--> -->

Đại biểu đề xuất tổ chức lại hệ thống y tế để chống quá tải khám, chữa bệnh

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, phải chống quá tải bằng tổ chức lại hệ thống y tế, để làm thế nào khi có bệnh thì người dân được khám chữa nhanh nhất, đầy đủ nhất, tốt nhất có thể.
Triển khai bệnh án điện tử phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân Bảo đảm bình đẳng về quyền lợi giữa các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Người dân ngày càng quan tâm đến BHYT

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 24/10, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).

Thảo luận tại tổ Hà Nội, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) nhìn nhận, thời gian qua, người dân ngày càng quan tâm đến BHYT, thấy được phải có BHYT thì mới yên tâm, nhất là với những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, sau 15 năm thi hành Luật BHYT, có rất nhiều bất cập, cần thiết phải sửa đổi.

Trước hết, theo đại biểu, là nguy cơ vỡ Quỹ BHYT, nếu cứ vận hành như cách của Luật cũ. Đồng thời, vấn đề chuyển tuyến cũng đang là bất cập, dù đã có nhiều thay đổi; quyền, sự chủ động của người có thẻ BHYT cũng chưa được hình thành rõ...

Đại biểu đề xuất tổ chức lại hệ thống y tế để chống quá tải khám, chữa bệnh
Đại biểu Nguyễn Anh Trí phát biểu thảo luận.

“BHYT đang sử dụng trong nhiều năm nay như một “barie” chống quá tải ở tuyến trên. Với tư cách là người làm việc trong ngành, tôi phản đối điều này, phương pháp này là không nên”, GS Nguyễn Anh Trí nói.

Theo đại biểu, việc sử dụng BHYT như barie chống quá tải hiệu quả đạt được không cao, chỉ ngăn cản được những người “quen biết ít”, và quan trọng nhất là bất bình đẳng trong thụ hưởng BHYT.

Vì vậy, ông Trí cho rằng, phải chống quá tải bằng tổ chức lại hệ thống y tế, để làm thế nào để khi có bệnh thì người dân đến khám chữa nhanh nhất, đầy đủ nhất, tốt nhất có thể. Và có thầy giỏi, thuốc tốt; công bằng, bình đẳng trong thụ hưởng kỹ thuật sử dụng, mức được thanh toán.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng đánh giá cao 4 chính sách Chính phủ trình sửa đổi, đặc biệt là chính sách điều chỉnh phạm vi BHYT phù hợp với mức đóng; điều chỉnh theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh.

Trong đó, đại biểu nhấn mạnh, quyền chủ động của người tham gia BHYT phải được nâng cao hơn, để người dân chủ động mua bao nhiêu và khám chữa bệnh, điều trị ở đâu trong phạm vi bảo hiểm mà họ có...

Đại biểu đề xuất tổ chức lại hệ thống y tế để chống quá tải khám, chữa bệnh
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.

Cần đơn giản thủ tục mua BHYT theo hộ gia đình

Góp ý vào dự thảo Luật, đại biểu, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, việc tham gia BHYT của đối tượng học sinh sinh viên chưa bảo đảm linh hoạt, chưa bảo đảm quyền lợi của các em. Học sinh, sinh viên phải đóng bảo hiểm theo trường học cao hơn mức đóng của họ khi tham gia với tư cách là đối tượng thành viên hộ gia đình.

Bên cạnh đó, thủ tục đăng ký mua BHYT cần rất nhiều giấy tờ. Để được mua BHYT, người dân phải mang theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, thẻ BHYT của các thành viên trong gia đình, kèm bản sao chụp các loại giấy tờ trên.

Tuy nhiên, trong thực tế không phải gia đình nào cũng có thể có đủ giấy tờ chứng minh sự vắng mặt của thành viên trong gia đình mình, ví dụ như trường hợp có người nhà tạm thời đi làm nơi khác, làm việc thời vụ, chỗ ở không ổn định...

Những quy định trên khiến việc mua BHYT hộ gia đình đã và đang phát sinh một số bất cập khiến nhiều người dân không muốn mua BHYT, dù vẫn có nhu cầu, thậm chí nhiều người phải bỏ về trong sự ấm ức, vì hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện mua BHYT gia đình.

Vì vậy, đại biểu đề nghị cần có văn bản hướng dẫn để thủ tục mua BHYT theo hộ gia đình đơn giản hóa, người dân không cần phải sao chụp thẻ BHYT, giấy tạm trú tạm vắng,.. của các thành viên khác trong gia đình.

Thuận tiện cho người dân, dễ hiểu cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn thành phố Hà Nội) cho biết, tỷ lệ tham gia BHYT của nước ta hiện khá cao, riêng Hà Nội đạt 94,5% dân số, gần như người dân nào đi khám chữa bệnh cũng xuất trình thẻ BHYT. Với những người nghèo, bệnh ung thư, chạy thận... thẻ BHYT như một phao cứu sinh để khám chữa bệnh.

Đại biểu đề xuất tổ chức lại hệ thống y tế để chống quá tải khám, chữa bệnh
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà thảo luận tại tổ.

Về phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT theo dự thảo Luật, bà Hà cho rằng phù hợp. Nhưng Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã quy định các hình thức khám chữa bệnh từ xa, khám chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình. Vì vậy, BHYT cũng phải được thanh toán với hai hình thức khám chữa bệnh mới này.

Về thanh toán BHYT trong trường hợp vận chuyển người bệnh, đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho biết, hiện nay, nội dung vận chuyển cấp cứu người bệnh chỉ được thanh toán với một số đối tượng tại khoản 3, Điều 12. Bà Hà đề nghị, tất cả bệnh nhân bị cấp cứu mà có thẻ BHYT thì BHYT phải thanh toán, còn trường hợp nào là cấp cứu sẽ do bác sĩ chỉ định theo chuyên môn.

Bên cạnh đó, bà Hà cũng cho rằng, dự thảo Luật mới đề cập đến phạm vi hưởng BHYT trong lĩnh vực khám, chữa bệnh mà chưa quan tâm đến những lĩnh vực, dịch vụ khám sàng lọc, phát hiện sớm như một dịch vụ dự phòng.

“Tôi cho rằng việc sàng lọc phát hiện một số bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư, máu... rất quan trọng. Đây là những bệnh nếu phát hiện sớm sẽ giảm chi phí điều trị, giảm ngân sách Nhà nước, giảm bệnh tật cho người dân, BHYT cần chi trả.

Nhiều nước đã chi trả BHYT đã chi trả khi khám sàng lọc, có nước còn quy định nếu không khám sàng lọc thì khi mắc bệnh ung thư, người dân phải chi trả toàn bộ chi phí điều trị”, đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho biết.

Đồng thời, về cấp khám chữa bệnh, bà Hà đề nghị phải có giải pháp để người dân biết mình sẽ khám bệnh, chữa bệnh ở cơ sở nào, tạo trật tự khám bệnh, chữa bệnh, cũng như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh biết mình đang ở cấp nào để phục vụ người dân.

Cũng theo đại biểu Trần Thị Nhị Hà, tình trạng thiếu thuốc, vật tư tiêu hao tại các cơ sở y tế và xử lý như thế nào khi người dân có thẻ BHYT nhưng đi khám chữa bệnh lại chưa có thuốc, vật tư tư tiêu hao đang được người dân rất quan tâm.

Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư, quy định về thanh toán chi phí thuốc, trang thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh mà không có thuốc, vật tư tiêu hao. Đồng thời, Bộ Y tế quy định chỉ thanh toán với thuốc hiếm, nhưng thực tế các cơ sở khám chữa bệnh đang thiếu rất nhiều loại thuốc khác nhau, không chỉ là thuốc hiếm.

Tuy nhiên, việc tổ chức thanh toán hiện nay rất khó khăn. Do đó, đại biểu đề nghị có quy định rõ ràng, thống nhất, đồng bộ về việc này; tạo thuận tiện cho người dân và dễ hiểu cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Chiến thắng 3-0 trước U23 Lào trong trận mở màn giải U23 Đông Nam Á 2025 là một kết quả tích cực, đúng như kỳ vọng của người hâm mộ và ban huấn luyện đội tuyển U23 Việt Nam. Ba điểm trọn vẹn cùng việc giữ sạch lưới là một khởi đầu thuận lợi cho hành trình bảo vệ ngôi vương. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn vào cách vận hành chiến thuật và sự thể hiện của các tuyến trên sân, có thể thấy đoàn quân của HLV Kim Sang Sik vẫn còn nhiều điểm cần điều chỉnh và hoàn thiện nếu muốn tiến xa ở giải đấu lần này, đặc biệt khi đối thủ sắp tới có thể là U23 Campuchia, đội bóng không quá mạnh nhưng tiềm ẩn khả năng gây khó dễ.
Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ đắm tàu du lịch mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long do giông lốc bất ngờ chiều 19/7, tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp có mặt chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các du khách và thuyền viên gặp nạn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có Công điện số 3550/CĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2025 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tăng cường kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền, kể cả tàu du lịch, tránh xa vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú ẩn an toàn.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Chiều 19/7, một trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống Hà Nội, kèm theo gió giật mạnh khiến nhiều tuyến phố ngập sâu, cây xanh gãy đổ, giao thông ùn tắc cục bộ. Trước tình huống thời tiết cực đoan diễn biến nhanh và phức tạp, các lực lượng chức năng của Thành phố - từ Công an cơ sở, Cảnh sát giao thông, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng chính quyền các xã, phường... đã lập tức có mặt tại hiện trường, kịp thời hỗ trợ người dân, điều tiết giao thông, khắc phục sự cố.

Tin khác

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ đắm tàu du lịch mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long do giông lốc bất ngờ chiều 19/7, tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp có mặt chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các du khách và thuyền viên gặp nạn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có Công điện số 3550/CĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2025 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tăng cường kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền, kể cả tàu du lịch, tránh xa vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú ẩn an toàn.
Thủ tướng chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Thủ tướng chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 về việc lật tàu dịch vụ du lịch Vịnh Xanh 58 (QN 7105) tại khu vực đảo Ti Tốp, tỉnh Quảng Ninh.
Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa Xlll

Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa Xlll

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/7 đến ngày 19/7/2025 tại Thủ đô Hà Nội. Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng khai mạc, bế mạc Hội nghị.
Bộ Chính trị thống nhất đầu tư xây dựng trường học tại 248 xã biên giới đất liền

Bộ Chính trị thống nhất đầu tư xây dựng trường học tại 248 xã biên giới đất liền

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành thông báo số 81, thông báo kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương đầu tư xây dựng trường học cho các xã biên giới.
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sau hai ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7/2025. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị.
Thủ tướng trao Quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng trao Quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Ngày 19/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho ông Trần Đức Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ.
Triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức

Triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức

Bộ Nội vụ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, lựa chọn phần mềm quản lý cán bộ, cập nhật dữ liệu theo mô hình tổ chức mới trước ngày 15/8.
Thủ tướng giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 17/7/2025 điều động ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Xem thêm
Phiên bản di động