-->

Còn nhiều “khoảng trống” về an toàn lao động

Mặc dù đã có các quy định về an toàn vệ sinh lao động song việc ngăn ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động vẫn còn không ít những khó khăn. Thực tế chỉ một phút lơ là, mất cảnh giác, tai nạn lao động sẽ xảy ra, gây nên nỗi đau về thể xác, tinh thần cho người lao động và để lại những “vết thương” khó lành cho gia đình, xã hội. Vì vậy, công tác bảo đảm an toàn lao động cần thực hiện hàng ngày, hàng giờ tại từng doanh nghiệp và trong ý thức của từng người lao động.
Phải đặt an toàn lao động lên trên hết! An toàn lao động tại các làng nghề

Vẫn còn tâm lý chủ quan, lơ là

Trong những tháng cuối năm, các ngành nghề, công trình xây dựng... đều đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi công, đặc biệt trong những năm gần đây số lượng dự án, công trình xây dựng ở Hà Nội tăng nhanh dẫn đến nguy cơ tai nạn lao động tăng theo.

Còn nhiều “khoảng trống” về an toàn lao động
Người lao động cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động (Ảnh mang tính minh họa- Lê Thắm)

Dạo một vòng quanh các con đường, tuyến phố, dễ dàng nhận thấy, công nhân xây dựng treo mình làm việc trên cao trong điều kiện đồ bảo hộ thô sơ đã trở thành hình ảnh quen thuộc, phổ biến ở các công trình xây dựng. Nguyên nhân có thể do thiếu thiết bị bảo hiểm, thiếu sự giám sát của chủ công trình, cũng có thể là từ tâm lý chủ quan của người lao động. Chính từ sự chủ quan này đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm.

Về phía người sử dụng lao động, đa số các đơn vị, doanh nghiệp, chủ dự án, chủ sở hữu các công trình đã quan tâm kiểm soát những yếu tố có nguy cơ mất an toàn lao động tại nơi làm việc; trang bị phương tiện, bảo hộ lao động cho người lao động... Tuy nhiên, vì nhiều lý do, một số đơn vị vẫn coi nhẹ vấn đề bảo đảm an toàn lao động. Đối với người lao động, theo tìm hiểu, hiện nay phần lớn công nhân ngành xây dựng chủ yếu là lao động thời vụ và lao động tự do, không được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động. Nhận thức của người lao động về các quy định của pháp luật còn hạn chế.

Nhiều lao động không biết hoặc không nắm đầy đủ các quy định của pháp luật về lao động, nên không thể đề xuất, kiến nghị với người sử dụng lao động để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật. Cũng vì vậy, rất nhiều người lao động chưa được tập huấn theo quy định, không nắm bắt nội quy, quy trình biện pháp làm việc an toàn, không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, một số qua đào tạo nhưng chưa hiểu rõ về công tác an toàn vệ sinh lao động nên việc phòng ngừa tai nạn lao động chưa được quan tâm. Việc không có kiến thức về an toàn lao động đã dẫn đến tâm lý chủ quan trước những rủi ro về an toàn lao động mà bản thân người lao động có thể gặp phải.

Không chỉ ở các công trình xây dựng mà ngay tại chính các làng nghề, an toàn lao động cũng đã và đang bị chủ sử dụng lao động, người lao động bỏ mặc, thờ ơ, không chú trọng quan tâm. Dễ dàng nhận thấy tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội nhiều năm nay đã có sự đổi mới phương thức sản xuất và cải thiện điều kiện làm việc từ thủ công sang sử dụng những kỹ thuật khoa học tiên tiến vào sản xuất, nhờ đó góp phần tăng năng suất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề, tuy nhiên, đi liền với đó là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, tai nạn lao động luôn cận kề.

Theo quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, hiện nay Hà Nội có tới 1350 làng nghề và làng có nghề chiếm 56% số làng ở khu vực nông thôn. Trong đó số làng nghề đã đăng ký và được Thành phố công nhận và cấp bằng là 297 làng nghề. Với quy mô như vậy Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước với đa dạng các ngành nghề. Hoạt động sản xuất làng nghề của Hà Nội đã thu hút được gần 1 triệu lao động tham gia sản xuất với khoảng 700.000 lao động thường xuyên chiếm 42% tổng số lao động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên toàn Thành phố.

Tuy nhiên điều đáng nói hầu hết điều kiện lao động ở các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn như độ ồn, ánh sáng, độ rung, độ ẩm, nhiệt độ cao. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc ở tỷ lệ cao: 95% tiếp xúc với bụi, 85,9% tiếp xúc với nhiệt, 59,6% tiếp xúc với hóa chất. Nhiệt độ tại khu vực sản xuất của các làng nghề làm bún bánh, tái chế nhựa, giấy đều lớn hơn nhiệt độ môi trường từ 4 – 10 độ C.... Trong các làng nghề đã khảo sát thì 100% làng nghề đều có xảy ra tai nạn lao động tùy theo quy mô sản xuất. Có hiện tượng này phần lớn do người lao động bất cẩn, gây chấn thương (64,1%); bỏng (19,2%); điện giật (16,7%). Các bệnh của người dân làng nghề cao hơn ở các làng thuần nông...

Cần tuân thủ nghiêm quy trình an toàn

Có những bất cập tồn tại nêu trên bởi lẽ tại các làng nghề, bên cạnh các nhà máy, xưởng sản xuất lớn thì vẫn còn nhiều hộ gia đình sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, mặt bằng sản xuất chật hẹp, ngay tại nhà, trong khu dân cư. Để tiết kiệm chi phí, thu nhiều lợi nhuận, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh vẫn chưa thật sự chú trọng đến việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, hầu hết người lao động không tham gia lớp tập huấn, hướng dẫn về bảo đảm an toàn lao động, hầu hết kỹ năng nghề là “cha truyền con nối” nên còn nhiều khó khăn trong quy trình sản xuất, môi trường nơi làm việc.

Trên thực tế, nhiều hộ sản xuất vẫn đang sử dụng máy móc không đảm bảo an toàn, không có tài liệu kỹ thuật phục vụ việc hướng dẫn vận hành thiết bị, không được bảo dưỡng, bảo trì đầy đủ... Trong quá trình làm việc, nhiều lao động không được trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện bảo hộ và bản thân họ cũng chưa thật sự quan tâm đến việc tự bảo vệ bản thân khỏi các rủi ro lao động. Phần lớn người lao động phải thường xuyên tiếp xúc các yếu tố khói bụi, tiếng ồn, hóa chất, họ phải đối diện với nhiều nguy cơ dẫn đến bỏng, đứt tay chân, điện giật, bệnh ngoài da…

Theo ông Nguyễn Duy Trường - Chủ tịch Hội làng nghề dệt Phùng Xá, trên địa bàn xã Phùng Xá vẫn xảy ra các vụ mất an toàn lao động, tuy nhiên phần lớn là những lỗi do sai sót trong quy trình sản xuất, vận hành máy móc, may mắn các vụ tai nạn đa phần không quá nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động. Hàng năm phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện vẫn thường xuyên tổ chức kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động. Đối với các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn đa phần thường tuân thủ và có đầy đủ các chứng chỉ về an toàn lao động, các hệ thống máy sản xuất có chứng chỉ vận hành và kiểm định về an toàn tuy nhiên các hộ dân sản xuất nhỏ lẻ, họ thường để máy sản xuất trong nhà do đó gặp khó khăn trong việc kiểm tra cũng như phổ biến các quy định về an toàn.

“Người dân do nhận thức còn hạn chế khi được báo đi tham gia các lớp tập huấn, phổ biến về an toàn lao động nhiều người không tham gia vì sợ mất thời gian. Về công tác phòng cháy, chữa cháy nhiều hộ dân để bụi bám vào các thiết bị máy móc do đó tiềm ẩn nguy cơ. Đa phần chỉ những doanh nghiệp có quy mô sản xuất tương đối, họ mới chú trọng đến công tác an toàn lao động. Đầu tư những quy trình đảm bảo an toàn lao động rất tốn kém nhưng chính vì sự an toàn nên nhiều doanh nghiệp vẫn tuân thủ. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn phụ thuộc vào ý thức của công nhân, người lao động, họ phải luôn tuân thủ quy trình vận hành của máy móc, các kỹ thuật an toàn trong quá trình làm việc như vậy mới hạn chế xảy ra các sai sót. Mỗi người cần hình thành thói quen nâng cao ý thức an toàn lao động khi đó mới hạn chế được các vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra”, ông Trường cho hay./.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7 tới

Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7 tới

Dự kiến tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có sự điều chỉnh từ 1/7/2025.
Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Trong bối cảnh hiện nay, những ngành nghề có nền tảng ổn định, môi trường chuyên nghiệp và lộ trình phát triển rõ ràng đang trở thành lựa chọn ưu tiên của lực lượng lao động trẻ.
Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động sớm quay trở lại guồng quay sản xuất, tiếp cận được việc làm phù hợp với năng lực, trình độ, từ đó nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm.
Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hằng tháng. Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người bắt đầu tham gia BHXH muộn hoặc tham gia không liên tục có cơ hội tích lũy đủ 15 năm đóng (thay vì 20 năm như quy định tại Luật BHXH 2014) để được hưởng lương hưu hằng tháng.
Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), để được hưởng lương hưu thì người lao động cần đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu cũng như số năm đóng BHXH.
Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến cho dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), dự kiến được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới đây. Tổng hợp từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đưa ra nhiều gợi mở cho việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức của Việt Nam, trong đó có vấn đề tuổi nghỉ hưu.
Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được soạn thảo để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới. Quá trình xây dựng dự án Luật, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đưa ra nhiều khuyến nghị, gợi mở quan trọng về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá công chức... cho Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động