--> -->

Cúng ông Công, ông Táo mùa Covid-19: Giản tiện nhưng không làm mất nét cổ truyền

Cho đến cuối ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (tức ngày 4/2), hầu như mọi gia đình đều đã làm xong lễ cúng ông Công, ông Táo. Theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết các gia đình đều làm đơn giản do dịch Covid-19 nhưng không vì thế mà mất đi nét cổ truyền của ngày lễ này.
Làng nuôi cá chép đỏ tất bật phục vụ Tết ông Công, ông Táo Chợ cá Yên Sở nhộn nhịp trước ngày 23 tháng Chạp

Ông Nguyễn Anh Tuấn (Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội) cho biết, ông dậy từ rất sớm để đi chợ mua những thứ cần thiết cho ngày lễ cúng ông Công, ông Táo. Trên tay ông cầm sẵn một mảnh giấy ghi đầy đủ mọi thứ cần mua đã liệt kê từ tối hôm trước. Danh sách những thứ cần mua có giảm bớt nhiều thứ rườm rà hơn năm trước.

Mọi năm ông Tuấn cứ ra chợ rồi đi hết hàng này đến hàng khác để chọn mua hoa quả, vàng mã, trầu cau… hay đi ngắm nghía kỹ càng để mua lấy một đôi cá chép đẹp nhất mang về. Thế nhưng năm nay ông đi mua rất nhanh rồi rời khỏi chợ.

Sau một buổi sáng bận rộn, ông cũng hoàn thành mâm cỗ cúng Táo Công. Ngay cả đến việc đi hóa vàng ở cái lư đồng lớn gần nhà ông cũng đi nhanh chóng rồi xếp hàng chờ đến lượt mới vào hóa vàng. Ông Tuấn cho biết, năm nay do dịch Covid-19 nên gia đình ông chỉ làm cỗ giản tiện, ngay đến cá chép cũng không mua vì sợ chen lấn chỗ đông người. Ông chỉ mua cá chép bằng vàng mã cùng bộ quần áo Táo quân, thần linh, tiền, vàng, hương, nến…

“Tuy không mua cá vàng hay mua được nhiều loại hoa quả bày lên cho đẹp mắt, nhưng mâm cỗ cũng đầy đủ những món cổ truyền như gạo, muối, giò, trầu cau, rượu, xôi, canh, gà, cá… Do gia đình tôi các con cháu sống chung và sống gần nhau nên cả nhà vẫn có một bữa đông đủ không khác gì mọi năm”, ông Tuấn cho biết.

Cúng ông Công, ông Táo mùa Covid-19: Giản tiện nhưng không làm mất nét cổ truyền
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo giản tiện nhưng không làm mất nét cổ truyền (ảnh minh họa: Quỳnh Vân)

Không được đông đủ như nhà ông Tuấn, chị Đinh Thị Hòa (Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết gia đình chị không tụ tập được vì thực hiện 5K về phòng chống Covid-19. Buổi sáng chị Hòa cũng đi mua những thứ cần thiết và giản tiện nhất để làm mâm cỗ cúng Táo Công, đặc biệt là năm nay chị cũng không thả cá chép vì sợ tụ tập đông người cho nên cũng mua cá chép bằng vàng mã về cúng. Mọi năm gia đình chị thường cúng buổi sáng còn buổi tối thì tụ tập anh chị em về để cùng vui bên mâm cỗ. Năm nay “ai ở đâu ở yên đấy”, không tụ tập nên chỉ có hai vợ chồng chị cùng bố mẹ chồng. “Không tụ tập đông đủ thì cũng buồn nhưng trong thời điểm dịch bệnh thế này an toàn là trên hết”, chị Hòa cho biết.

Lo lắng hơn khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, chị Trần Thị Thắm (Khu đô thị Thanh Hà, Thanh Oai, Hà Nội) cho biết chị đã đặt nguyên một mâm cỗ cúng Táo Công trên mạng với đầy đủ xôi, gà, hoa quả, vàng, hương, vàng mã… không thiếu thứ gì. Người làm dịch vụ đã ship đến tận nhà, còn tiền thì chuyển qua tài khoản luôn nên không phải lo đi mua sắm.

“Tôi bán chăn, ga, gối, đệm cho nên Tết đến rất bận rộn, hơn nữa lại đang dịch nên đặt luôn trên mạng là tiện nhất. Tuy giá có hơi cao so với nhà tự làm nhưng tiện lợi, đầy đủ, lại tránh tiếp xúc nhiều người hơn so với đi chợ mua sắm”, chị Thắm cho biết.

Theo ghi nhận của phóng viên, năm nay tại các sông, hồ, số người ra thả cá phóng sinh cũng thưa vắng hơn so với mọi năm. Nhiều người cũng cho rằng, tục thờ cúng ông Công, ông Táo nhân ngày 23 tháng Chạp Âm lịch là một nét văn hóa đẹp của người Việt, nhưng tại thời điểm đang diễn ra dịch bệnh, thì việc giản tiện mâm cỗ cúng là hợp lý, nhưng không vì thế mà mất đi nét truyền thống của ngày lễ này.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Công an phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội đã kịp thời giải cứu một nữ sinh viên đại học thoát khỏi bẫy lừa đảo "bắt cóc online" tinh vi. Các đối tượng "ép" nạn nhân tự dàn cảnh thương tích, giả bị bắt cóc để tống tiền gia đình 370 triệu đồng.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô với mục tiêu tạo ra một Thủ đô bền vững, trong đó không chỉ có trách nhiệm tạo ra một môi trường sống tốt mà còn có một nền kinh tế sôi động và một xã hội thân thiện và hội nhập.
MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.

Tin khác

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

Ở thời buổi công nghệ chiếm lĩnh trong đời sống xã hội, chỉ một cái chạm người ta có thể dễ dàng cập nhật tin tức đang diễn ra khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, đâu đó trên các góc phố, vẫn có những khán giả trung thành với báo giấy như một phần không thể thiếu.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Không bắt đầu bằng những buổi tọa đàm, cũng không phải những khẩu hiệu sáo rỗng, hành trình của "Seeds of Hope" (Hạt giống hy vọng) khởi nguồn từ một câu hỏi tưởng như đơn giản: "Ai sẽ lắng nghe các em học sinh khi các em buồn?" Từ trăn trở về khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, một người trẻ đã cùng cộng sự của mình tạo nên dự án, nơi 15 học sinh THPT ở Vĩnh Phúc được đào tạo, học cách thở, lắng nghe và thấu cảm để trở thành những "đại sứ" gieo trồng ước mơ và hy vọng. Đứng sau dự án là một nữ leader khiêm tốn nhưng đầy nội lực, với niềm tin rằng: “Nếu các em được quan tâm từ bây giờ, các em có thể mang thay đổi đến cho cả một thế hệ.”
Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Tối 18/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức công diễn vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. GRDP ước tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương sắc tháng Bảy

Hương sắc tháng Bảy

Mỗi độ tháng bảy về, quê tôi lại rộn ràng vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng óng ả gió nhẹ nhàng lướt qua nhìn như những đợt sóng chạy lăn tăn trải dài, thoảng từ xa là tiếng cười giòn tan của người dân quê tôi khi được vụ bội thu.
Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Theo thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, hiện Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 15/7 và dự kiến mở cửa lại vào ngày 6/8 tới đây.
Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), ngày 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son”.
Xem thêm
Phiên bản di động