-->

Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về giáo dục chất lượng cao trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thảo luận về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 28/5, nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội quan tâm tới việc phát triển giáo dục tại Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục chất lượng cao.
Chiều nay (28/5), Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Toàn diện, bao quát, mang tính đột phá Đề xuất UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị

Quan tâm tới việc phát triển giáo dục tại Thủ đô Hà Nội, đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn tỉnh Bắc Ninh) cho rằng, khoản 2 Điều 2 Dự thảo Luật cho phép chính quyền thành phố Hà Nội và các chủ thể liên quan đầu tư xây dựng hệ thống trường học công lập, cơ sở giáo dục chất lượng cao, cơ sở giáo dục nhiều cấp học là phù hợp với yêu cầu phát triển của Thủ đô Hà Nội.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về giáo dục chất lượng cao
Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Theo đại biểu Trần Thị Vân, Thủ đô Hà Nội là nơi có nhiều tiềm năng, lợi thế về vị trí, quy tụ nguồn nhân lực chất lượng cao và nhiều điều kiện để kết nối quốc tế. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị đã giao Thủ đô Hà Nội phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.

“Chính vì vậy, việc tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục chất lượng cao là một trong những giải pháp quan trọng để hiện thực hóa nhiệm vụ này”, đại biểu Trần Thị Vân nêu ý kiến.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ trên, đại biểu tỉnh Bắc Ninh cho rằng, cần coi trọng việc cho phép Thủ đô Hà Nội đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục chất lượng cao, coi đây là trách nhiệm của Thủ đô Hà Nội phải đảm nhận, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai, không chỉ cho Thủ đô mà còn cho cả nước.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về giáo dục chất lượng cao
Đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn tỉnh Bắc Ninh) phát biểu ý kiến.

Quan tâm đến quy định về xây dựng phát triển và mở rộng mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao tại Điều 22 của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Đoàn tỉnh Quảng Bình) nêu thực tiễn, Hà Nội nhiều năm qua, nhiều cơ sở giáo dục luôn trong tình trạng quá tải sĩ số, trường lớp do tốc độ đô thị hoá nhanh, có những trường sĩ số học sinh trên 60 em/ lớp.

“Nghĩa là Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được đủ trường lớp công lập để thực hiện giáo dục đại trà. Chính sách đặc thù khi đầu tư, nhân rộng xây dựng nhiều trường chất lượng cao, học phí cao trong triển khai, nếu không thận trọng sẽ dẫn đến phân tầng giáo dục phổ thông”, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga bày tỏ.

Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga đề nghị Chính phủ cân nhắc thêm về việc phát triển mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao; cần đánh giá tác động lâu dài, bảo đảm môi trường giáo dục công bằng, trong lành; hạnh phúc, không trái các quan điểm chung về giáo dục và nguyên tắc chung về trường công lập.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về giáo dục chất lượng cao
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cùng với đó, đề nghị Hà Nội tập trung xây những trường chuẩn quốc gia mẫu mực, tạo sức lan tỏa cho giáo dục phổ thông cả nước; và đầu tư mạnh hơn nữa cho việc xây dựng các trường mầm non, phổ thông công lập; đáp ứng yêu cầu cho mọi trẻ em đều được đến trường phổ thông theo nguyên vọng; trẻ em con nhà nghèo phải được học ở trường công.

Về việc quy định cơ sở giáo dục mầm non phổ thông công lập của Thủ đô được thực hiện liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục nước ngoài, đại biểu tỉnh Quảng Bình cho biết, Luật Giáo dục, tại Điều 107 quy định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động hợp tác về giáo dục giữa cơ sở giáo dục của Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở bảo đảm mục tiêu, yêu cầu giáo dục và giao cho Chính phủ quy định chi tiết điều này”. Nghị định số 86 của Chính phủ mới quy định cho phép các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục được thực hiện việc liên kết đào tạo với nước ngoài.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về giáo dục chất lượng cao
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Đoàn tỉnh Quảng Bình) phát biểu ý kiến.

“Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, Chính phủ chưa cho phép các trường công phổ thông, Mầm non thực hiện liên kết với giáo dục nước ngoài, chắc chắn là có lý lẽ, bởi những nguyên tắc của giáo dục công và mục tiêu giáo dục phổ thông, mầm non. Hiện nước ta cũng chưa cam kết về dịch vụ giáo dục phổ thông với Tổ chức Thương mại thế giới”, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga cho hay.

Vì vậy, việc đưa nội dung này vào quy định của Luật cần quan tâm làm rõ các điều kiện cần thiết, cơ chế vận hành, quản lý giám sát.. trên cơ sở không trái với quy định của pháp luật. Theo đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga, đây là chính sách mới, cần có thí điểm và tổng kết đánh giá sâu sắc, vì vậy cân nhắc việc áp dụng đối với tất cả cơ sở giáo dục phổ thông, mầm non công lập Hà Nội.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trong việc bám sát chủ đề hoạt động năm 2025, trong quý I/2025, LĐLĐ huyện Đan Phượng đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng và thiết thực, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; đồng thời thúc đẩy các phong trào thi đua và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Công an đã bắt được Bùi Đình Khánh - đối tượng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, khi đang lẩn trốn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 18/4 - ngày cuối cùng của đợt thử đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 - cả nước có 956.905 thí sinh đã thử đăng ký dự thi trực tuyến.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Với sự quan tâm sâu sắc và tạo điều kiện của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường, Công đoàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên.

Tin khác

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Việc lập quy hoạch trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch đê điều và các quy hoạch khác có liên quan.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành, đã tạo ra hành lang pháp lý mới, với những cơ chế đặc thù, vượt trội chưa từng có, là dấu ấn rất quan trọng để Thủ đô Hà Nội bứt phá, phát triển. Cùng với các sở, ngành khác, ngành Tư pháp Thủ đô đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền tới các cấp, ngành và toàn thể người dân về những quy định mới của Luật, cũng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của Luật Thủ đô trong quản lý, xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Chiều 24/3, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024: Cơ sở khoa học và thực tiễn".
Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy; sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND Thành phố; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc soạn thảo các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Thành phố thông minh, bền vững sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, tiện ích cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục tiêu này, Thủ đô Hà Nội đang từng bước hoàn thiện các tiền đề để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 sẽ là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc; đến năm 2050, trở thành đô thị toàn cầu, nơi người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.
Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép thành phố Hà Nội áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế với phạm vi được giới hạn.
Xem thêm
Phiên bản di động