Cựu Giám đốc chi nhánh ngân hàng BIDV bị đề nghị mức án đến 9 năm tù
Xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại ngân hàng BIDV Tuyên án vụ BIDV: Con gái ông Trần Bắc Hà được chấp nhận một phần kháng cáo Hoãn xử 7 cựu cán bộ ngân hàng BIDV |
Theo đó, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt 5 bị cáo thuộc Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thành Đô gồm: Đỗ Quốc Hùng (sinh năm 1963, nguyên Giám đốc Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thành Đô) từ 8-9 năm tù; Lưu Thị Bích Thủy (sinh năm 1962, nguyên Phó Giám đốc) từ 7-8 năm tù; Nguyễn Văn Hà (sinh năm 1978, nguyên Phó Trưởng phòng tín dụng) từ 5-6 năm tù; Phạm Anh Tài (sinh năm 1961, nguyên Trưởng phòng tín dụng) và Lại Minh Ngọc (sinh năm 1975, nguyên Trưởng phòng thẩm định) cùng bị đề nghị từ 3 năm 6 tháng tù đến 4 năm 6 tháng tù.
Ngoài ra, 2 bị cáo: Lê Vũ Thanh (sinh năm 1948, nguyên Giám đốc Ngân hàng BIDV Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh) và Đỗ Xuân Khoan (sinh năm 1973, nguyên Phó Trưởng phòng tín dụng Ngân hàng BIDV Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh) cùng bị đề nghị từ 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
![]() |
Đại diện Viện Kiểm sát đọc bản luận tội đối với các bị cáo. |
Về trách nhiệm dân sự, Viện Kiểm sát đề nghị Tòa buộc Công ty Kenmark, 7 bị cáo trong vụ án và ông Bùi Văn Bốn (nguyên Giám đốc Ngân hàng BIDV Chi nhánh Bắc Kạn) phải liên đới bồi thường, khắc phục hậu quả cho BIDV số tiền dư nợ gốc đến nay là hơn 178 tỷ đồng.
Theo đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, trong thời gian từ ngày 4/12/2007 - 11/12/2007, tổ thẩm định Dự án Việt Hòa - Kenmark gồm các bị cáo nêu trên thực hiện thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn đối với Công ty Kenmark đã đánh giá không đúng mức về các yếu tố rủi ro, đề xuất cho Công ty Kenmark vay vốn, trong khi hồ sơ của Công ty Kenmark không đầy đủ tài liệu theo quy định của Luật Xây dựng. Từ đó, dẫn đến việc giải quyết cho vay hơn 52 triệu USD và hơn 57 tỷ đồng trái quy định, không đúng yêu cầu về hình thức giải ngân 2 bước theo chỉ đạo của BIDV.
Do đó khi Công ty Kenmark dừng hoạt động, đại diện pháp luật xuất cảnh khỏi Việt Nam, các ngân hàng thu nợ và bán đấu giá tài sản đảm bảo của Công ty Kenmark, đối trừ số tiền cho Công ty Kenmark vay tính đến ngày khởi tố vụ án, dư nợ không có khả năng thu hồi của Công ty Kenmark tại Ngân hàng BIDV, SHB, HBB là hơn 15,5 triệu USD, tương đương hơn 360 tỷ đồng.
Đến nay, sau khi các bị cáo đã nộp tiền khắc phục thiệt hại, số tiền Công ty Kenmark còn dư nợ không thu hồi được tại 3 Chi nhánh BIDV là hơn 178 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thành Đô là gần 75 tỷ đồng, tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh là gần 73 tỷ đồng, tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Bắc Kạn là hơn 30 tỷ đồng.
![]() |
Các bị cáo tại Tòa. |
Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, Ngân hàng BIDV đề nghị: Đối với phần dư nợ lãi liên quan đến khoản vay, BIDV sẽ xem xét miễn giảm theo quy định nếu Công ty Kenmark trả hết phần nợ gốc còn lại.
Ngân hàng BIDV đề nghị buộc Công ty Kenmark phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ toàn bộ số tiền còn nợ BIDV, vì hiện nay Công ty Kenmark đang còn hoạt động và có người đại diện pháp luật theo ủy quyền tại Việt Nam.
Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, trong vụ án này, Công ty Kenmark là chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng vay vốn với BIDV, là chủ thể sử dụng vốn vay, vì vậy Công ty Kenmark có nghĩa vụ trả số tiền dư nợ gốc còn nợ Ngân hàng BIDV.
Các bị cáo Hùng, Thủy, Tài, Hà, Ngọc, Thanh, Khoan đều có lỗi trong việc xảy ra hậu quả nên các bị cáo phải liên đới cùng Công ty Kenmark chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả cho BIDV.
Với ông Bùi Văn Bốn, nguyên Giám đốc Ngân hàng BIDV Chi nhánh Bắc Kạn, dù các cơ quan tố tụng đã phân hóa không xử lý hình sự, nhưng là người có nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm trong việc giải ngân khoản vay, vì vậy đại diện Viện Kiểm sát cũng đề nghị ông Bốn cùng các bị cáo liên đới bồi thường, khắc phục hậu quả cho Ngân hàng BIDV.
Theo quan điểm luận tội của đại diện Viện Kiểm sát, để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, Nhà nước đã tạo điều kiện cũng như tạo hành lang pháp lý giúp cho các doanh nghiệp hoạt động.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà các tổ chức tín dụng khi được Nhà nước trao quyền lại không thận trọng trong triển khai khi thực hiện; không đánh giá đúng các yếu tố rủi ro; không đánh giá đúng năng lực tài chính; thực hiện không đúng trong việc thẩm định cho vay đối với các dự án nói chung và dự án Kenmark nói riêng dẫn đến thiệt hại cho Ngân hàng BIDV là số tiền dư nợ không thu hồi được tại 3 Chi nhánh BIDV là hơn 178 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bảo vệ cao nhất quyền lợi của cán bộ Công đoàn chuyên trách làm việc theo chế độ hợp đồng

Dự báo giá vàng tuần tới: Nhà đầu tư cá nhân nghiêng về xu hướng tăng giá

Mbappe lập siêu phẩm, Real Madrid chốt vé gặp PSG ở bán kết Club World Cup 2025

Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 2- Đánh thức "tài nguyên mềm" đang ngủ say

Những trường hợp được hưởng chế độ ốm đau theo Luật BHXH 2024

Giá vàng hôm nay (6/7): Vàng nhẫn, vàng miếng tương đối ổn định

Nguyễn Thùy Linh ngược dòng kịch tính, tiến vào chung kết Canada Open 2025
Tin khác

Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án
Pháp đình 04/07/2025 15:33

Tuyên án bà trùm ma túy
Pháp đình 02/07/2025 20:06

Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn
Pháp đình 28/06/2025 23:22

Luật sư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự về tội "Đưa hối lộ" cho Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn
Pháp đình 27/06/2025 20:58

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị đề nghị mức án 30 năm tù
Pháp đình 27/06/2025 11:21

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn: Ám ảnh với cái nghèo, thường xuyên làm thiện nguyện
Pháp đình 26/06/2025 14:53

Bị cáo Trịnh Văn Quyết được giảm án 14 năm tù
Pháp đình 26/06/2025 11:54

Cựu Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Mang Thít lý giải việc được Hậu "Pháo" chuyển hơn 69 tỷ đồng
Pháp đình 26/06/2025 10:34

Cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan khai nhận tiền để làm từ thiện
Pháp đình 25/06/2025 12:22

Lời khai của Hậu "pháo" về những lần hối lộ các quan chức
Pháp đình 24/06/2025 20:17