-->
Hệ thống giáo dục mầm non tư thục:

Có giám sát... mới thấy còn bất cập

Qua giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn huyện Thanh Trì và quận Hai Bà Trưng của Ban Văn hóa Xã hội HĐND TP Hà Nội cho thấy, những năm gần đây, do nhu cầu thực tế gửi trẻ của người dân lớn đã dẫn đến quy mô phát triển của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tăng nhanh vì vậy đòi hỏi phải nâng cao chất lượng quản lý hoạt động này.
co giam sat moi thay con bat cap Yêu cầu sửa quy định về điều kiện thành lập trường mầm non tư thục.
co giam sat moi thay con bat cap Công nhân không gửi con vào nhóm trẻ gia đình thì gửi ở đâu?

Loại hình mầm non tư thục tăng nhanh

Tiếp tục chương trình giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2015 đến nay, ngày 4/4, Đoàn giám sát của Ban Văn hóa Xã hội HĐND TP Hà Nội do Trưởng Ban Trần Thế Cương làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát tại huyện Thanh Trì và quận Hai Bà Trưng.

Bà Trần Thị Thu Hà - Phó Trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo quận cho biết: Toàn quận có 28 trường mầm non, mẫu giáo ngoài công lập và 86 nhóm lớp độc lập tư thục, với tổng số 8.599 học sinh và 1.605 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Về cơ sở vật chất, đa số cơ sở mầm non tư thục tại quận gặp khó khăn trong việc quy hoạch sân chơi ngoài trời, nhất là diện tích sân cỏ để trẻ được hoạt động, phát triển thể chất.

co giam sat moi thay con bat cap
Cô giáo cho trẻ ăn tại Nhóm lớp mầm non tư thục Quỳnh Trang, quận Hai Bà Trưng.

Trong công tác quản lý, một số cơ sở thường xuyên thay đổi cán bộ quản lý, địa điểm hoạt động, giải thể, thành lập các cơ sở khác nhau trên địa bàn… Theo bà Trần Thị Thu Hà, sự phát triển nhanh của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập là do nhu cầu thực tế gửi trẻ của người dân lớn, trong khi hệ thống trường công lập chưa đáp ứng được yêu cầu.

Là xã có địa bàn rộng, dân số đông với số lượng trẻ lớp tư thục lớn nhất huyện Thanh Trì (3 trường, 26 nhóm lớp), ông Lưu Đình Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Tả Thanh Oai phản ánh: Xã có 2 trường công lập thì chỉ giải quyết được 1/3 nhu cầu gửi trẻ, do vậy để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh, những năm gần đây, trên địa bàn xã có nhiều cơ sở mầm non tư thục được thành lập.

Đến nay, đã có 3 trường, 26 nhóm lớp tư thục, tập trung ở khu đô thị Đại Thanh. Hầu hết các nhóm lớp đều phải đi thuê nhà để làm cơ sở đã gây áp lực lớn cho các chủ nhóm lớp, vì phải thuê nhà giá cao, nên dễ thay đổi, chuyển nhượng khi chủ nhóm không đáp ứng được, khiến phụ huynh không yên tâm.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Phó Trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì, khó khăn nhất hiện nay với huyện lại là quy mô phát triển của loại hình mầm non tư thục tăng nhanh (từ 34 trường, nhóm lớp tư thục được cấp phép năm 2014 đến nay đã tăng lên 145 cơ sở), trong khi nhiều nhóm lớp nhỏ lẻ, điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng việc thành lập trường mầm non.

Bên cạnh đó, nhân sự các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục thường xuyên biến động, nên công tác quản lý của các cấp gặp khó khăn, nhất là việc bồi dưỡng, chuyên môn cho giáo viên. Ngoài ra, việc thực hiện các quy định pháp luật đối với chủ các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục còn hạn chế, đặc biệt trong việc tham gia đóng BHXH cho giáo viên, nhân viên.

Cần nâng cao chất lượng quản lý

Bà Trần Thị Thu Hà - Phó Trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo quận Hai Bà Trưng cho biết, khó khăn lớn nhất trong hoạt động giáo dục mầm non ngoài công lập tại quận là đội ngũ cán bộ chuyên trách của Phòng Giáo dục và đào tạo mỏng trong khi số cơ sở giáo dục trên địa bàn tương đối lớn, không ổn định, thường xuyên biến động; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngoài công lập cũng thường xuyên thay đổi.

Đặc biệt, kinh nghiệm giáo viên nhiều cơ sở ngoài công lập chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới, ứng dụng phương pháp giáo dục hiện đại; nhiều cơ sở chưa quan tâm bồi dưỡng đội ngũ nên chất lượng, hiệu quả chưa cao. Cán bộ quản lý ngoài công lập thì chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và triển khai văn bản chỉ đạo của các cấp.

Từ thực tế, bà Hà cho rằng, cần thiết bổ sung một số thủ tục thực hiện việc chuyển đổi miễn nhiệm hiệu trưởng, chuyển địa điểm, mở rộng quy mô nhóm lớp, yêu cầu chủ nhóm lớp phải có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên. Như vậy mới có thể góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Vũ Văn Hoạt cũng cho biết, trong điều kiện dân số rất đông và di chuyển dân cư cơ học lớn thì sự phát triển của các trường ngoài công lập tại quận đã có vai trò quan trọng trong việc xã hội hóa, đáp ứng được trên 40% nhu cầu gửi trẻ của người dân.

Tuy nhiên, theo ông Hoạt, trong hoạt động của mạng lưới mầm non, mẫu giáo ngoài công lập vẫn còn rất nhiều tồn tại, mà tới đây quận và các phường sẽ siết chặt hơn nữa việc quản lý các cơ sở trong việc chấp hành quy định pháp luật; quan tâm để có sự bình đẳng về quyền lợi cho giáo viên, học sinh giữa hai khu vực công lập và ngoài công lập, đồng thời tích cực phối hợp với các sở tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Từ khảo sát thực tế và lắng nghe ý kiến của đại diện các địa phương, Đoàn giám sát nhận định, bên cạnh những nỗ lực mà các địa phương đã làm được, vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lý hoạt động giáo dục mầm non, mẫu giáo. Trong đó có những điểm nổi bật là vẫn còn nhiều nhóm lớp nhỏ lẻ, điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo điều kiện để thành lập trường, thiếu sân chơi cho trẻ, một số nhóm lớp có số trẻ vượt quy định; các chủ nhóm, chủ trường thường xuyên thay đổi, đội ngũ giáo viên không ổn định... “Trên cơ sở thực thế khảo sát và những kiến nghị của địa phương là căn cứ để Ban tham mưu HĐND Thành phố có những quyết sách phù hợp thực tế” - Trưởng Ban Văn hóa Xã hội HĐND Thành phố Trần Thế Cương khẳng định.

Theo ông Trần Thế Cương, thời gian tới, huyện Thanh Trì và quận Hai Bà Trưng cần quan tâm hơn nữa tới việc kiểm tra, rà soát các điều kiện đảm bảo sinh hoạt cho các cơ sở này như: Phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm, chế độ cho giáo viên, học sinh theo quy định… Đồng thời, cần tăng cường chức năng giám sát của HĐND cấp huyện, cấp xã (phường); chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập huấn cho giáo viên, nhân viên; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý; phát huy vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư với hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, cấp tiểu học thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng việc dạy học ngoại ngữ, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Khát vọng tuổi trẻ

Khát vọng tuổi trẻ

(LĐTĐ) Với ý chí quyết tâm vươn lên, không ngừng rèn luyện bản thân, biết bao bạn trẻ ngày nay đang nỗ lực trở thành công dân có trách nhiệm, sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, góp phần xây dựng một Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tăng cường quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, bao gồm trường có vốn đầu tư nước ngoài...
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Về một trong những nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2024 - 2025 cấp Trung học phổ thông (THPT), ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đề nghị các nhà trường tăng cường giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12, quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp THPT, cố gắng lọt tốp 10 địa phương có kết quả thi tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống, kịp thời quan tâm, động viên, chia sẻ với những khó khăn của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) và học sinh.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

(LĐTĐ) Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Trường Phổ thông Dewey Dương Kinh (Hải Phòng) đã chính thức nhận được Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ Viện Tiêu chuẩn Anh quốc (BSI), tiên phong mở ra bước tiến mới cho chất lượng bữa ăn của trường học Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động