--> -->

Đại biểu Quốc hội nhất trí cao cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô

Sáng 27/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Nhiều vấn đề về phát triển đô thị theo mô hình giao thông công cộng (TOD), chính sách trọng dụng, phát triển nhân tài, tổ chức chính quyền Thủ đô… được các đại biểu cho ý kiến.
Kỳ vọng mang lại cơ hội phát triển xứng tầm về khoa học công nghệ cho Thủ đô Xây dựng Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao Quốc hội thảo luận 9 nhóm chính sách trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đoàn thành phố Đà Nẵng) tán thành sửa đổi Luật Thủ đô để thể chế hóa Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhin đến năm 2045.

Quan tâm đến cơ chế, chính sách về phát triển khoa học công nghệ, về cơ chế thử nhiệm có kiểm soát tại Điều 41, đại biểu Nguyễn Duy Minh cho rằng không nên chỉ giới hạn thử nghiệm tại khu công nghệ cao. Bởi vì việc giới hạn thử nghiệm có kiểm soát tại khu công nghệ cao có thể không phù hợp để giúp phát triển công nghệ, vì có một số công nghệ cần được ứng dụng trong không gian thực tế, cần có cư dân sinh sống mới có hiệu quả.

Đại biểu Quốc hội nhất trí cao cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô
Đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đoàn thành phố Đà Nẵng). Ảnh: Quốc hội

Ví dụ robot giao thức ăn tự hành thì cần có cư dân sinh sống để bán thức ăn thử nghiệm đến nhà dân, trong khi tại các khu công nghệ cao thì có rất ít người dân sinh sống, nếu chỉ cho phép thử nghiệm trong khu công nghệ cao thì sẽ có rất ít nhu cầu đặt hàng do đa số nhân viên trong công ty đều ăn trong căng tin. Do đó, đại biểu Nguyễn Duy Minh đề nghị cần làm rõ phạm vi áp dụng về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát.

Đại biểu nêu rõ, điểm a Điều 41 mới chỉ ra giải pháp công nghệ mới nhưng lại giới hạn khu vực khu công nghệ cao. Điểm b mới chỉ nêu địa điểm thử nghiệm chứ chưa đề cập cụ thể đến lĩnh vực công nghệ cần thử nghiệm tại các khu thúc đẩy thương mại, văn hóa tại một số địa điểm trên địa bàn thủ đô có tiềm năng, lợi thế về thương mại, dịch vụ, văn hóa, du lịch mà không rõ lĩnh vực thử nghiệm là gì. Vì vậy, cần chỉnh lý khoản 2 và bổ sung khoản 3 quy định riêng về địa bàn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cũng như bổ sung một số lĩnh vực công nghệ.

Bày tỏ đồng tình cao với sự cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) góp ý, về tổ chức chính quyền đô thị, cần nghiên cứu mô hình của thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, không tổ chức Hội dồng nhân dân cấp quận.

Đại biểu Quốc hội nhất trí cao cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp). Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng nhất trí tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố từ 95 lên 125 đại biểu; đồng thời đề nghị cần đề xuất nêu rõ tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách, cân đối giữa các ngành. Về cơ cấu cần xem xét quy định cứng trong luật về việc Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố là Thường trực Hội đồng nhân dân.

Về chu hút trọng dụng nhân tài, đại biểu nhất trí cần có cơ chế tốt, thoáng để phục vụ phát triển, nhưng có những nội dung còn chung chung, chưa có căn cứ pháp lý cụ thể như đào tạo học sinh, sinh viên có cơ chế đào tạo ra sao… và có chính sách ràng buộc.

Về dư nợ của Thủ đô, đại biểu nhất trí, nhưng cho rằng mức trần vay nợ không quá 120% mức thu ngân sách của Thành phố, tương tự như cơ chế áp dụng cho Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại biểu Tô Ái Vang (Đoàn tỉnh Sóc Trăng) ủng hộ sự cần thiết sớm ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi). Quan tâm đến quy định liên quan đến phát triển nhà ở, cải tạo chung cư tại các đô thị, đại biểu đề nghị rà soát có cơ chế chính sách về phát triển, cải tạo chung cư cũ có khác biệt gì so với các quy định trong Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua?

Đại biểu Quốc hội nhất trí cao cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô
Đại biểu Tô Ái Vang (Đoàn tỉnh Sóc Trăng). Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Tô Ái Vang cho rằng, nếu cần có cơ chế chính sách đặc thù riêng cho Hà Nội để thúc đẩy mạnh mẽ việc đầu tư các chung cư cũ ở Thủ đô hiện nay thì mới đưa vào quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), còn nếu các quy định trong dự thảo Luật Thủ đô về vấn đề này mà không có nội dung mới so với Luật Nhà ở (sửa đổi) thì không nên quy định lại để tránh sự trùng lặp.

Góp ý vào Điều 39 phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng TOD, đại biểu cho rằng, việc phát triển đường sắt đô thị theo mô hình TOD là cơ hội để Hà Nội phát triển đô thị, góp phần giảm tắc đường, là hướng ra để xây dựng hệ thống đường sắt đô thị và giải quyết bài toán khó về phát triển đô thị.

Tuy nhiên, với mô hình phát triển đô thị mới chưa từng có tại Việt Nam sẽ không tránh khỏi tình trạng xuất hiện hàng loạt các mối quan hệ và các xung đột lợi ích của nhiều bên có thể nằm ngoài năng lực vận hành của thiết chế hiện tại. Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nếu xác định TOD là mô hình giao thông mới, mô hình này có sự khác biệt nào so với quy định trong dự thảo Luật Đường bộ và dự thảo Luật Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ?

Bên cạnh đó, với mô hình này, cần có thiết kế mới nào để có thể chuẩn bị đảm bảo đầy đủ hơn nữa cơ sở pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ mới xuất hiện, đảm bảo năng lực quản lý tốt mô hình TOD.

Tại Điều 46 vùng Thủ đô có 3 khoản, đại biểu kiến nghị gộp thành 1 khoản và đưa về Điều 3 về giải thích từ ngữ. Đại biểu cũng kiến nghị rà soát khoản 3 Điều 46, dự thảo luật cần bổ sung thêm một chương để làm rõ hơn vai trò của Thủ đô Hà Nội là trung tâm động lực tăng trưởng thúc đẩy phát triển đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước trong thời gian tới.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều nay (23/7), thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch đã tới xã Đại Thanh thăm hỏi, chia buồn với người thân gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn - nạn nhân trong vụ lật thuyền ở Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.
TP.HCM: Bắt nhà thiết kế Nguyễn Công Trí liên quan đến đường dây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy

TP.HCM: Bắt nhà thiết kế Nguyễn Công Trí liên quan đến đường dây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy

Ngày 23/7, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, vừa triệt phá đường đây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy do nhà thiết kế Nguyễn Công Trí và đồng phạm thực hiện.
Thị trường chứng khoán: Hướng đến thay đổi về chất và phát triển lên tầm cao mới

Thị trường chứng khoán: Hướng đến thay đổi về chất và phát triển lên tầm cao mới

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ lực cho nền kinh tế, phản ánh sức khỏe, triển vọng và năng lực phát triển quốc gia. Các chuyên gia kinh tế tin rằng, Việt Nam có thể được nâng hạng trong tháng 9 này và tiến tới lọt vào rổ thị trường mới nổi trong thời gian tới.
Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi MC nhí toàn quốc 2025 đã công bố thông tin chính thức về mùa thi thứ 12 - một sân chơi uy tín, chuyên nghiệp dành cho thanh thiếu nhi cả nước đam mê với nghề dẫn chương trình.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Những mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp đưa ra trong dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đều thiết thực, bám sát thực tiễn và xu thế phát triển hiện đại. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những khát vọng đó, cần phải có tầm nhìn chiến lược, sự đầu tư bài bản và đặc biệt là phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách.

Tin khác

Kỳ cuối: Góp phần đưa Hà Nội vươn vai Phù Đổng

Kỳ cuối: Góp phần đưa Hà Nội vươn vai Phù Đổng

Với nền tảng pháp lý vững chắc từ Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đã có những bước đi đầy táo bạo trong việc kiến tạo một mạng lưới không gian sáng tạo toàn diện. Kể từ khi Hà Nội chính thức gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo UNESCO, việc hiện thực hóa các cam kết và phát triển công nghiệp văn hóa đã trở thành một ưu tiên hàng đầu của Thủ đô. Trong bối cảnh đó, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội ra đời như một điểm sáng, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các không gian sáng tạo và được coi là đầu mối kết nối cộng đồng sáng tạo.
Kỳ 2: Khung pháp lý đột phá cho không gian sáng tạo

Kỳ 2: Khung pháp lý đột phá cho không gian sáng tạo

Luật Thủ đô 2024 đã chính thức mở ra chương mới cho sự phát triển của không gian sáng tạo tại Hà Nội. Trong đó, Khoản 7 và 8 Điều 21 đã tạo ra khung pháp lý hoàn toàn mới, cho phép thành lập Trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và Khu phát triển thương mại văn hóa với những ưu đãi chưa từng có. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi Hà Nội đặt mục tiêu trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước, đóng góp 10% GRDP vào năm 2045.
Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội

Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội

Với khoảng 80 không gian sáng tạo đang hoạt động, Hà Nội dường như đang trên đà phát triển mạnh mẽ hướng tới mục tiêu trở thành "Trung tâm sáng tạo của khu vực". Tuy nhiên, đằng sau con số ấn tượng này là thực tế đầy thách thức khi chu kỳ "sinh - tử" ngắn ngủi, áp lực tài chính khiến các không gian phải chuyển địa điểm liên tục và nhiều rào cản pháp lý chưa được gỡ bỏ.
Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi

Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi

Theo các chuyên gia, các nhà khoa học, việc trình Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội ở thời điểm hiện nay là rất cần thiết, nhằm sử dụng có hiệu quả tối đa đất nông nghiệp, tránh lãng phí tài nguyên đất.
Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Khu tập thể Vĩnh Hồ với quần thể 36 dãy nhà 4 - 5 tầng được xây dựng từ 40-50 năm trước hiện đã xuống cấp do không được sửa chữa, bảo dưỡng và hiện tượng cơi nới, cải tạo của cư dân gây mất an toàn. Những căn nhà liền kề xen kẽ trong các nhà tập thể hình thành nên ngõ hẹp, thiếu ánh sáng, do đó, việc cải tạo, xây dựng lại nơi đây đang được đặt ra như một yêu cầu bức thiết trong quá trình tái thiết, chỉnh trang đô thị tại Hà Nội.
Cơ chế vượt trội cần lời giải

Cơ chế vượt trội cần lời giải

Hà Nội đang đứng trước thời điểm quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị, nhất là trong bối cảnh 3 văn kiện quan trọng là Luật Thủ đô và 2 Quy hoạch của Thủ đô đều đã được phê duyệt. Xuyên suốt các văn kiện này, Hà Nội đã xác định mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) như là một giải pháp quan trọng để xây dựng một thành phố hiện đại, bền vững… Định hướng đã rõ, chủ trương lớn cũng đã được thông qua, nhưng để đạt được “lợi ích thực tế” vẫn còn chặng đường dài phải đi.
Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Ngày 23/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 2 dự thảo Nghị quyết quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội và biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố (thực hiện điểm D, khoản 2, Điều 28 Luật Thủ đô).
Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Vận dụng cơ chế đặc thù, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô, hiện thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ trong đó có khu tập thể Kim Liên, quận Đống Đa. Mặc dù còn nhiều băn khoăn mong được giải đáp, tuy nhiên với đông đảo người dân nơi đây, trên tất cả là kỳ vọng về sự đổi thay, về cuộc sống mới tại nơi họ từng gắn bó suốt thời gian dài.
Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Phát triển công nghiệp văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần kết hợp sáng tạo với công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm đặc trưng.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động