Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Nhiều vướng mắc cần được giải đáp
Bước vào giai đoạn ôn thi nước rút, học sinh lớp 12 cùng lúc phải đối diện với những áp lực đến từ nhiều phía. Làm thế nào để các em biết cách cân bằng, hài hòa giữa học tập và nghỉ ngơi, tránh mất phương hướng, động lực trong ôn luyện chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp là nội dung của sự kiện “Đồng hành cùng học sinh cuối cấp: Vững tâm lý, đón tương lai”, do Trường Đại học Thành Đô phối hợp với Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức.
Tại chương trình, nhiều học sinh lớp 12 chia sẻ rằng, các em gặp khá nhiều áp lực đến từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, bạn bè và cả mạng xã hội. Có học sinh cho biết, em có học lực không tốt nên rất băn khoăn để lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp. Cũng có học sinh đã chia sẻ về độ “vênh” giữa suy nghĩ của cha mẹ và con...
![]() |
Học sinh lớp 12 chia sẻ những băn khoăn, lo lắng trong giai đoạn học tập chuẩn bị thi cử căng thẳng. |
Em Vũ Trọng Nghĩa, học sinh Trường THPT Việt Hoàng chia sẻ, hiện nay học sinh đang chịu nhiều áp lực, trong đó có cả áp lực từ mạng xã hội tác động mạnh đến tâm lý. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của học sinh. Nghĩa băn khoăn, làm cách nào để học sinh có thể đối mặt và vượt qua được những áp lực đó.
Tương tự, em Nguyễn Hải Bình, bộc bạch: “Em tự nhận thấy em học ở mức trung bình khá nên rất băn khoăn không biết nên chọn trường ở tốp cao hay chọn trường ở tốp trung bình để hạn chế rủi ro?”.
PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo, chuyên gia giáo dục, Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô cho rằng, trong kỷ nguyên công nghệ số hiện nay, học sinh còn đứng trước áp lực rất lớn từ mạng xã hội. Mỗi ngày, các em được tiếp xúc, tiếp cận vô số thông tin trên mạng xã hội, ví như về con đường thành công của ai đó; về cách thức học tập để thi đạt điểm cao; về việc cần học nhiều hay không cần học để thành công; về các bộ phim chỉ thấy toàn thuận lợi…. Những thông tin đó ít nhiều làm học sinh bị rối, không biết mình phải bắt đầu từ đâu, phải đi theo hướng nào.
Cách nào để vượt qua áp lực?
Theo nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú (nguyên Trưởng ban Biên tập Báo Sinh viên Việt Nam, được biết đến với bút danh "anh Chánh Văn"), nỗi lo lắng thì thời nào cũng giống nhau và học sinh ở các nước khác nhau cũng đều mang nỗi lo lắng như nhau. Đó là nỗi lo của những người biết nghĩ. Các em cần bình tĩnh để đối mặt, tháo gỡ và nên nhớ rằng, nỗi lo chỉ có thể giải quyết khi dám bày tỏ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, chuyên gia...
Ở góc nhìn tâm lý, ông Hoàng Anh Tú khuyên các bạn trẻ cần đặt lòng tin vào bản thân để tăng sức đề kháng khi đối diện với "thành công lý tưởng" của người khác. Việc tin vào bản thân là điều tưởng chừng nhỏ, nhưng không phải ai cũng làm được. Nếu không tin vào bản thân thì cũng đồng nghĩa với việc không "tử tế" với bản thân và rất khó đến được với thành công.
![]() |
Các chuyên gia giải đáp, chia sẻ với những băn khoăn của học sinh. |
Cuộc sống là một hành trình học tập. Sự thành công đôi khi đến từ những thói quen nhỏ bé, có thể là một cuốn sổ để ghi chép kiến thức, ghi chép tâm sự của bản thân... Chừng nào còn tin vào bản thân, chừng nào còn nỗ lực thì thành công sẽ đến.
Chuyên gia tư vấn - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Vinamont Nguyễn Phương Chi cho rằng, ngoài niềm tin vào bản thân, mỗi người cần có góc nhìn rộng mở hơn với những thành công của người xung quanh. Khi bản thân cởi mở hơn thì cũng đồng nghĩa với việc mở rộng ra cơ hội hợp tác, kết nối với nhau.
"Trong bất cứ công việc nào chúng ta cũng cần đo lường lại để xem bản thân cần bổ sung thêm điều gì, cải tiến những bước nào để hành trình tương lai tốt hơn. Nếu bạn không nhìn ra, thì hãy nhờ người thân cận nhất với mình để cho những góp ý, sẻ chia... Chúng ta hãy làm một phiên bản tốt hơn của bản thân, ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua" - bà Nguyễn Phương Chi chia sẻ.
Theo PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô: Để giảm áp lực tâm lý cho học sinh, trong giai đoạn ôn thi nước rút, phụ huynh và nhà trường nên quan tâm giải quyết vấn đề từ gốc rễ bằng việc động viên, chia sẻ khó khăn mà học sinh đang gặp phải trong quá trình học tập, ôn luyện.
![]() |
Sự kiện “Đồng hành cùng học sinh cuối cấp: Vững tâm lý, đón tương lai”, do Trường Đại học Thành Đô phối hợp với Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã thu hút sự quan tâm của đông đảo phụ huynh và học sinh. |
“Cùng với nhà trường, phụ huynh nên là hậu phương vững chắc, chia sẻ và lắng nghe nhiều hơn thay vì thúc giục, đặt kỳ vọng cao và đòi hỏi quá sức với con em mình. Đừng can thiệp quá sâu vào việc ôn luyện của con hay tạo áp lực trong chọn trường, chọn nghề, mà phụ huynh nên quan tâm, chăm sóc chế độ dinh dưỡng; khuyến khích con vận động thể thao để tăng cường thể lực, giảm căng thẳng và khuyên các em nên sắp xếp cân bằng giữa học tập, nghỉ ngơi để bản thân luôn trong trạng thái tràn đầy năng lượng”, PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo nhấn mạnh.
Các chuyên gia cũng chia sẻ, mỗi người sẽ giỏi ở một lĩnh vực nào đó. Đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp, các em học sinh hãy khoanh lại các lĩnh vực phù hợp với thế mạnh của mình từ đó chọn ra được một ngành học phù hợp. Việc lựa chọn ngành, nghề mình yêu thích và có năng lực sẽ tốt hơn chạy theo những điều viển vông. Sau khi xác định được lĩnh vực của mình thì sẽ chọn trường theo những yếu tố gần nhà, chất lượng đào tạo, đúng với định hướng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn
Tin khác

Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4
Giáo dục 15/04/2025 11:21

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ
Giáo dục 14/04/2025 22:27

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 14/04/2025 22:26

Chương trình 9+: Cơ hội thứ 2 cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
Giáo dục 14/04/2025 22:05

Sân chơi hấp dẫn dành cho học sinh đam mê âm nhạc
Giáo dục 14/04/2025 21:02

37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội
Giáo dục 14/04/2025 13:49

Tăng cường giải pháp hỗ trợ học sinh sau kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng
Giáo dục 13/04/2025 22:56

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai
Longform 13/04/2025 17:12

Học sinh thử tài thiết kế thành phố và cộng đồng bền vững
Giáo dục 13/04/2025 08:25

Năm học 2025 - 2026, Hà Nội tăng 14 lớp chuyên với gần 500 chỉ tiêu
Giáo dục 13/04/2025 06:05