàng trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế phục vụ cho người bệnh được cấp cứu kịp thời, an toàn và hiệu quả.
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện

Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện

(LĐTĐ) Nhiều gian hàng 0 đồng cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân mua sắm ngay tại bệnh viện; tổ chức phát bánh chưng, quà Tết cho bệnh nhân; trang trí góc Tết cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân chụp ảnh; cung cấp những suất ăn miễn phí… là những hoạt động ý nghĩa và thấm đẫm tính nhân văn mà nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức cho bệnh nhân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội

Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra việc cung ứng thuốc bảo đảm phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động