Cưỡng hôn trên phố: Trào lưu “thảm họa”
Cần “Vacxin” chống tác động xấu từ trào lưu du nhập | |
Trào lưu dội nước đá: Trò lố! | |
Trào lưu sắm chó "vệ sỹ" của các đại gia | |
“Ngộ độc” trào lưu… “đòi quà, cởi đồ” | |
Hàn Quốc rộ trào lưu đám tang giả |
Kiss Cam ở nước ngoài là một trào lưu mang tính nhân văn |
Biến tướng mang tên Kiss Cam
Người “mở hàng” cho trào lưu này ở Việt Nam là hot girl H.A, người một thời từng khiến báo chí tốn rất nhiều giấy mực về những phát ngôn và hình ảnh nhạy cảm của mình. Trong clip “cưỡng hôn”, H.A mặc một bộ trang phục gợi cảm, chạy ra đường và thực hiện Kiss Cam với 10 chàng trai lạ mặt mà cô gặp trên phố. Ngay sau khi clip này được tung lên mạng, nó đã tạo nên một hiệu ứng lập tức với giới trẻ. Tuy nhiên, clip “cưỡng hôn” của H.A cũng gặp phải rất nhiều chỉ trích của cộng đồng mạng, khiến cô phải gỡ clip lập tức và đăng lời xin lỗi trên trang cá nhân.
Ngay sau khi H.A gỡ clip Kiss Cam của mình, trên các mạng xã hội như facebook, youtube…liên tiếp xuất hiện những clip Kiss Cam mới của giới trẻ khắp cả nước. Tuy nhiên, cũng như clip của H.A, những clip “cưỡng hôn” sau đó cũng gặp phải rất nhiều phản ứng của cộng đồng. Mọi người cho rằng, có thể trên thế giới trào lưu Kiss Cam được các bạn trẻ trào đón và hưởng ứng nồng nhiệt. Thế nhưng, khi được du nhập vào Việt Nam thì nó không phù hợp.
Khi du nhập vào Việt Nam, Kiss Cam nhanh chóng bị biến tướng, khiến nhiều người cảm thấy sợ hãi hơn là thích thú, vì khi đó không còn đơn thuần là nụ hôn của những người cảm mến nhau trong lần đầu gặp nữa, mà trở thành hành động “cưỡng hôn” người lạ ở trong mọi bối cảnh, mọi không gian. Khi bị “cưỡng hôn” nhiều nạn nhân không hề biết đó là trò gì, thậm chí nhiều người có những phản ứng gay gắt vì nghĩ họ bị dàn cảnh để cướp hoặc bị lạm dạng tình dục… |
Chị Lê Thị Vân (khu nhà 198, Mai Dịch, Cầu Giấy) cho rằng, với phong tục văn hóa lâu đời của nước ta, vấn đề hôn người lạ mặt trên phố theo dạng “cưỡng hôn” là không thể chấp nhận được, dù là cùng giới tính hay khác giới tính. Ở nước ngoài mọi người có thể tự do thể hiện tình cảm với người lạ, nhưng ở Việt Nam đó là điều tế nhị.
Bởi thế, ngay khi mới xuất hiện, Kiss Cam lập tức trở thành cụm từ được chia sẻ nhiều trên các trang mạng xã hội. Nhiều người cho rằng, trò chơi Kiss Cam “đè” người lạ ra hôn rồi quay clip, được bắt nguồn từ trao lưu First Kiss vào năm 2014. Trên thế giới, khi trào lưu này xuất hiện nó được nhiều người đón nhận rất nồng nhiệt, bằng việc ghi lại những cảm xúc chân thật của các cặp đôi không quen biết, gặp nhau lần đầu và trao cho nhau những nụ hôn ngọt ngào.
Cùng với đó là thông điệp được truyền đi mang nhiều ý nghĩa về nhân văn, về tình yêu không biên giới giữa con người với con người. First Kiss đã truyền tải đến người xem cảm hứng mới, giúp họ vượt qua nhiều rào cản xã hội để tìm đến tình yêu đích thực của đời mình.
Thế nhưng, khi du nhập vào Việt Nam, Kiss Cam nhanh chóng bị biến tướng, khiến nhiều người cảm thấy sợ hãi hơn là thích thú, vì khi đó không còn đơn thuần là nụ hôn của những người cảm mến nhau trong lần đầu gặp nữa, mà trở thành hành động “cưỡng hôn” người lạ ở trong mọi bối cảnh, mọi không gian. Khi bị “cưỡng hôn” nhiều nạn nhân không hề biết đó là trò gì, thậm chí nhiều người có những phản ứng gay gắt vì nghĩ họ bị dàn cảnh để cướp hoặc bị lạm dụng tình dục…
Đừng “nhắm mắt” theo trào lưu
Nếu như ở các nước phương Tây, việc biểu hiện tình cảm bằng nụ hôn trở nên quen thuộc thì Kiss Cam nhanh chóng được nhiều người nhìn nhận với thái độ cởi mở, thân thiện. Trong khi đó trào lưu xuất hiện ở Việt Nam lại vấp phải nhiều phản ứng ngược chiều. Thậm chí, có nhiều người còn lập thành một nhóm và rủ nhau cùng thực hiện “cưỡng hôn” để xem nhóm nào thành công, nhóm nào thất bại và coi đó như là một trò đùa.
Ở Việt Nam Kiss Cam bị biến tướng thành nỗi ám ảnh với nhiều người |
Bên cạnh đó, trào lưu “cưỡng hôn” khi vào Việt Nam đã được giới trẻ “áp dụng” một cách triệt để, họ tiến hành thực hiện “cưỡng hôn” ở mọi nơi, mọi địa điểm thậm chí nhiều người khi đang tham gia giao thông cũng bị “cưỡng hôn”, tạo nên những hình ảnh phản cảm, thiếu văn hóa. Nhiều bạn trẻ còn tỏ ra lo ngại khi bị “cưỡng hôn”, vì khi hôn đó là môi trường rất tốt để nhiều mầm bệnh phát triển, đó là chưa nói đến việc nhiều đối tượng cố tình thực hiện “cưỡng hôn” nhằm đạt được mục đích cá nhân…
Sẽ là vô cùng phiền toái, nếu ai đó đang đi dạo cùng người yêu hoặc đang bàn công việc với đối tác…vô tình bị “cưỡng hôn”. Đó là chưa kể đến nhiều trường hợp các bạn gái muốn dành nụ hôn đầu đời cho người mình yêu, nhưng vì trào lưu Kiss Cam mà họ bị cướp mất nụ hôn ấy…khi đó vô tình tạo cho họ sự tổn thương. Bạn Kiều Thị Liên (SV năm thứ 2, Đại học Luật) cho biết, chúng ta học theo các nước phương Tây về lối sống văn minh là rất tốt. Tuy nhiên không phải cái gì tốt ở nước họ là có thể áp dụng được vào Việt Nam. Khi chúng ta học theo một trào lưu nào đó từ nước ngoài thì cần phải hiểu rõ được ý nghĩa sâu xa của nó, không nên nhắm mắt chạy theo trào lưu và để rồi biến nó trở thành một trào lưu “thảm họa”.
Chia sẻ với phóng viên báo LĐTĐ về trào lưu Kiss Cam, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng, ở Việt Nam hôn môi là hành vi quan trọng, mang tính tình dục cao, chỉ dành riêng cho người yêu, vợ chồng và thường nụ hôn xuất hiện ở những nơi riêng tư kín đáo. Khi các bạn trẻ áp dụng trào lưu “cưỡng hôn” ở nơi công cộng, thì nó chỉ thể hiện một tư duy và tâm hồn kém cỏi, làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục và ảnh hướng nếp sống văn hóa của người Việt. “Chúng ta luôn thể hiện quan điểm hòa nhập chứ không hòa tan, vì thế khi du nhập bất kỳ một nét văn hóa hay một trào lưu nào trên thế giới, chúng ta cần nhận thức rõ về nó. Từ đó, đón nhận những cái hay, cái tốt và bài trừ những cái không phù hợp, đặc biệt tránh làm biến tướng hoặc sai lệch vấn đề”, chuyên gia tâm lý nhấn mạnh.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/1: Đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, trời rét
Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1: Kỳ phùng địch thủ
TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05