Cơ quan, công sở càng phải gương mẫu
![]() |
Ảnh minh họa. |
Với mục tiêu là đảm bảo sức khỏe cho nhân dân và tránh cho tình huống xấu nhất khi dịch bệnh âm thầm rồi bùng phát ngoài tầm kiểm soát, sau khi phân tích và xin ý kiến các chuyên gia, được sự đồng ý của Thường trực Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định thực hiện giãn cách theo tinh thần Chị thị 16 của Thủ tướng đến ngày 23/8.
Bảo vệ thành quả chống dịch, để Chị thị 17 của Thành phố được triển khai nghiêm túc, tại lần giãn cách xã hội lần thứ 2 này, Thành phố cũng đã kịp thời ban hành các quy định về việc được tham gia giao thông đến cơ quan, công sở.
Theo đó, ngoài Giấy phép đi đường do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp, người đi đường phải kèm theo danh sách trực của cơ quan hoặc quyết định phân công trực cơ quan của Thủ trưởng đơn vị (đối với cơ quan, đơn vị, công sở).
Quy định rất rõ như vậy, song trong ngày làm việc đầu tiên (9/8) của lần giãn cách này, điều bất ngờ xảy ra là trên các con đường, tuyến phố của Thủ đô rất đông người, phương tiện tham gia giao thông. Không giống với sự vắng vẻ trong lần thực hiện giãn cách toàn xã hội trên địa bàn Thành phố lần đầu tiên. Những “điểm nóng” về giao thông như Trường Chinh, Nguyễn Trãi, Tây Sơn, Giải Phóng… người xe nườm nượp.
Lý giải cho việc người dân ra đường đông vào tuần làm việc đầu tiên (9/8) một số người cho rằng có thể là do các cán bộ, nhân viên cơ quan, doanh nghiệp, công sở phải đến cơ quan “xin” giấy xác nhận và quyết định trực. Tuy nhiên, cách giải thích như vậy là hoàn toàn không thuyết phục. Trong thời buổi công nghệ, chỉ cần một bản “ken” gửi qua email là nhân viên đã có trong tay (điện thoại) quyết định trực, bảng phân công trực của cơ quan chứ không phải đến cơ quan nhận.
Còn thiếu sự sát sao của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công sở trong việc thực hiện Chỉ thị 17 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, trong việc “cộng đồng” có trách nhiệm phòng, chống đẩy lùi dịch bệnh với Chính phủ và Thành phố.
Những quy định, hướng dẫn về tỷ lệ cán bộ, nhân viên đi làm tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và công sở của các cơ quan Trung ương đã có; quy định về xử phạt cũng đã ban hành.
Thiết nghĩ để tăng tính hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện Chỉ thị 17 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về giãn cách xã hội, các cơ quan có thẩm quyền cần phải quy định trách nhiệm người đứng đầu trong việc để cán bộ, nhân viên đi làm đông.
Đồng thời, chính quyền địa phương như Ủy ban nhân dân phường, công an phường phải thường xuyên đến các đơn vị kiểm tra, nếu phát hiện cơ quan, đơn vị để cán bộ, nhân viên đi làm với số lượng đông cần lập biên bản và báo cấp cao hơn xử lý. Có làm như thế thì việc giãn cách xã hội, tận dụng “thời gian vàng” mới phát uy hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Doanh nhân không chỉ là người làm kinh tế

Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của MTTQ Việt Nam sau khi sắp xếp

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Nâng cao nhận thức đoàn viên, người lao động nhân dịp Tháng Công nhân
Tin khác

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!
Bình luận 15/04/2025 16:21

Giá như thế mới là nhà ở xã hội
Bình luận 10/04/2025 11:37

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin
Thời sự 26/03/2025 18:55

Giải phóng kinh tế tư nhân
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 20/03/2025 11:25

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng
Bình luận 15/03/2025 07:40

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ
Bình luận 11/03/2025 07:45

Những “ánh điện” nơi công sở
Bình luận 06/03/2025 08:56

Học suốt đời và tự học
Bình luận 04/03/2025 11:10

Tinh gọn để phát triển
Bình luận 25/02/2025 09:10

Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển
Bình luận 19/02/2025 15:49