-->

Cô hiệu trưởng "thất bại" trước học sinh lớp 3

Ở trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Lào Cai), người “to” nhất không phải là hiệu trưởng, mà là học sinh Châu Giang, chủ tịch Hội đồng tự quản trường – cô hiệu trưởng Trần Thị Thuỳ Dung chia sẻ.
5 học sinh lớp 6 giải đề thi đại học giờ ra sao ?
Trong dịp hè, các trường không được ép học sinh học thêm dưới bất cứ hình thức nào
Những tấm lòng với học sinh miền núi
VNEN, hội đồng tự quản, trường học mới, học sinh lớp 3
Châu Giang (bên phải) Chủ tịch HĐTQ trường và bạn bên công trình bể bơi mini do học sinh đề xuất, được nhà trường và phụ huynh chấp thuận thực hiện. Đây là bể bơi trong trường học đầu tiên ở Lào Cai, được thực hiện bằng phương thức xã hội hoá.

Hiệu trưởng bị học sinh “phê”

Kể lại câu chuyện “tranh cử” vào vị trí chủ tịch Hội đồng tự quản (HĐTQ) trường diễn ra cách đây 3 năm, cô Dung vui vẻ cho biết: “Tôi “thất bại” vì bài tranh cử bị HS chê. Một số HS sau khi bỏ phiếu còn phê bình cô hiệu trưởng nói thì rất hay nhưng dài quá và có từ khó hiểu, như từ tầm nhìn…”.

Giáo viên cũng đồng tình với kết quả, khi lần đầu tiên có hiệu trưởng “thua” HS. Và HS đang làm chủ tịch HĐTQ trường trong suốt 3 năm qua, đến giờ trong cuộc họp vẫn rất thích nói “Tôi là sếp của bạn Dung”.

Ngoài câu chuyện lạ này, ngôi trường miền núi còn có những chuyện đáng kể khác…, xoay quanh những chữ “Tự”.

Sứ mệnh 6 chữ “Tự”

Khắp sân trường có khá nhiều khẩu hiệu, nhưng không có khẩu hiệu như nhiều nơi là “Tiên học lễ, hậu học văn”. Khẩu hiệu này hơi xa lạ với HS tiểu học – cô Dung giải thích.

Một tấm biển gây chú ý khi được treo ở tầm thấp, trên bức tường dẫn tới phòng hội đồng: “Học sinh của chúng tôi sẽ: Tự giác, Tự quản, Tự học, Tự đánh giá, Tự trọng, Tự tin”.

“6 chữ “Tự” này được cô Dung lấy ở mô hình trường tiểu học Việt Nam mới (VNEN). Khi về trường, tiếp nhận mô hình VNEN, cô Dung quan niệm để thành công phải xoay quanh cái trục là các “Tự”.

VNEN, hội đồng tự quản, trường học mới, học sinh lớp 3
Tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường

"Tự giác được xếp hàng đầu, bởi không ai có thể thành công được nếu không có ý thức tự giác tham gia việc riêng, việc chung. Mình làm cái gì cũng vì lợi ích. Trong lợi ích chung có lợi ích riêng. Khi tự giác làm vì lợi ích riêng, thì sẽ xây dựng được sự tự giác chung và có lợi ích chung cho tập thể”.

“Việc rèn sự tự giác cho HS có khó không, khi nhiều em được cha mẹ chăm sóc quá kỹ càng?”.

Với câu hỏi này, cô Dung cho biết: “Phải làm mẫu. Trường chúng tôi có phong trào làm mẫu từ những việc nhỏ nhất, như nhặt rác hay xếp hàng…”.

Cô Dung bổ sung thêm: “Trẻ con lâu nay có trò nhìn bài của nhau, chúng tôi giáo dục cho các em thế nào là tự giác trong làm bài. Những em chưa có tự giác cao, còn ỉ lại, chúng tôi mời phụ huynh dự các buổi sinh hoạt lớp để thấy các bạn đánh giá con mình như thế nào, từ đó có sự phối hợp giáo dục”.

Để học sinh làm chủ

Ngay từ tuần đầu tiên của năm học, trường đã có diễn đàn về tự giác và tự quản.

Sự tự giác cũng thể hiện ở nội quy, khi 100% HS được tham gia vào xây dựng nội quy của trường, của mỗi lớp.

Ngay cả HS lớp 1 cũng tham gia, các em không biết chữ thì vẽ điều mà mình cảm nhận.

“Thầy cô trường khác đến trường chúng tôi rất buồn cười với các khẩu hiệu an toàn giao thông. Không kẻ vẽ hô hào là phải thế nọ thế kia, khẩu hiệu an toàn giao thông trường tôi 100% do học sinh tạo nên, viết trên giấy, chúng tôi ép nhựa dán ngoài cổng trường”.

Mỗi HS viết một khẩu hiệu mà mình và bố mẹ sẽ thực hiện tốt.

“Bố mẹ ơi nhớ đội mũ bảo hiểm cho con sáng nay nhé”, “Nếu bố mẹ không đội mũ, con sẽ không đến trường”, “Bạn nào không đội mũ thì tớ sẽ phạt”, “Nếu thấy tàu đến đừng chạy”…..“Những khẩu hiệu này thể hiện trực giác của các em, đọc lên rất thật và cảm động vì gắn với đời sống.

VNEN, hội đồng tự quản, trường học mới, học sinh lớp 3
Cô hiệu trưởng Trần Thị Thùy Dung

Ngoài HĐTQ của lớp, trường Tiểu học Lê Ngọc Hân còn lập ra HĐTQ của trường – là hội đồng mà cô hiệu trưởng đã “thất bại” trong cuộc tranh cử vào vị trí chủ tịch.

HĐTQ trường gồm cả giáo viên, phụ huynh, học sinh và hiệu trưởng, họp giao ban hàng tháng. Một năng lực của các cá nhân làm “lãnh đạo” được nhà trường quan tâm là “năng lực đề xuất”.

HS thường xuyên đề xuất những hoạt động chung của lớp và của trường như: Tháng này tổ chức Lê Ngọc Hân Got Talent, tháng sau Liên hoan Tiếng hát cha mẹ học sinh…

Ban đầu, nhiều phu huynh có ý kiến rằng để HĐTQ thì HS tranh giành, “đấu” lẫn nhau để thể hiện quyền lực. Để không có tình trạng này, trường phải tập huấn kỹ cho HS.

Những chữ “Tự” khác

“Sự tự tin của học sinh là điều nhiều người nhắc tới khi nói về hiệu quả của mô hình VNEN, đặc biệt khi triển khai ở vùng dân tộc, nhưng tại sao trường lại xếp ở cuối cùng?”.

Trước thắc mắc này, cô Dung phân tích khi có có ngần đấy chữ “Tự” rồi, chắc chắn sẽ tự tin.

Cô Dung khẳng định “HS của tôi không chỉ tự tin mà còn đang làm chủ chính mình. Sự tự tin chỉ là hình thức, Tự chủ mới là điều quan trọng.

Các em nói, làm hoặc viết theo chính suy nghĩ của mình. Chúng tôi rèn giũa điều này ngay trong từng tiết học, bài kiểm tra”.

VNEN, hội đồng tự quản, trường học mới, học sinh lớp 3
Trường tiểu học Lê Ngọc Hân

Các bài kiểm tra định kỳ hay thường xuyên bao giờ cũng gắn với nội dung suy nghĩ của HS. Ví dụ, kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 4 có đề bài tả một đồ chơi theo như chương trình, trường bổ sung thành: “Em hãy tả đồ chơi mà em thích nhất. Nếu em không dùng nữa em sẽ làm gì?”.

Nếu không làm chủ chính mình mà cứ học theo những gì có trong tài liệu thì không bao giờ làm được. Đã có muôn vàn ý kiến đưa ra: Có em bảo cất đi, có em bảo giặt sạch đem tặng các bạn vùng cao.

Hay đề bài cho học sinh lớp 5: “Tả chiếc cặp là người bạn thân thiết nhất của em. Nếu em không dùng nữa em sẽ làm gì?”. Thế là trong một lớp xuất hiện 35 “sản phẩm” khác nhau: Em cất đi, em khâu vá lại, có em nói rằng mình trân trọng cái cặp đó nên sẽ dành cho một em họ nhà rất nghèo…

“Thế nên, HS của chúng tôi thành thói quen, suốt ngày đề xuất thưa cô phải làm cái nọ cái kia, theo em trường mình sang năm nên nuôi chim bồ câu, đi học chỗ nọ chỗ kia...”.

Cô Dung nói, còn 2 chữ nữa mà cô rất thích mà chưa kịp viết vào, đó là Tự nguyện và Đồng thuận.

“Tự giác chỉ là ý thức của bản thân thôi, còn sự tự nguyện lớn hơn nhiều. Hay với từ Đồng thuận, thì trước hết là đảm bảo sự đồng thuận trong lời nói và hành động của mình, sau đó là sự đồng thuận của cá nhân lan tỏa, mình với tập thể, cộng đồng” - cô Dung chia sẻ.

Chữ “Tự” của giáo viên Hướng xây dựng đội ngũ của trường là nhân rộng điển hình để buộc mọi người phải trưởng thành. Quan điểm của tôi là nếu như thầy cô nào không làm việc bằng chính sự tận tâm là tự đào thải mình. Trong đánh giá cũng có nội dung “Tự đào thải”. Giáo viên tự giác làm việc, trước hết vì lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân không phải là được tiền hay vật chất, mà là lợi ích danh dự. HS giỏi thì cô vui. Cô vui thì cả trường vui. Đó là lợi ích cá nhân đầu tiên, và lợi ích lâu dài.
Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết

TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (ngày 25/1/2025, tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Nhà điều hành Khu Công nghiệp Thăng Long, Chương trinh “Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2025” của tổ chức Công đoàn Thủ đô đã chính thức khởi động với hàng chục chuyến xe đưa 1.200 công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc trong các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội về quê đón Tết.
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sáng ngày 24/1 Công đoàn Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Tối 24/1, lãnh đạo huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam 2 (đóng tại xóm 6, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.

Tin khác

Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng

Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

(LĐTĐ) Theo thống kê của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, 6 khu công nghiệp trên địa bàn có 7.340 lao động thuộc 16 doanh nghiệp đăng ký làm việc trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, dịp cận Tết, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao...
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 13/1/2025 về triển khai công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2

Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2

(LĐTĐ) "Ngày hội việc làm" năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 8/2/2025 trên địa bàn huyện Hưng Nguyên với chủ đề “Kết nối, tư vấn việc làm, tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp VSIP Nghệ An".
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước

Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp gia nhập thị trường tiếp tục cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; tình hình xuất nhập khẩu và du lịch tiếp tục khởi sắc góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước trong quý 4/2024.
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ

Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ

(LĐTĐ) Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết cổ truyền, nên những ngày này đội quân làm dịch vụ vệ sinh nhà cửa luôn tất bật với một loạt công việc, cả có tên lẫn không tên. Mục đích cuối cùng, chạy đua cùng thời gian để gia chủ có ngôi nhà sạch sẽ, khang trang kịp đón năm mới.
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề

Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, và phải làm việc trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản, hoặc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. Như vậy, cá nhân sẽ không còn được đơn phương hành nghề như trước đây.
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động

Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trong năm 2024, lĩnh vực lao động, việc làm ước đạt và vượt các chỉ tiêu được giao. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 69%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ ước đạt 28,1%...
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng

TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Trong năm 2024, nhu cầu về mức lương làm việc của người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ở mức từ 5-10 triệu đồng/tháng chiếm 11,65%, trên 10-15 triệu đồng/tháng chiếm 41,15%, trên 15-20 triệu đồng/tháng chiếm 26,25%, trên 20 triệu đồng/tháng chiếm 19,89% tổng nhu cầu mức lương.
Xem thêm
Phiên bản di động