--> -->

Đảm bảo tiến độ gieo cấy vụ xuân

Những ngày này, trên địa bàn Hà Nội, người nông dân đang tập trung xuống đồng, tăng tốc gieo cấy vụ xuân, bảo đảm đúng khung thời vụ kết hợp các biện pháp phòng, chống dịch gây hại cây trồng...
Nông dân xuống đồng chọn ngày 'lấy may' Lãnh đạo huyện Phú Xuyên kiểm tra tiến độ sản xuất vụ xuân 2023 tại một số xã Tập trung nguồn lực, đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ xuân

Xác định vụ xuân là vụ sản xuất quan trọng trong năm bởi điều kiện thời tiết thuận lợi cho đầu tư thâm canh tăng năng suất và sản lượng lúa cao nhất, nông dân trên địa bàn Hà Nội đang tích cực xuống đồng, sản xuất lúa xuân 2025 đảm bảo trong khung thời vụ tốt nhất.

Tại huyện Thường Tín, thời gian trước Tết Nguyên đán, toàn huyện đã làm đất chuẩn bị gieo cấy. Bên cạnh đó, các xã đã tập trung kiểm tra, đầu tư cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi nội đồng để đảm bảo công tác tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Đảm bảo tiến độ gieo cấy vụ xuân
Lãnh đạo huyện Thường Tín động viên người dân sản xuất lúa vụ xuân.

Cùng với sự tích cực của nông dân, các đơn vị, doanh nghiệp, cửa hàng cung ứng vật tư nông nghiệp trong huyện cũng tập trung chuẩn bị đủ nguồn giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… để phục vụ sản xuất vụ xuân 2025.

Để chuẩn bị giống lúa có chất lượng phục vụ cho canh tác vụ xuân, Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín đã triển khai thực hiện hỗ trợ sản xuất theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội theo quy định.

Triển khai thực hiện hỗ trợ sản xuất như: Hỗ trợ giá giồng lúa sản xuất đại trà 50% giá giồng, 100% diện tích cấy, định mức giống lúa 35kg/ha/vụ; tiếp tục duy trì mô hình cơ giới hóa, và mô hình cá nhân, tập thể mượn ruộng bỏ không để sản xuất, góp phần tăng năng suất, thu nhập cho nông dân, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất.

Các ngành chuyên môn phối hợp với các cơ sở trong huyện tập trung hướng dẫn bà con nông dân quy trình kỹ thuật ngâm ủ giống, kỹ thuật gieo, che phủ chống rét, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho mạ, bảo đảm đủ mạ cấy hết diện tích theo kế hoạch. Ngoài ra, các cơ sở tập trung thu hoạch diện tích cây vụ đông, giải phóng đất ruộng để kịp thời sản xuất lúa xuân.

Vụ xuân năm 2025, toàn huyện gieo cấy tổng diện tích 3.550ha, cơ cấu giống chủ lực, gồm các giống lúa chất lượng chiếm 85% diện tích. Trong những ngày này nông dân trong huyện đang tập trung gieo cấy lúa xuân, phấn đấu gieo cấy xong trong tháng 2.

Không chỉ tại Thường Tín, tại các huyện như: Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Ba Vì... những ngày này, nông dân cũng đang tất bật ra đồng làm ruộng.

Tại huyện Thạch Thất, năm nay, tổng diện tích gieo trồng vụ xuân của toàn huyện là 4.948,35ha, trong đó diện tích lúa 3.813,92ha. Đến nay, nhiều xã đã cấy xong 100% diện tích như: Đại Đồng, Bình Yên, Tân Xã, Đồng Trúc, Tiến Xuân, Yên Trung, thị trấn Liên Quan… Nhiều xã cũng đang tập trung huy động nhân lực, vật lực khẩn trương gieo cấy hết diện tích lúa xuân trong khung thời vụ tốt nhất.

Đảm bảo tiến độ gieo cấy vụ xuân
Năm nay thời tiết thuận lợi nên tiến độ gieo cấy vụ xuân cũng diễn ra nhanh chóng.

Bà Lê Thị Hương (xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất) cho biết: Năm nay thời tiết thuận lợi nên tiến độ gieo cấy vụ xuân cũng diễn ra nhanh chóng. Ngoài diện tích của gia đình, tôi còn nhận thêm ruộng của một số hộ dân lân cận không canh tác để gieo cấy thêm. Những năm gần đây, nhờ áp dụng máy móc, khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nên làm nông cũng bớt vất vả hơn nhiều”.

Được biết, trước đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động bà con tập trung gieo cấy, phấn đấu hoàn thành trong tháng 2/2025.

Các địa phương cũng đã khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến của sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời; hướng dẫn nông dân thu gom nilon sau khi sử dụng che phủ mạ; thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, tránh gây ô nhiễm môi trường; nông dân cần bón thúc, vun xới, bảo đảm tưới tiêu phù hợp để cây trồng sinh trưởng thuận lợi, phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Theo đề xuất mới của Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân dự kiến được nâng từ 11 triệu đồng lên khoảng 13,3 - 15,5 triệu đồng/tháng. Đối với mỗi người phụ thuộc, mức giảm trừ cũng sẽ tăng lên 5,3 - 6,2 triệu đồng/tháng. Chính sách này được dự kiến áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, nhằm phù hợp với biến động giá cả và đời sống người dân.
Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Tin khác

Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội cũng bắt tay vào việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Theo nhận định của các chuyên gia, việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp sẽ mở ra cơ hội quan trọng để tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy quy hoạch đồng bộ và phát triển đô thị hiện đại, đặc biệt là quản lý hiệu quả vùng ven sông Hồng. Đây là bước đi chiến lược góp phần xây dựng Thủ đô xanh, giàu bản sắc văn hóa.
Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Chiều 20/7, chưa đầy 24 giờ sau vụ lật tàu thương tâm xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh vào chiều 19/7, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho các gia đình có người thân thiệt mạng và bị thương trong vụ việc. Tổng số tiền hỗ trợ bước đầu là 88 triệu đồng, được trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố.
Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Trong 6 tháng cuối năm 2025, xã Gia Lâm, Hà Nội tập trung hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, trong đó có việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp

Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp

Sáng 19/7, nhiều phường, xã trên địa bàn Hà Nội đồng loạt ra quân thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Đây là hành động thiết thực nhằm chỉnh trang diện mạo Thủ đô, xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại, hướng tới hình ảnh một Hà Nội xanh - sạch - đẹp - văn minh.
Xã Thanh Trì lấy ý kiến góp ý Dự thảo báo cáo chính trị đại hội

Xã Thanh Trì lấy ý kiến góp ý Dự thảo báo cáo chính trị đại hội

Xã Thanh Trì (Hà Nội) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Thanh Trì lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tháng Bảy nghĩa tình ở ngoại thành Hà Nội

Tháng Bảy nghĩa tình ở ngoại thành Hà Nội

Những ngày tháng Bảy, trên khắp các địa phương ngoại thành Hà Nội, nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa đã và đang được triển khai nhằm chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Trong đó, chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí được tổ chức rộng khắp, không chỉ thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” mà còn lan tỏa tinh thần nhân văn sâu sắc, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là những người đã cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Xã Thượng Phúc chăm lo sức khỏe người có công với cách mạng bằng việc làm thiết thực

Xã Thượng Phúc chăm lo sức khỏe người có công với cách mạng bằng việc làm thiết thực

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), xã Thượng Phúc đã phối hợp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 150 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn xã.
Phường Nghĩa Đô tập huấn phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Phường Nghĩa Đô tập huấn phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Ngày 18/7, Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Đô phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến pháp luật, tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn năm 2025.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch công nghệ Hà Nội, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch công nghệ Hà Nội, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ

Sáng nay (18/7), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua Đề án “Thành lập sàn giao dịch công nghệ Hà Nội” (điều chỉnh Đề án 1442).
Xem thêm
Phiên bản di động