Công viên Bách Thảo
Hà Nội mùa lá rơi vàng phố | |
50 cặp cô dâu chú rể thi chạy trong công viên Bách Thảo |
Theo ghi chép, vườn Bách Thảo trước đây nằm trong khu vực Giảng Võ của triều Lê. Thời Vua Lê Thánh Tông, Vua cho dựng một quả núi đất làm nơi duyệt võ đài để mọi người đứng đó xem quân sĩ thao luyện. Vì thế, người người xưa mới đặt tên núi ấy là Khán Sơn.
Một góc công viên Bách Thảo |
Sau đó, người ta xây lại thành đền thờ Lê Thánh Tông. Vào khoảng thế kỷ XVII, người ta lại tô tượng Vua Lê Thánh Tông thờ trong đền để kỷ niệm việc diễn võ. Đến cuối đời Lê, trong những cuộc biến động tại thành Thăng Long giữa các thế lực vua Lê chúa Trịnh, đền bị phá hủy, tượng Vua Lê Thánh Tông được đem về thờ ở Chùa Huy Văn.
Cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp vào Hà Nội đã mở rộng khu vực này thành vườn trồng cây, nuôi muông thú và đặt tên là vườn thảo mộc nhưng quen gọi là Trại Hàng Hoa hay vườn Bách Thú. Khi người Pháp xây dựng Phủ Toàn Quyền, họ đã có ý định quy hoạch cả vùng Cửa Tây thành cũ này thành một khu có dinh thự cơ quan văn phòng làm việc, quảng trường và công viên lớn.
Thật ra Vườn Bách Thảo đã nằm trong ý định của nhà cầm quyền trước khi có dự án Phủ Toàn Quyền. Đầu tiên nó nhằm mục đích là một vườn thí nghiệm trồng cây nhiệt đới gồm một khu vực kéo dài từ làng Ngọc Hà ra sát bờ Hồ Tây. Tuy nhiên, đến khi thực hiện thì Vườn Bách Thảo chỉ thu đến khu Đường Thành (Digue Parreau -Hoàng Hoa Thám ngày nay ).
Trước đây, khi mới thành lập, Bách Thảo có diện tích trên 33ha, bao quanh và sân sau của toàn bộ quần thể các dinh phủ và biệt thự của người Pháp. Nơi đây ngoài các loại cây sẵn có, các nhà khoa học còn sưu tập trồng các giống cây bản địa quý hiếm từ Bắc chí Nam, và dẫn giống nhập trồng thí nghiệm các loài cây cỏ lạ từ nhiều vùng trên thế giới.
Để tăng thêm sự hấp dẫn và tham quan thưởng ngoạn, rải rác dọc theo lối đi người ta cho xây các chuồng nuôi chim thú. Do đó, Vườn bách thảo còn được gọi là Vườn thú.
Thời kỳ từ năm 1939-1945, do chim muông chết dần vì không được chăm sóc, nên số thú còn lại được chuyển vào Sở Thú Sài Gòn. Sau ngày giải phóng Thủ đô, chính quyền đã sửa sang tu bổ và đổi tên là công viên Bách Thảo.
Ngày nay, diện tích vườn Bách Thảo bị thu hẹp sau khi nhường một phần khá lớn diện tích đất để xây dựng Khu di tích lịch sử Ba Đình, chỉ còn diện tích trên 10ha nằm trong địa phận phường Ngọc Hà, quận Ba Đình. Trải qua hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển, Bách Thảo được coi là chứng nhân của nhiều biến cố trong lịch sử thủ đô.
Công viên Bách Thảo ngày nay được ví như một trong những “lá phổi xanh” của Hà Nội, đây cũng là nơi mà những người yêu thiên nhiên tìm đến để được đắm mình trong màu xanh cây lá. Công viên Bách Thảo hiện còn giữ được nhiều rặng cây cổ thụ cành lá sum suê, tán rộng, bóng dài, nhiều bồn hoa đẹp mắt, những lối đi uốn lượn quanh co tạo cảm giác thư giãn cho những người đến tham quan nơi đây.
P.Thắng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30