-->

Đại biểu Nguyễn Phi Thường: Đề nghị tách riêng chính sách về nhà ở cho công nhân để thu hút đầu tư xây dựng

Góp ý thảo luận tại phiên làm việc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 8/11, đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội) kiến nghị, Quốc hội, Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về nhà ở xã hội. Trong đó, tách riêng chính sách về nhà ở cho công nhân để thu hút đầu tư xây dựng, tạo cơ chế về Công đoàn là chủ thể tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân.
Đại biểu kiến nghị Quốc hội cần sớm sửa đổi Luật Đất đai Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau): Giả về tri thức là vấn đề hết sức nguy hiểm Xét xử trực tuyến: Nên áp dụng với những vụ án có tính chất, tình tiết đơn giản

Tiếp tục phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội quá XV, chiều ngày 8/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về một số nội dung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19…

Thảo luận tại nghị trường, đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội) cho biết, làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 đã trực tiếp tấn công lực lượng công nhân, lao động tại các khu công nghiệp, gây ra những hậu quả hết sức nặng nề; hàng trăm ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động, nhiều người lao động mất việc làm, phải ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng, nghỉ không lương.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường: Đề nghị tách riêng chính sách về nhà ở cho công nhân để thu hút đầu tư xây dựng
Đại biểu Nguyễn Phi Thường, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Trong bối cảnh đó, với phương châm chăm lo, hỗ trợ tốt nhất cho người lao động, đồng hành với Chính phủ, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, các cấp Công đoàn Việt Nam đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, phối hợp với chủ doanh nghiệp thực hiện tốt phương án sản xuất, kinh doanh, động viên người lao động bám trụ doanh nghiệp; phát động các phong trào thi đua, khơi dậy tinh thần sáng tạo và đồng cam, cộng khổ với đoàn viên, người lao động để vượt qua đại dịch, phục hồi sản xuất.

Trước những khó khăn của dịch Covid-19, theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đã kịp thời ban hành nhiều gói hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh, hỗ trợ dinh dưỡng cho lực lượng tuyến đầu; hỗ trợ bữa ăn cho công nhân thực hiện sản xuất "3 tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến”, tặng sổ tiết kiệm cho con công nhân lao động bị mồ côi do dịch Covid-19; ủng hộ Quỹ vắc xin phòng, chống dịch và tiếp sức đồng bào vượt qua đại dịch với tổng số tiền hỗ trợ đến nay là hơn 6.000 tỷ đồng. Đồng thời, kịp thời cho lùi đóng đoàn phí Công đoàn đối với các doanh nghiệp, đoàn viên gặp khó khăn do Covid-19.

“Đội ngũ cán bộ công đoàn và đoàn viên các cấp cùng với cán bộ chính quyền, đoàn thể tại cơ sở “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng trường hợp”, tổ chức kịp thời các hoạt động an sinh, hỗ trợ công nhân lao động vượt qua khó khăn. Nhiều mô hình sáng tạo trong công tác phòng dịch và hỗ trợ đoàn viên, người lao động của tổ chức Công đoàn ra đời, phát huy hiệu quả được chính quyền, người lao động, người sử dụng lao động đánh giá cao”, đại biểu Nguyễn Phi Thường nêu.

Từ thực tiễn công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian quan, đại biểu đoàn Hà Nội cũng đề nghị, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tập trung giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến công nhân lao động, trong đó có một số vấn đề lớn như, qua dịch bệnh, phát lộ đầy đủ hơn vấn đề bức xúc hơn của công nhân lao động, đó là nhà ở. Theo đại biểu, số đông công nhân lao động di cư đang phải ở trong khu nhà trọ chật hẹp, ẩm thấp, san sát nhau, nguy cơ dịch bệnh mất an ninh trật tự cao.

“Quốc hội, Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về nhà ở xã hội, trong đó, tách riêng chính sách về nhà ở cho công nhân để thu hút đầu tư xây dựng, tạo cơ chế về Công đoàn là chủ thể tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân. Có chính sách và gói hỗ trợ thúc đẩy đầu tư xây dựng, cải tạo nhà ở cho công nhân lao động thuê, mua; ban hành quy định về tiêu chuẩn tối thiểu phòng trọ, giúp công nhân an cư, lạc nghiệp, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh”, đại biểu Nguyễn Phi Thường đề nghị.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường: Đề nghị tách riêng chính sách về nhà ở cho công nhân để thu hút đầu tư xây dựng
Phiên thảo luận tại nghị trường chiều ngày 8/11, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

Cũng theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, phần lớn công nhân lao động có thu nhập không thể duy trì cuộc sống sau khi doanh nghiệp ngừng hoạt động một vài tháng. Điều này cho thấy thu nhập của công nhân còn rất thấp, không có tích lũy và tích lũy không đáng kể. Trước thực trạng này, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục có những giải pháp thúc đẩy vấn đề tiền lương tối thiểu (đã 2 năm liên tục chưa tăng lương tối thiểu vì dịch bệnh), đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển việc làm bền vững, tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Cùng với đó, đại biểu cũng đề nghị, Quốc hội, Chính phủ tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện đảm bảo tất cả các gói hỗ trợ đều đến được với người lao dộng, hỗ trợ họ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Đại biểu cũng nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong việc làm thay đổi cơ cấu ngành, nghề trên thị trường lao động, phương thức quản trị doanh nghiệp và cách thức làm việc của người lao động. Để khôi phục sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, theo đại biểu đoàn Hà Nội, vấn đề sống còn là đào tạo, đào tạo lại, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động.

“Những năm qua, công tác này đã được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao, kỹ năng nghề của lao động Việt Nam còn ở mức thấp; Quốc hội và Chính phủ cần quan tâm hơn cả về chính sách, nguồn lực, đặc biệt là khâu tổ chức thực hiện. Cần đưa Công đoàn là một chủ thể tham gia vào quá trình nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động với các chính sách, nguồn lực cụ thể”, đại biểu Nguyễn Phi Thường đề cập.

Trong bối cảnh hiện nay, đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng, Việt Nam cần phải có gói tài khoản đủ quy mô để phục hồi kinh tế, tập trung vào đầu tư củng cố hạ tầng (chú trọng hạ tấng số, hạ tầng logistics), củng cố hệ thống y tế, hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động. Theo đại biểu, đại dịch Covid-19 không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội mà còn gây tổn thương tâm lý và sức khỏe tinh thần người dân. Đại biểu cho rằng, đây là vấn đề rất cần được Quốc hội, Chính phủ quan tâm chỉ đạo chăm sóc, duy trì sức khỏe tinh thần lành mạnh, tạo tâm lý xã hội tích cực vượt qua dịch bệnh…

“Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, được ban hành kịp thời và là bước tiến rất quan trọng. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện cần đảm bảo đồng bộ, linh hoạt, sát hợp tình hình địa phương, không để buông lỏng, cũng không để có những rào cản cực đoan; tạo điều kiện giúp doanh nghiệp sớm hồi phục, duy trì sản xuất và chuỗi cung ứng, tạo việc làm và khôi phục thị trường lao động”, đại biểu Nguyễn Phi Thường nêu.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Theo Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây có thể 3-4 xã, phường, thị trấn sẽ thành một đơn vị; cán bộ quận, huyện, thị xã sẽ về cấp xã tham gia hệ thống chính trị... Thành phố sẽ thực hiện trên tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, rất khẩn trương, nhưng phải ổn định và trật tự; đồng thời không để gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc.
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chưa đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.
UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động