Còn 1,6 tỷ người trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương chưa được tiếp cận chương trình bảo vệ sức khỏe
Theo một báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ước tính còn 1,6 tỷ người trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương chưa được tiếp cận hiệu quả tới các chương trình bảo vệ sức khỏe xã hội.
Báo cáo nêu rõ, mặc dù hơn 3/4 dân số khu vực về pháp lý được hưởng quyền lợi chăm sóc y tế, vẫn tồn tại khoảng trống lớn về pháp lý trong phạm vi bao phủ, việc không nhận thức đầy đủ về quyền đi đôi với những khó khăn trong thực tiễn thực hiện và trở ngại trong tiếp cận các dịch vụ khiến rất nhiều người trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương phải tự chi trả cho các dịch vụ y tế và điều này thường khiến họ rơi vào cảnh nghèo khó.
Tại Việt Nam, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành Bảo hiểm xã hội luôn quan tâm, giúp người dân tiếp cận được chính sách an sinh xã hội, nâng cao chăm sóc sức khỏe toàn dân. |
Báo cáo lần đầu tiên về mở rộng phạm vi bảo vệ sức khỏe xã hội tại châu Á và Thái Bình Dương, mở rộng phạm vi bảo vệ sức khỏe xã hội: Đẩy nhanh tiến độ hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân tại châu Á và Thái Bình Dương nêu bật những tiến bộ, thách thức và khoảng trống trong phạm vi bao phủ trong khu vực. Được xây dựng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, báo cáo cũng cho thấy vai trò thiết yếu của bảo vệ sức khỏe xã hội nhằm bảo vệ sức khỏe, việc làm và thu nhập của người dân trong khủng hoảng và hơn thế nữa.
Phát biểu về báo cáo được công bố, Tổng Giám đốc ILO, ông Guy Ryder, cho biết: “Đầu tư cho bảo vệ sức khỏe xã hội là yếu tố then chốt góp phẩn đạt được bảo hiểm y tế toàn dân. Đại dịch Covid-19 đã nhắc nhở chúng ta về vai trò thiết yếu của bảo vệ sức khỏe xã hội đối với việc hỗ trợ sức khỏe, việc làm và thu nhập của người dân, đồng thời đây cũng là yếu tố then chốt của một công cuộc phục hồi bao trùm. Đó là một lựa chọn chính sách hợp lý và có đạo đức, tạo tiền đề cho phát triển bền vững và công bằng xã hội.”
Báo cáo chỉ ra những bất bình đẳng đáng kể trong diện bao phủ bảo hiểm y tế trong khu vực cũng như giữa các nước trong châu Á và Thái Bình Dương. Chưa đến một nửa lực lượng lao động trong khu vực được bảo đảm an ninh thu nhập khi đau ốm theo luật pháp, trong đó chỉ có 45,9% phụ nữ được bảo vệ trong trường hợp bị mất thu nhập trong thời kỳ thai sản.
Những khoảng trống trong diện bao phủ cũng ảnh hưởng nặng nề hơn tới phụ nữ và nam giới có công việc và thu nhập không ổn định hay không thường xuyên như lao động tự làm, lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức cũng như lao động di cư và gia đình họ. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động giúp việc gia đình và gia đình họ bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề.
Báo cáo ghi nhận rằng trong khi nhiều nước đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc mở rộng diện bao phủ bảo vệ sức khỏe xã hội, việc đảm bảo đầy đủ các loại trợ cấp vẫn là một thách thức chủ yếu do thiếu kinh phí hay không dự báo được về nguồn kinh phí. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu với số lượng ngày càng tăng lại đòi hỏi dịch vụ có chất lượng cao hơn do, đặc biệt là từ các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân là đối tượng nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của các chính sách bảo vệ sức khỏe xã hội, cũng khiến các khoản phải tự chi trả tăng cao.
Những khuyến nghị mà báo cáo đưa ra gồm có tăng cường thể chế cũng như thiết kế và quản lý các chương trình hiệu quả hơn nhằm tăng cường phạm vi bao phủ và đảm bảo đầy đủ về lợi ích. Báo cáo cũng kêu gọi thêm các nguồn lực công để biến sự đoàn kết trong đảm bảo kinh phí trở thành hiện thực.
Bà Chihoko Asada-Miyakawa, Giám đốc Văn phòng ILO khu vực châu Á và Thái Bình Dương, cho biết: “Còn rất nhiều người dân trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương chưa thuộc diện bao phủ hay chưa được tiếp cận hiệu quả với các dịch vụ chăm sóc y tế, đại dịch Covid-19 khiến tình hình càng xấu hơn. Việc mở rộng phạm vi bao phủ và tăng cường năng lực thể chế sẽ giúp các xã hội tiến tới phục hồi bao trùm, giúp giải quyết tình trạng bất bình đẳng sâu sắc về cơ cấu vốn đã cản trợ sự tiến bộ trong một thời gian quá dài.”
Báo cáo được công bố trong khuôn khổ hội nghị khu vực “Mở rộng bảo vệ sức khỏe xã hội tại châu Á và Thái Bình Dương: Hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân” do Liên minh Trao quyền và Hòa nhập dựa trên vấn đề của Liên Hợp Quốc và CONNECT tổ chức vào ngày 7 và 9/12/2021.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Tin khác
Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025
Chính sách 21/01/2025 06:05
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu
Chính sách 14/01/2025 22:00
Bảng lương của giáo viên năm 2025
Chính sách 11/01/2025 19:01
Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025
Chính sách 10/01/2025 06:10
Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động
Chính sách 05/01/2025 10:49
Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025
Chính sách 01/01/2025 17:31
Chính sách mới về thu hút nhân tài: Sinh viên xuất sắc được hưởng lương khởi điểm gần 14 triệu đồng/tháng
Chính sách 01/01/2025 10:00
Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người thụ hưởng chính sách
Chính sách 26/12/2024 08:47
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Chính sách 24/12/2024 17:36
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Chính sách 24/12/2024 08:49